Căng thẳng tích cực-Kỹ năng mềm phát triển bản thân?

  1. Kỹ năng mềm

"Stress" hay căng thẳng thường là phản ứng tâm lí tiêu cực. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác ít được mọi người biết đến, căng thẳng tích cực có thể tạo đòn bẩy để bạn trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân. Bạn biết gì về điều này? Cùng nhau chia sẻ nhé^^

Từ khóa: 

stress

,

căng thẳng tích cực

,

phát triển bản thân

,

kỹ năng mềm

Căng thẳng tích cực - điều này nghe có vẻ ngược so những gì mà ta thường suy nghĩ. Bởi nói đến căng thẳng là ta thường hay nghĩ đến một cái gì đó rất tiêu cực, bế tắc, mệt mỏi. Thậm chí, căng thẳng còn gây ra những căn bệnh tâm lý vô cùng nguy hiểm.

1. Căng thẳng tích cực là gì?

Thực chất căng thẳng tích cực được gọi là Eustress, được nhà nội tiết học người Canada gốc Hungary Hans Selye lần đầu tiên nghiên cứu chi tiết vào năm 1936. Nghiên cứu của ông cho thấy một cái nhìn và khía cạnh khác của stress hay căng thẳng: Ngoài những hậu quả tiêu cực tiềm tàng của căng thẳng thông thường, cũng có loại căng thẳng "tốt"

Ông đưa ra giả thuyết: nếu căng thẳng, nhưng vẫn ở mức độ bạn cảm thấy thoải mái, thì là “căng thẳng tích cực” - là điều bạn nên trải qua. Bởi vì điều đó thực sự giúp cải thiện hiệu suất.

Khi căng thẳng dồn dập, liên tục kéo dài và bạn không còn thoải mái nữa, thì sẽ chuyển sang “căng thẳng tiêu cực”, dẫn tới bệnh tật và cuối cùng là sự sụp đổ. Có một ranh giới tinh tế giữa hai loại căng thẳng này, vì vậy chú ý đến các mức độ căng thẳng và đánh giá xem nó đang có lợi hay có hại cho bạn là rất quan trọng.

2. Ứng dụng của căng thẳng tích cực trong đời sống

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association - APA):

“Loại căng thẳng là kết quả từ những nhiệm vụ đầy thách thức nhưng khả thi, và thú vị hoặc đáng giá… Nó tác động có lợi bằng cách tạo ra cảm giác hoàn thành hoặc đạt thành tích và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng, phát triển, làm chủ và đạt hiệu suất cao”.

Thực tế trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên bị tác động bởi loại căng thẳng này, cụ thể như:

Trước kì thi, do căng thẳng, lo lắng mà cố gắng ôn tập thật tốt và kỹ lưỡng.

Tập thể dục: Những căng thẳng về thể chất mà bạn trải qua trong quá trình tập luyện sẽ thúc đẩy cảm giác hoàn thành và dần giúp cơ thể và tinh thần của bạn cảm thấy phấn chấn.

Các mối quan hệ xã giao mới: Nhiều người mắc chứng lo âu xã hội, nhưng trải nghiệm căng thẳng khi gặp gỡ những người mới có thể có lợi, vì đó là cách tuyệt vời để kết bạn và xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Thêm vào đó, mỗi người sẽ học được các kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Mỗi tình huống này đều buộc bạn phải chịu cảm giác căng thẳng, từ những tương tác xã hội không thoải mái mà thúc đẩy nhành động với cường độ và hiệu suất cao. Vượt qua những loại căng thẳng này thường dẫn đến kết quả có lợi. Bạn chỉ cần cho phép mình trải qua căng thẳng đó trước khi bắt tay vào hành động.

3. Ưu, nhược điểm của căng thẳng tích cực

Eustress là điều cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống thì điều đó mang lại: Động lực; Cảm giác đạt được thành tựu; Niềm vui sống; Sự phát triển cá nhân; Tăng cường năng lực tự phục hồi; Cảm giác kiểm soát được cuộc sống.

Tuy nhiên, bản chất của căng thẳng tích cực vẫn là stress. Nếu xảy ra với tần suất liên tục và thường xuyên thì dẫn đến hậu quả khôn lường. Đó là các trạng thái tâm lý tiêu cực mà ta thường thấy như mặc cảm, tự ti, ám ảnh. Đó là lý do một số bà mẹ rơi vào trầm cảm sau sinh hay một số sinh viên áp lực, căng thẳng học hành đến mức kiệt quệ.

