Cat-Calling: Khi đàn ông trên đường bình phẩm về cơ thể của phụ nữ. Đã đến lúc nên dừng lại?
Bạn đã từng đi trên phố và có người đến bắt chuyện nhưng người ta có cách bắt chuyện vô cùng khiếm nhã: “Gái xinh đi đâu đấy?”; “Xinh quá cho anh xin số được không?” Đến những bình luận khiếm nhã kiểu: “người ngon ghê”; “chân đẹp quá!” Đó không phải là những bình luận bình thường đâu, nó là chính là “cat calling.” Nó là những câu nói khiến phụ nữ ngượng ngùng, thậm chí xấu hổ, giận dữ, khó chịu, thậm chí cảm thấy mình ngu ngốc! Tệ hơn nữa, đó là sự sợ hãi mỗi khi bước ra đường, hoặc sự ám ảnh hay tội lỗi, tua đi tua lại trải nghiệm xấu xí đó để rồi tự trách mình đã làm gì để dẫn đến việc bị quấy rối. Đã đến lúc chấm dứt việc trêu ghẹo trên đường phố rồi. Bạn nghĩ sao?
xã hội
Là một trong những mục đích hướng tới của buổi trò chuyện trực tuyến với chủ đề “Chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới” do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Plan International Vietnam tổ chức nhằm trao đổi chia sẻ những câu chuyện thực tế, nguyên nhân cũng như cách thức, những chương trình, hoạt động của tất cả các bên liên quan để chấm dứt những hình thức quấy rối trẻ em nói chung và em gái nói riêng ở nơi công cộng.
Diễn viên Trần Nghĩa – người đồng hành cùng dự án thành phố an toàn, thân thiện với em gái đã chia sẻ trải nghiệm khi anh đặt câu hỏi cho các bạn fan của mình trên Facebook: “Các bạn thấy sao khi bạn gái mình, em gái mình hay chính bản thân bạn bị trêu chọc bằng những lời nói khiếm nhã như việc sử dụng từ “ngon” để mô tả về ngoại hình của phụ nữ và trẻ em gái?”. Trả lời cho câu hỏi này, đã có hơn 100 ý kiến bình luận với nhiều quan điểm đối lập. Bên cạnh các bình luận phản đối các hành xử này như “Dùng từ “ngon” để bình phẩm về một bạn nữ thì rất khiếm nhã”; “Rất mong các bạn đừng ai dùng từ “ngon” khi nói tới con người, nhất là con gái”; “Bạn gái là để yêu, để tôn trọng, không phải là thực phẩm, thức ăn”; “Nếu khen người khác thì có rất nhiều từ để khen như: đẹp, giỏi, ngoan, hiền. Sao không chọn mà lại chọn từ “ngon”, cũng có một số ít ý kiến đối lập cho rằng “Cũng bình thường thôi”; “Các bạn nữ hay các chị thì vẫn thấy thích khi được khen “ngon” mà”, “Em thấy đó là một lời khen”, “Thời đại nào rồi, bớt quan trọng vấn đề lại đi”…
Thực tế hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng quấy rối, xâm hại em gái và phụ nữ là việc đụng chạm cơ thể khi chưa có được sự cho phép. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Thực tế các lời nói mang tính tình dục hay những hành động, cử chỉ phi lời nói như: nhìn chằm chằm vào bộ phận sinh dục hay bộ phận riêng tư của người đối diện, hay không gian kĩ thuật số như gửi, chia sẻ, phát tán những hình ảnh nhạy cảm, bình luận trêu ghẹo,... mà khiến phụ nữ cảm thấy không thoải mái, khó chịu hay buồn cũng đều là các hành vi quấy rối.
Nguồn: baophapluat.vn
Phạm Nguyễn Hồng Nhân
Là một trong những mục đích hướng tới của buổi trò chuyện trực tuyến với chủ đề “Chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới” do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Plan International Vietnam tổ chức nhằm trao đổi chia sẻ những câu chuyện thực tế, nguyên nhân cũng như cách thức, những chương trình, hoạt động của tất cả các bên liên quan để chấm dứt những hình thức quấy rối trẻ em nói chung và em gái nói riêng ở nơi công cộng.
Diễn viên Trần Nghĩa – người đồng hành cùng dự án thành phố an toàn, thân thiện với em gái đã chia sẻ trải nghiệm khi anh đặt câu hỏi cho các bạn fan của mình trên Facebook: “Các bạn thấy sao khi bạn gái mình, em gái mình hay chính bản thân bạn bị trêu chọc bằng những lời nói khiếm nhã như việc sử dụng từ “ngon” để mô tả về ngoại hình của phụ nữ và trẻ em gái?”. Trả lời cho câu hỏi này, đã có hơn 100 ý kiến bình luận với nhiều quan điểm đối lập. Bên cạnh các bình luận phản đối các hành xử này như “Dùng từ “ngon” để bình phẩm về một bạn nữ thì rất khiếm nhã”; “Rất mong các bạn đừng ai dùng từ “ngon” khi nói tới con người, nhất là con gái”; “Bạn gái là để yêu, để tôn trọng, không phải là thực phẩm, thức ăn”; “Nếu khen người khác thì có rất nhiều từ để khen như: đẹp, giỏi, ngoan, hiền. Sao không chọn mà lại chọn từ “ngon”, cũng có một số ít ý kiến đối lập cho rằng “Cũng bình thường thôi”; “Các bạn nữ hay các chị thì vẫn thấy thích khi được khen “ngon” mà”, “Em thấy đó là một lời khen”, “Thời đại nào rồi, bớt quan trọng vấn đề lại đi”…
Thực tế hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng quấy rối, xâm hại em gái và phụ nữ là việc đụng chạm cơ thể khi chưa có được sự cho phép. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Thực tế các lời nói mang tính tình dục hay những hành động, cử chỉ phi lời nói như: nhìn chằm chằm vào bộ phận sinh dục hay bộ phận riêng tư của người đối diện, hay không gian kĩ thuật số như gửi, chia sẻ, phát tán những hình ảnh nhạy cảm, bình luận trêu ghẹo,... mà khiến phụ nữ cảm thấy không thoải mái, khó chịu hay buồn cũng đều là các hành vi quấy rối.
Nguồn: baophapluat.vn
Hoa Phạm
Có thể nói rằng: Cat-calling tiếp diễn chính là do những NHẬN THỨC SAI LỆCH của mọi người, SỰ COI THƯỜNG PHỤ NỮ CỦA NHỮNG KẺ BIẾN THÁI, là những ĐỊNH KIẾN nặng nề áp đặt lên phái nữ, thậm chí là ĐỔ TỘI CHO NẠN NHÂN về những gì xảy ra.
Cuối cùng, tôi có một vài gợi ý về việc đấu tranh xoá bỏ cat-calling đối với phụ nữ, góp phần bảo vệ phụ nữ khỏi sự quấy rối tình dục:
- Tự giáo dục bản thân về những hậu quả hiện tại cũng như dài lâu của cat-calling nói riêng và quấy rối tình dục nói chung.
- Dừng đổ lỗi cho nạn nhân (victim-blaming). Đừng dạy phụ nữ phải mặc kín mít khi ra đường vì sợ hãi sự quấy rối tình dục. Hãy dạy cho đàn ông cách cư xử tử tế!
- NẾU BẠN LÀ PHỤ NỮ, hãy dám cất lên tiếng nói của mình.
- NẾU BẠN LÀ ĐÀN ÔNG, hãy có nhận thức đúng đắn và hãy cùng chung tay xoá bỏ những mối đe doạ về tình dục với phụ nữ để bảo vệ chính những người thân yêu và những bạn gái xung quanh mình.
ĐẤU TRANH CHO NHỮNG QUYỀN CHÍNH ĐÁNG CỦA PHỤ NỮ LÀ ĐẤU TRANH CHO QUYỀN CON NGƯỜI, LÀ LÀM CHO XÃ HỘI VĂN MINH. Và không ai khác, CHÍNH ĐÀN ÔNG CŨNG HƯỞNG LỢI TỪ ĐIỀU ĐÓ.Hoàng Thu Hà
Mình cũng rất bực khi phải nghe những lời trêu đùa khiếm nhã kiểu vậy, thường là mình sẽ lờ đi coi như không nghe thấy, không chấp nhặt với thành phần như thế làm gì. Nhưng nói đi vẫn phải nói lại, mình cũng thấy một số bạn nữ đùa cợt với bạn nam như thế mà =))))
Van Nguyen