Câu chuyện về Vivian Maier

  1. Nghệ thuật

Vivian Maier khi còn sống chỉ là một nữ giúp việc vô danh. Sinh năm 1926 trong gia đình bố người Áo và mẹ người Pháp. Năm 30 tuổi, bà đến Chicago và làm nghề giúp việc suốt 40 năm. Bà hay ra phố khi được nghỉ với chiếc máy ảnh chụp bằng phim Rolleiflex và đã chụp một lượng ảnh khổng lồ về cuộc sống xã hội đô thị Mỹ sung túc, giàu có và cuồng say hưởng thụ bấy giờ. Một điều lạ lùng là khoảng 150 ngàn tấm phim âm bản do bà chụp, bà chưa từng được xem tấm nào, trong đó có cả ảnh chân dung tự chụp.

Năm 2007, thùng chứa phim được một thương nhân eBay và cũng là môi giới bất động sản - John Maloof 29 tuổi - mua từ tủ chứa đồ bị tịch thu do người thuê chỗ không trả tiền (Vivian vào lúc già yếu, rất đáng thương, không còn khả năng trang trải chi phí thuê chỗ ở và chứa các thùng phim). Ông sửng sốt khi tráng phim, phát hiện ra một kho báu. Tìm mọi cách để liên lạc tác giả nhưng vô vọng, không có một dấu vết hay bút tích bà để lại, ngoài một lần xuất hiện chữ "Vivian Maier" trên một hộp phim lẫn lộn nào đó. Ông công bố những tác phẩm ảnh đặc biệt ấy lên Flickr bất ngờ tạo nên cơn sốt trong giới nhiếp ảnh và sưu tập. John nghe ngóng thêm thông tin và tìm cho được Maier, nhưng bà đã qua đời.

Thứ Sáu ngày 7 tháng 01 năm 2011, Vivian có triển lãm ảnh ở Trung Tâm Văn Hoá Chicago. Nhưng Vivian Maier đã qua đời năm 2009, thọ 83 tuổi. Thương nhân John Maloof cùng các bạn của anh, đã làm mọi cách từ triển lãm, in sách, website, facebook, dựng cả một bộ phim tư liệu để đưa câu chuyện và hình ảnh do Vivian chụp đến với công chúng. Mà, chính John Maloof cũng từng choáng ngợp không tin điều gì đã xảy đến với anh như vậy.

Người Pháp gọi bà là người huyền bí (Le mystère Maier); người Mỹ gọi bà là nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi bật nhất của thế kỷ 20; với đông đảo người thích chụp ảnh và xem ảnh, bà là một biểu tượng của nghệ thuật nhiếp ảnh đường phố. Người ta sánh bà với những bậc thầy Henri Cartier-Bresson, Robert Frank hay Diane Arbus vì kho ảnh tuyệt vời về đời sống và đường phố New York, Chicago, Pháp, Canada, kho tư liệu quý của bức tranh trào lưu nhân sinh, gồm các thời khắc làm nên linh hồn các thành phố ấy nửa cuối thế kỷ 20 do bà chụp.​

Ảnh của bà là một bức tranh khổng lồ xã hội Mỹ khi đó, những thời khắc làm nên linh hồn của các thành phố lớn, những khuôn mặt con người đang sống muôn hình vạn trạng. Xem ảnh của bà, chúng ta sẽ nhận ra những kinh thành ánh sáng, những cảnh giới quý tộc mua sắm tiêu thụ, nhộn nhịp ở rạp hát hay nhà hàng, những toà nhà rực sáng ánh đèn... được đánh giá rất cao. Nhưng, những ánh mắt dừng lại lâu giờ hơn, dành nhiều lời khen ngợi hơn, lắng đọng nhiều hơn... lại dành cho những bức ảnh lột tả thành phần bất lực sống bên lề xã hội, là những con người cần được sống, người Mỹ gốc Phi, trẻ con, người già, người bệnh tật, người nghèo.​

Với chiếc Medium Rolleiflex, bà đeo máy ngang ngực, đặt nó ngang ngực để chụp mà không cần đưa ống kính lên ngang tầm mắt, người được chụp không cảm thấy bị chụp. Dáng dấp của một người giúp việc bình dị dễ hoà lẫn trong đám đông, không ai để ý và cũng chẳng ai phải "diễn" trước mặt bà. Maier nhìn trực tiếp vào đối tượng, nhiều khung ảnh cho thấy cả đối tượng cũng nhìn trực diện, ấn tượng mạnh mẽ.

VM19XXW04205VM1953W03396VM1954W00106-05-MCVM1954W02936-11-MCVM1978K04616-11-MCVM1980-88K05882-22-MC


Vivian Maier - từ nhiếp ảnh đường phố đến nhiếp ảnh hiện sinh

Tồn tại và sở hữu (être & avoir), huyền nhiệm của hữu thể (le mystère de l'être), hữu thể và hư vô (l'être et le néant)... là những tư tưởng triết học hiện sinh thống trị tư tưởng phương Tây, đương thời Vivian Maier. Đó là giai đoạn con người chuẩn bị vượt qua giai đoạn duy lý khép kín, nhốt mình với chính mình và tha nhân, để trở thành con người được trải nghiệm làm người, với chính mình, với người khác, trong một xã hội.

Cái mà người chụp ảnh "nhìn & thấy" khi đó được hiểu là cái đối tượng ở trước tôi, cái mà tôi nhìn với tư cách là một quan sát viên, nhưng mặt khác đó cũng là cái mà tôi dấn thân vào. Tự bản chất, không có cái ngoài tôi tách biệt, tôi là họ, họ là tôi. Con người của triết lý thế kỷ 20 được diễn tả như người lữ hành (homor viator) không đơn độc, người ta thực sự là người khi đối diện và dấn thân với người khác. Ảnh của Maier được nhớ, được in sâu tâm trí, và bùng nổ trong giới, là những khung ảnh nói lên điều đó. Nơi người cùng khổ hay quý phái, yếu đuối hay mạnh mẽ, bị kịch hay hài kịch, đói khát và no thoả... trong bối cảnh cụ thể, Maier cảm nhận được chính mình trong đó.​

46007490_2062564517144231_2900080536665980928_n46096506_2062564143810935_2921768961869611008_n46154965_2062565380477478_8059641362284281856_n


Ở Pháp, quê mẹ Vivian Maier, trào lưu hiện sinh của J.P. Sartre khuấy đảo với ý thức tự do. Một tự do càng tuyệt đối và bất khả giản lược mà nó biết từ bẩm sinh là phải thoả hiệp và bị ném vào cõi trần gian dày đặc và mù mịt này. Kẻ nào từ khước đảm nhiệm tự do của mình và chạy trốn trách nhiệm thì bị buộc hành xử như một người máy - một sự vật giữa những sự vật. Ở Mỹ, cách mạng công nghiệp phát triển, trào lưu hưởng thụ và văn minh vật chất, hiện hữu và hư vô, lung linh và bất lực của các thân phận làm người. Maier hơn ai hết, lớn lên và cảm nhận, hơn cảm nhận, chính bà sống cuộc đời chính bà như thế: khẳng định ý thức tự do, bản lãnh và quyền được sống xứng đáng. Ảnh của bà như thế.

Những khung hình, một sự mãnh liệt, giằng co của xã hội đời sống: một mặt sung túc hưởng thụ và mặt kia là hình ảnh bên lề thân phận bị xã hội bỏ rơi. Giống như thân phận bi đát của bà khi về già, người ta thường thấy bà ngồi ở ghế đá công viên, ăn đồ hộp, ông chủ garage giải tán nhà kho bán đổ bán tháo mà chính ông cũng không biết sự hiện hữu của mấy thùng chứa phim kia, vì bà không có tiền trả... sống không chỗ gối đầu, không người thân thiết huyết tộc, bị ngã và ra đi vĩnh viễn.

20 thùng phim, 150.000 tấm ảnh, nếu bàn về cái đam mê và hưởng thụ chụp ảnh, có lẽ bà chỉ cảm nhận từng khoảnh khắc trong khoảng thời gian màn trập mở ra rồi đóng lại. Tất cả phim bà chụp đều chưa tráng cho đến khi người ta tìm thấy.​

Người ta nói, Vivian Maier mãi còn là những bí ẩn, và luôn là đề tài thú vị cho giới nhiếp ảnh.

———

Chúng ta có thể tạm dừng việc ngẫm về đời một nhiếp ảnh gia kỳ lạ bằng cách mượn lại câu cuối đời của Einstein, khi ông được hỏi có muốn phẩu thuật để hy vọng kéo dài thêm sự sống không, ông bảo: "Tôi đã xong phần việc của mình. Đã đến lúc đi rồi."

Vivian Maier, nhiều người tiếc nuối, rằng phải chi người ta phát hiện ra bà sớm hơn, hay phải chi bà có thêm một chút điều kiện nào đó, và phải chi bà có thể sống thêm ít năm trong vinh quang trần thế ban tặng vì thùng phim chưa tráng của mình. Có lẽ, như 83 năm sống trên mảnh đất trần gian này thế nào, thì bà cũng ra đi lặng lẽ như thế "tôi đã xong phần việc của mình."

Hãy cùng xem các tác phẩm của Vivian tại :

Bài viết dẫn lại nguồn từ FB :

https://www.facebook.com/pg/retrovn/photos/?tab=album&album_id=2062564093810940

Từ khóa: 

nhiếp ảnh

,

vivian maier

,

nhiếp ảnh gia

,

nghệ thuật

Tấm seo-fì thật là đỉnh cao. Thời này cũng chưa sánh bằng ng từ thời phim đen trắng, cách nay mấy chục năm 👍😱👌

Trả lời

Tấm seo-fì thật là đỉnh cao. Thời này cũng chưa sánh bằng ng từ thời phim đen trắng, cách nay mấy chục năm 👍😱👌