Vì vậy, “căng thẳng tích cực” chỉ còn tích cực nếu giữ được những điều kiện sau đây làm bệ đỡ: Không cố gắng quá sức mình; Có chỗ dựa tâm lý (gia đình và bạn bè); Có các hoạt động giải trí vui vẻ để giải lao trong giai đoạn căng thẳng; Giữ thái độ tích cực.

https://cdn.noron.vn/2022/05/15/3765256656721878-1652609808.jpg

Trả lời

Căng thẳng tích cực - điều này nghe có vẻ ngược so những gì mà ta thường suy nghĩ. Bởi nói đến căng thẳng là ta thường hay nghĩ đến một cái gì đó rất tiêu cực, bế tắc, mệt mỏi. Thậm chí, căng thẳng còn gây ra những căn bệnh tâm lý vô cùng nguy hiểm.

1. Căng thẳng tích cực là gì?

Thực chất căng thẳng tích cực được gọi là Eustress, được nhà nội tiết học người Canada gốc Hungary Hans Selye lần đầu tiên nghiên cứu chi tiết vào năm 1936. Nghiên cứu của ông cho thấy một cái nhìn và khía cạnh khác của stress hay căng thẳng: Ngoài những hậu quả tiêu cực tiềm tàng của căng thẳng thông thường, cũng có loại căng thẳng "tốt"

Ông đưa ra giả thuyết: nếu căng thẳng, nhưng vẫn ở mức độ bạn cảm thấy thoải mái, thì là “căng thẳng tích cực” - là điều bạn nên trải qua. Bởi vì điều đó thực sự giúp cải thiện hiệu suất.

Khi căng thẳng dồn dập, liên tục kéo dài và bạn không còn thoải mái nữa, thì sẽ chuyển sang “căng thẳng tiêu cực”, dẫn tới bệnh tật và cuối cùng là sự sụp đổ. Có một ranh giới tinh tế giữa hai loại căng thẳng này, vì vậy chú ý đến các mức độ căng thẳng và đánh giá xem nó đang có lợi hay có hại cho bạn là rất quan trọng.

2. Ứng dụng của căng thẳng tích cực trong đời sống

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association - APA):

“Loại căng thẳng là kết quả từ những nhiệm vụ đầy thách thức nhưng khả thi, và thú vị hoặc đáng giá… Nó tác động có lợi bằng cách tạo ra cảm giác hoàn thành hoặc đạt thành tích và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng, phát triển, làm chủ và đạt hiệu suất cao”.

Thực tế trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên bị tác động bởi loại căng thẳng này, cụ thể như:

Trước kì thi, do căng thẳng, lo lắng mà cố gắng ôn tập thật tốt và kỹ lưỡng.

Tập thể dục: Những căng thẳng về thể chất mà bạn trải qua trong quá trình tập luyện sẽ thúc đẩy cảm giác hoàn thành và dần giúp cơ thể và tinh thần của bạn cảm thấy phấn chấn.

Các mối quan hệ xã giao mới: Nhiều người mắc chứng lo âu xã hội, nhưng trải nghiệm căng thẳng khi gặp gỡ những người mới có thể có lợi, vì đó là cách tuyệt vời để kết bạn và xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Thêm vào đó, mỗi người sẽ học được các kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Mỗi tình huống này đều buộc bạn phải chịu cảm giác căng thẳng, từ những tương tác xã hội không thoải mái mà thúc đẩy nhành động với cường độ và hiệu suất cao. Vượt qua những loại căng thẳng này thường dẫn đến kết quả có lợi. Bạn chỉ cần cho phép mình trải qua căng thẳng đó trước khi bắt tay vào hành động.

3. Ưu, nhược điểm của căng thẳng tích cực

Eustress là điều cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống thì điều đó mang lại: Động lực; Cảm giác đạt được thành tựu; Niềm vui sống; Sự phát triển cá nhân; Tăng cường năng lực tự phục hồi; Cảm giác kiểm soát được cuộc sống.

Tuy nhiên, bản chất của căng thẳng tích cực vẫn là stress. Nếu xảy ra với tần suất liên tục và thường xuyên thì dẫn đến hậu quả khôn lường. Đó là các trạng thái tâm lý tiêu cực mà ta thường thấy như mặc cảm, tự ti, ám ảnh. Đó là lý do một số bà mẹ rơi vào trầm cảm sau sinh hay một số sinh viên áp lực, căng thẳng học hành đến mức kiệt quệ.

Vì vậy, “căng thẳng tích cực” chỉ còn tích cực nếu giữ được những điều kiện sau đây làm bệ đỡ: Không cố gắng quá sức mình; Có chỗ dựa tâm lý (gia đình và bạn bè); Có các hoạt động giải trí vui vẻ để giải lao trong giai đoạn căng thẳng; Giữ thái độ tích cực.

https://cdn.noron.vn/2022/05/15/3765256656721878-1652609808.jpg