Câu chuyện ấn tượng nhất bạn từng được nghe từ một người thương binh/liệt sỹ là gì?

  1. Phong cách sống

Ảnh: Sưu tầm

Nếu gia đình bạn nào ông bà bố mẹ có truyền thống người lính, chắc sẽ được nghe nhiều về chiến tranh, về những đau thương mà nó gây ra, và cả những câu chuyện về con người trong cuộc chiến.

Cả ông ngoại, ông nội và bố mình đều là những người lính đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Ông ngoại mình thì đã mất, nhưng còn để lại một tập nhật ký ghi lại hành trình tham gia chiến sự và những câu chuyện kì lạ mà ông và đồng đội của mình đã gặp. Ông nội đến giờ gần 100 tuổi, nhưng đã sống chung với một mảnh đạn găm trong đầu hơn 50 năm rồi. Còn bố mình thì bị điếc một bên tai vì nấp ở vị trí quá gần nơi bom nổ.

Những câu chuyện mình biết, mình sẽ trả lời ở dưới ngay tại câu hỏi này. Nhưng còn mọi người thì sao?

Gia đình của bạn có ai là thương binh/liệt sỹ không?

Câu chuyện nào bạn được nghe về họ, hay từ họ về chiến tranh, về tinh thần người lính, đồng đội hay bất cứ điều gì mà bạn cảm thấy ấn tượng nhất?

Bạn có học hỏi được điều gì từ những câu chuyện đó của họ không?

Từ khóa: 

thương binh liệt sỹ

,

câu chuyện ấn tượng

,

tinh thần người lính

,

phong cách sống

Bác ruột mình là liệt sỹ hy sinh tại Kontum trong trận tập kích Ngọc Cung Giao của tiểu đoàn đặc công 20 năm 1968, bác hy sinh khi bác vừa tròn 20 tuổi. Không may mắn hơn nữa bác mình là liệt sỹ vô danh. Gia đình mình có cố gắng đi tìm mộ của bác mình nhưng đều vô vọng. Năm nay là tròn 50 năm ngày bác mình mất, gia đình mình quyết tâm đi tìm mộ bác 1 lần nữa. Nhờ phương tiện truyền thông rồi thông tin liên lạc gia đình mình có xác định được khu vực bác mình chiến đấu và hy sinh, nó là 1 quả đồi rộng 30.000 ha. Công việc tìm kiếm vô cùng khó khăn, rồi gđ liên lạc được với 1 vài người đồng đội của bác trong đó có bác Nguyễn Trọng Kính là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đặc công 20 người trực tiếp chỉ huy trận đánh cùng 03 người đồng đội khác. Các bác đã những người bước ra từ bom đạn dù có tuổi vẫn rắn rỏi vẫn hừng hực khí chất của những người lính cụ Hồ. Các bác có về thăm gia đình mình vì việc tìm kiếm bác ruột mình gần như là vô vọng, trong trận chiến đó có 18 đồng chí hy sinh thì tất cả đều không tìm thấy hài cốt. Các bác về thăm và trao lại một số kỷ vật, kỷ niệm chương bác mình, một phần nào gia đình mình cũng được an ủi. Trong lễ truy điệu người đồng đội còn sống chia sẻ những câu chuyện về những người đồng đội đã hy sinh trong nghẹn ngào nước mắt. Những câu chuyện mà mình nghĩ trong thời bình này chỉ có những người phi thường mới làm được điều đó, ý chí chiến đấu tình thần yêu nước. Gần 05 ngày ròng không được ăn chỉ uống. Khi kết thúc trận đánh quần áo rách tơi tả còn phải lấy dây chuối buộc quần vì không mặc vừa quần, vì đói quá hái xoan rừng ăn rồi bị nạo ruột 10 đồng chí hy sinh :( Có những hy sinh đớn đau đến thế. Giờ thì bác là niềm tự hào của gia đình tớ, cũng như bao liệt sỹ trên đất nước Việt Nam này là niềm tự hào của gia đình của cả dân tộc :)

Trả lời

Bác ruột mình là liệt sỹ hy sinh tại Kontum trong trận tập kích Ngọc Cung Giao của tiểu đoàn đặc công 20 năm 1968, bác hy sinh khi bác vừa tròn 20 tuổi. Không may mắn hơn nữa bác mình là liệt sỹ vô danh. Gia đình mình có cố gắng đi tìm mộ của bác mình nhưng đều vô vọng. Năm nay là tròn 50 năm ngày bác mình mất, gia đình mình quyết tâm đi tìm mộ bác 1 lần nữa. Nhờ phương tiện truyền thông rồi thông tin liên lạc gia đình mình có xác định được khu vực bác mình chiến đấu và hy sinh, nó là 1 quả đồi rộng 30.000 ha. Công việc tìm kiếm vô cùng khó khăn, rồi gđ liên lạc được với 1 vài người đồng đội của bác trong đó có bác Nguyễn Trọng Kính là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đặc công 20 người trực tiếp chỉ huy trận đánh cùng 03 người đồng đội khác. Các bác đã những người bước ra từ bom đạn dù có tuổi vẫn rắn rỏi vẫn hừng hực khí chất của những người lính cụ Hồ. Các bác có về thăm gia đình mình vì việc tìm kiếm bác ruột mình gần như là vô vọng, trong trận chiến đó có 18 đồng chí hy sinh thì tất cả đều không tìm thấy hài cốt. Các bác về thăm và trao lại một số kỷ vật, kỷ niệm chương bác mình, một phần nào gia đình mình cũng được an ủi. Trong lễ truy điệu người đồng đội còn sống chia sẻ những câu chuyện về những người đồng đội đã hy sinh trong nghẹn ngào nước mắt. Những câu chuyện mà mình nghĩ trong thời bình này chỉ có những người phi thường mới làm được điều đó, ý chí chiến đấu tình thần yêu nước. Gần 05 ngày ròng không được ăn chỉ uống. Khi kết thúc trận đánh quần áo rách tơi tả còn phải lấy dây chuối buộc quần vì không mặc vừa quần, vì đói quá hái xoan rừng ăn rồi bị nạo ruột 10 đồng chí hy sinh :( Có những hy sinh đớn đau đến thế. Giờ thì bác là niềm tự hào của gia đình tớ, cũng như bao liệt sỹ trên đất nước Việt Nam này là niềm tự hào của gia đình của cả dân tộc :)

Tôi rất yêu một người đàn ông, là thương binh.

Người đàn ông có bàn tay trái chỉ còn 4 ngón. Những ngón tay chai cứng như cành khô, nhưng tháo vát, vững chãi và ấm áp. Bàn tay 4 ngón che chở và dắt tôi đi hết tuổi thơ nắng gió...

Một ngày mưa của vài năm về trước, tôi ngồi nghe người đàn ông tôi yêu kể về năm 16 tuổi trốn nhà đi nhập ngũ, phải uống no nước, giấu chì vào gấu quần để đủ cân ra trận. Sau đó là những năm tháng vượt Trường Sơn, giải phóng miền Nam, rồi trúng đạn ở đất Campuchia, phải chặt bỏ ngón tay trong trận Tây Nam năm ấy...

Người thương binh ấy cũng đã mất cùng với mưa bom bão đạn. Thế giới tôi lớn lên, có tiếng thở dài mặn chát của những người bà thờ chồng từ thời son trẻ.. Đủ để hiểu rằng, những thứ mất đi không chỉ là máu thịt của người nằm xuống.

Chúng ta có thể phủ nhận rất nhiều thứ của lịch sử, nhưng mãi mãi không thể phủ nhận xương máu tiền nhân để lại trong lòng đất. Không bởi những điều mơ hồ lớn lao, không nhân danh Đất nước, tôi trân trọng họ bằng chính yêu thương được dung dưỡng bởi người thân của mình..

" Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

Tuổi hai mươi làm sao không tiếc

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc.."

Tình cờ 2 ngày trước mình tới Côn Đảo, tới vùng đất có ít nhất hơn 20.000 đã ngã xuống trên hòn đảo mà chỉ có hơn 6.000 dân này.

Mình tới nghĩa trang Hàng Dương, nơi đang có 1.918 ngôi bộ, trong đó chỉ có hơn 700 ngôi mộ có tên, còn các ngôi mộ khác vô danh , chỉ có ngôi sao vang 5 cánh khắc trên mộ.

Mình tới nghĩa trang Hàng Kheo, nơi chạy dọc bãi biển; nơi có hơn 10.000 người đang nằm xuống bên dưới, xác xếp chồng lên nhau & ngày đó câu chuyện Pháp dùng máy ủi ủi xác người khiến bất cứ ai cũng chạnh lòng.

Mình nghe câu chuyện của cậu lái taxi kể về khu nhà tù Chuồng Bò ở Côn Đảo; nơi mà các chiến sĩ bị tra tấn bằng cách ngâm dưới hố phân sâu 3m...và rất rất nhiều câu chuyện khác ở nơi nhà tù kinh khủng đó.

Côn Đảo rất yên bình & biển Côn đảo rất đẹp, nhưng những . ngôi mộ của các cô chú anh chị đã ngã xuống; những câu chuyện, hình ảnh; những chứng tích lịch sử... khiến bạn có thể rưng rưng thật thật nhiều khi bạn đứng ở nơi đây. Bạn cảm ơn vì sự hy sinh của những anh hùng, chiến sỹ ngày đó đã ngã xuống, để bạn có thể bình an đứng giữa bầu trời Côn Đảo ngày hôm nay.