Câu 1 : Bạn biết gì về sự kiện nước ta bị chia cắt làm hai miền (hoàn cảnh lịch sử, tác động cụ thể)?
giải phóng miền nam
,lịch sử
Sau hiệp định Giơ-ne- vơ (1954), Pháp rút khỏi miền bắc nước ta , miền bắc hoàn toàn được giải phóng và tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội . Trong khi đó, Pháp cũng rút quân khỏi Miền Nam, nhưng đế quốc Mĩ đã nhanh chóng thay thế Pháp dựng lên Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm , với âm mưu chia cắt nước ta . Mĩ nhằm thực hiện âm mưu biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và thành căn cứ quân sự của Mĩ .
Nội dung liên quan
Trần Ngọc Ánh Như
Sau hiệp định Giơ-ne- vơ (1954), Pháp rút khỏi miền bắc nước ta , miền bắc hoàn toàn được giải phóng và tiến lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội . Trong khi đó, Pháp cũng rút quân khỏi Miền Nam, nhưng đế quốc Mĩ đã nhanh chóng thay thế Pháp dựng lên Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm , với âm mưu chia cắt nước ta . Mĩ nhằm thực hiện âm mưu biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và thành căn cứ quân sự của Mĩ .
Rukahn
Sau một loạt những chiến thắng về mặt chiến thuật và chiến lược của quân và dân ta mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa, cầu đặt sự cáo chung cho âm mưu trở lại thôn tính Đông Dương của thực dân Pháp, buộc Pháp phải trở lại bàn đàm phán với ta tại Genever.
Tại hội nghị Genever ngày mở đầu từ ngày 26/4-20/7/1954, bản hiệp ước chính thức được thông qua. Theo đó các bên Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH) và Pháp chấm dứt xung đột vũ trang, đồng thời chia làm 2 hướng tập kết theo đó VNDCCH về miền Bắc, Pháp và các lực lượng ngụy quân về miền Nam lấy vĩ tuyển 17 làm ranh giới, sau đó Pháp sẽ rút quân và sau khi ổn định, 2 miền Nam- Bắc sẽ tổ chức cuộc Tổng tuyển cử công khai dưới sự giám sát của quốc tế.
Mặc dù khái quát tuyên bố của hội nghị là như trên, tuy nhiên thực tế lịch sử đã ghi nhận vĩ tuyến 17 thay vì là ranh giới tạm thời đã trở thành điểm chia cắt 2 miền trong 30 năm bởi sự can thiệp và phá hoại, thiếu nhất quán của các nước lớn tại hội nghị trong vấn đề Việt Nam trong đó gồm:
Pháp là kẻ bại trận chỉ muốn thoái lui thật nhanh, quăng lại trách nhiệm cho Anh-Mỹ;
Mỹ thì hăm hơ đón nhận và nhanh chóng tập hợp các thế lực tay sai của Pháp và đội ngũ chống cộng tại miền Nam hòng thay chân Pháp chia rẽ nước ta một lần nữa. Và thực tế Mỹ đã dựng lên VNCH với các chính phủ đáng chủ ý nhất là Đệ nhất cộng hòa thời Ngô Đình Diệm và Đệ nhị cộng hòa thời Nguyễn Văn Thiệu mở ra một thời kỳ tang thương, máu lửa, binh hỏa kéo dài 30 năm mà di chứng của nó vẫn còn hiện hữu đến nay
Liên Xô thì không mặn mà lắm với hiệp ước phần vì họ đang có những khó khăn nội tại sau khi Stalin qua đời, phần vì vấn đề ở Đông Dương vốn nằm trong phạm vi xử lý của Pháp theo quy định từ hội nghị Yanta.
Trung Quốc là quốc gia có nhiều vân đề nhất. Họ vừa là quốc gia có nhiều giúp đỡ với ta trong kháng chiến chống Pháp, vừa có nhiều những ảnh hưởng và đòi hỏi phi lý như ép ta phải có nhiều nhượng bộ trên bàn đàm phán, nhiều lần cố gắng xê dịch điểm chia cắt tạm thời, thậm chí có lúc họ còn đề xuất điểm giao cắt nên là vĩ tuyến 16 và 1 dài từ Hà Nội đến Hải Phòng nên là khu phi quân sự để cho quốc tế quản lý.... ( Theo sự thật mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trong 30 năm qua). Tất cả đã tạo nên những sức ép và khó khắn cho ta trên bàn đàm phán nhất là khi ta tưởng họ là bạn, đồng thời cũng bộc lộ bộ mặt tham lam, nhan hiểm của họ khi mà tấm mặt nạ chính thức hạ màn vào năm 1979
Và tất cả những điều trên đã tạo nên những hệ quả rõ rệt nhất với đất nước ta:
Nguyenphuhoang Nam
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tiếp tục dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm.
Miền Bắc là hậu phương có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cả nước.
Miền Nam là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp.