Câu chuyện hai con cá sấu và vai trò của việc hiểu rõ bản thân
Mình xin phép được bắt đầu bằng một mẩu truyện ngắn mà chắc hẳn nhiều bạn đã từng nghe qua rồi.
Ở đầm lầy kia có hai con cá sấu. Một con mới trưởng thành, trẻ và năng động, rất nỗ lực săn mồi mỗi ngày để phát triển. Một con cá sấu to lớn nhưng đã già, lúc nào cũng lim dim đôi mắt, nổi bồng bềnh tận hưởng trên mặt nước một cách lười biếng.
Con cá sấu non hơn có vẻ bất mãn. Nó rất chăm chỉ kiếm ăn, thể hiện sức mạnh bằng việc săn mồi. Mỗi ngày nó phải kiếm được hàng chục bữa ăn. Hà cớ gì mà con cá sấu già lười biếng kia lại tự cho nó là bá chủ?
Một ngày như mọi ngày, con cá sấu trẻ hừng hực năng lượng kiếm ăn. Hôm nay nó đã kiếm được cả tá cá trê, con nào con nấy béo mẫm để cho vào bụng. Ngoảnh sang phía con cá sấu già, nó thấy thủ lĩnh đầm lầy đang thả trôi im ru trên mặt nước gần bờ, chỉ lộ hai con mắt lim dim. “Ông ta vẫn nằm im và lười biếng như vậy!” - nó nghĩ bụng. Bơi lại gần con cá sấu già, nó buông lời chế giễu: “Hôm nay ông đã kiếm được những món gì ngon lành rồi? Tôi đã ăn một bụng đầy cá trê béo, có cần tôi bắt cho ông vài con không?”. Con cá sấu già không trả lời. Nó tảng lờ như không nghe thấy những lời chế nhạo của con cá sấu non. Con cá sấu non càng tức tối tợn, cảm thấy mình bị coi thường. Nó quyết tâm phải nỗ lực đi săn hơn nữa để thể hiện sức mạnh của mình. Đến chập tối, con cá sấu non loay hoay bắt được thêm vài con cò. Nó nghĩ vậy là đủ rồi. Nó đã kiếm ăn cả ngày và giờ bụng đã no. Nó có thể nghỉ ngơi rồi. Nó liền nằm ườn ra, nổi lềnh phềnh trên mặt nước và quan sát con cá sấu già.
Lúc đó, bên mé sông lấp ló một chú trâu rừng ở đâu lại làm miếng nước. Lần đầu tiên trong ngày, con cá sấu già chậm chạp chuyển mình. Nó lặng lẽ và im ru tiến lại gần con mồi, nhanh như chớp vọt lên khỏi mặt nước ngoạm chặt lấy cổ con trâu già và kéo xuống nước. Con trâu không kịp phản ứng. Nó vùng vẫy nhẹ rồi im hẳn. Con cá sấu già lúc này lặng lẽ chậm rãi tận hưởng bữa ăn thịnh soạn cuối ngày của nó.
Con cá sấu non bị sốc. Nó tiến lại gần vị thủ lĩnh đầm lầy của nó và lắp bắp hỏi: “Tại sao... tại sao ông làm được như vậy? Có thể chỉ cho tôi được không?”
Con cá sấu già dừng nhấm nháp bữa ăn của nó một lúc và trả lời: “Ta chẳng làm gì cả!”
_________
Câu chuyện hai con cá sấu là minh hoạ của hai kiểu người.
- Kiểu 1: Làm rất nhiều, dành rất nhiều thời gian và năng lượng để làm càng nhiều càng tốt. Và nghĩ là làm càng nhiều càng đem lại nhiều kết quả.
- Kiểu 2: Không làm nhiều, làm rất ít, nhưng chất lượng, một khi đã làm là sẽ cho kết quả vượt mong đợi và bằng hoặc hơn cả kết quả đem lại của kiểu người thứ 1.
Nhiều người cho rằng kiểu 1 mới hữu dụng. Phải làm nhiều lên, nhiều vào, ra kết quả chưa quá tốt cũng được, nhưng kết quả sẽ thấy ngay. Đây là những người đề cao những giá trị ngắn hạn, thấy liền trước mắt.
Một số người thì theo chủ nghĩa làm việc như kiểu 2. Đừng làm việc chăm chỉ, mà hãy làm việc hiệu quả. Kết quả từ từ mới thấy cũng được, nhưng một phát là bằng cả năm người cộng lại. Vượt bậc, vượt chỉ tiêu, vượt mong đợi. Đây là kiểu người tập trung cho dài hạn, những giá trị lâu dài.
Như vậy làm việc theo kiểu nào thì tốt hơn? Thực tế thì một đầm lầy luôn cần sự hiện diện của cả hai con, cá sấu non lẫn cá sấu già. Cũng như vậy một doanh nghiệp luôn cần cả hai nhóm người kiểu 1 và kiểu 2. Mọi doanh nghiệp đều cần thực hiện những công việc đem lại giá trị ngắn hạn lẫn dài hạn. Cơ bản là cấp quản lý cần biết dụng người. Đâu là người ta nên sử dụng để đem lại kết quả thật nhanh? Đâu là người ta có thể chờ và để thời gian cho họ từ từ thể hiện và đem lại những giá trị lớn phục vụ những mục tiêu dài hạn?
Còn ở góc độ cá nhân, một người nên làm việc theo kiểu 1 hay kiểu 2? Đấy là tuỳ ở bạn. Bây giờ nhan nhản những tiêu đề đại loại: “Hãy làm việc hiệu quả, đừng làm việc chăm chỉ! Chăm có khúc, lười có lúc! Sức mạnh của sự nhàn rỗi!” Hoặc có thể bạn lại đọc được những quan điểm ngược lại: “Tuổi trẻ hãy làm việc thật nhiều! Đừng đi muộn về sớm! Làm 8 tiếng một ngày là quá ít! Đừng về trước 7h!”. Vậy thì biết nghe theo ai? Câu trả lời là hãy nghe theo bản thân.
Bạn thích làm việc kiểu nào? Bạn phù hợp với phong cách gì? Tố chất của bạn là thế nào? Bạn là kiểu ưa thích sự bận rộn, muốn làm việc để ra kết quả thật nhanh, thích nhìn thấy thành quả của bản thân thật nhanh chóng và như thế bạn sẽ cảm thấy hài lòng và thoả mãn? Vậy bạn hãy cứ làm việc như vậy thôi!
Còn bạn là kiểu không thể làm việc một cách dồn dập, bạn thích có không gian và thời gian để thể hiện, bạn chậm mà chắc. Vậy thì đừng cố để làm mọi thứ thật nhanh. Hoặc nếu có thì chỉ tuỳ thời điểm. Đừng nhìn người khác về lúc 9h tối thì nghĩ rằng bạn không thể đứng lên và ra về lúc 6h chiều. Họ không phải bạn!
Chung quy lại là gì, ở đời quan trọng nhất là hiểu rõ bản thân. Thế mạnh của mình ra sao, tố chất của mình thế nào, đừng nhìn người khác để vẽ nên một khuôn khổ cho mình. Giống như con cá sấu non, đừng nhìn thấy con cá sấu già có miếng mồi to và ngon mỗi cuối ngày mà bắt chước nó nằm lười biếng cả ngày để chờ hai con trâu cùng lại uống nước. Như vậy con sấu non sẽ bỏ lỡ cả tá cá trê béo và mấy con cò ngon, cũng như chẳng có con trâu nào thấy con còn lại tới uống nước mà chết, lại dám bẻn mảng tới uống nước cùng lúc đó.
câu chuyện cá sấu
,hiểu rõ bản thân
,thấu hiểu bản thân
,phong cách sống
Bạn là ng kiểu nào đã được nói rõ trong câu chuyện rồi. Bạn là người mới ra trường thì hẳn bạn phải là con sấu non rồi, chưa có kỹ năng thì không thể bắt đc trâu mà chỉ là đc mấy việc nhỏ như bắt trê bắt cò. Chưa có đủ uy tín để có thể nằm ỳ ra đó cả ngày mà chờ công việc đến để giải quyết một lần mà không bị cấp trên "hỏi thăm". Chưa đủ kinh nghiệm để thấy trước được công việc sắp tới sẽ như thế nào và có thể giải quyết được hay không. Vì vậy, sấu non cần phải rất cố gắng đi săn để rèn luyện kỹ năng. Tích cóp kinh nghiệm từ lớp người đi trước. Đừng ngựa non háu đá như chàng sấu non mà phải có phen ê mặt. Khi đủ độ cứng, đủ kinh nghiệm, đủ kỹ năng, đủ tuổi đời thì lúc đó có thể thay thế vị trí sấu già để làm bá chủ khu đầm lầy.
Tuổi trẻ nào cũng năng động nhưng càng có tuổi thì hầu như ai cũng càng điềm đạm dần thôi. Ai cũng là sấu non và từ từ cũng thành sấu già. Trừ mấy ông già trc tuổi và mấy ông không chịu già nhé 🤣🤣
Nguyễn Quang Vinh
Bạn là ng kiểu nào đã được nói rõ trong câu chuyện rồi. Bạn là người mới ra trường thì hẳn bạn phải là con sấu non rồi, chưa có kỹ năng thì không thể bắt đc trâu mà chỉ là đc mấy việc nhỏ như bắt trê bắt cò. Chưa có đủ uy tín để có thể nằm ỳ ra đó cả ngày mà chờ công việc đến để giải quyết một lần mà không bị cấp trên "hỏi thăm". Chưa đủ kinh nghiệm để thấy trước được công việc sắp tới sẽ như thế nào và có thể giải quyết được hay không. Vì vậy, sấu non cần phải rất cố gắng đi săn để rèn luyện kỹ năng. Tích cóp kinh nghiệm từ lớp người đi trước. Đừng ngựa non háu đá như chàng sấu non mà phải có phen ê mặt. Khi đủ độ cứng, đủ kinh nghiệm, đủ kỹ năng, đủ tuổi đời thì lúc đó có thể thay thế vị trí sấu già để làm bá chủ khu đầm lầy.
Tuổi trẻ nào cũng năng động nhưng càng có tuổi thì hầu như ai cũng càng điềm đạm dần thôi. Ai cũng là sấu non và từ từ cũng thành sấu già. Trừ mấy ông già trc tuổi và mấy ông không chịu già nhé 🤣🤣
Chiến Con
Lê Thành Lâm
Nhưng nếu con cá sấu non chịu bình tĩnh một chút, chịu quan sát một chút thì nó hoàn toàn có thể học được kĩ năng tóm lấy trâu nhanh chóng mà nhỉ? :D