Cẩn thận với các nốt nhiệt miệng bởi bạn có thể nhầm lẫn nó với ung thư khoang miệng
Nhiệt miệng là căn bệnh khá phổ biến mà hầu như ai cũng từng mắc ít nhất một lần trong đời. Nhiệt miệng không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi bằng những phương pháp rất đơn giản. Tuy nhiên, điều đáng nói là các nốt nhiệt miệng này đôi khi chính là biểu hiện của căn bệnh ung thư miệng mà chúng ta lại thường chủ quan bỏ qua.
Thế khi nào bạn nên lo lắng về những vết phồng rộp, sưng hoặc viêm ở trong miệng? Đây là những thông tin bạn cần biết.
Phân biệt nhiệt miệng và dấu hiệu ung thư khoang miệng
- Một vết lở loét trong miệng thường nóng, rát và có cảm giác ngứa ran trước khi chúng ta có thể nhìn thấy nốt nhiệt xuất hiện.
Các nốt nhiệt miệng có thể gây đau, nhưng lại lành tính. Điều này có nghĩa là chúng không phát triển thành ung thư. Trong những giai đoạn sớm, ung thư khoang miệng hiếm khi gây ra đau đớn.
- Vết loét, dấu hiệu sự phát triển của các tế bào bất thường thường có hình dạng bằng phẳng trong khi nốt nhiệt miệng thường như vết loét, thường bị lõm ở giữa. Vùng giữa của nốt nhiệt miệng có thể có màu trắng, xám hoặc màu vàng, và phần rìa thường có màu đỏ.
- Nhiệt miệng thường sẽ khỏi trong vòng 2 tuần. Do vậy, thấy bất kỳ khối u cục, vết sưng đỏ nào trong miệng kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ.
Những yếu tố nguy cơ gây ung thư miệng
Sử dụng thuốc lá: Được coi là yếu tố chính gây bệnh ung thư miệng, nếu không muốn mắc bệnh này hãy từ bỏ thuốc lá.
Uống quá nhiều rượu: Theo thống kê, có khoảng 75 đến 80% số người bị ung thư miệng uống rượu. Trong số đó, nhiều người vừa nghiện thuốc lá vừa nghiện rượu, nên rủi ro mắc bệnh càng tăng cao.
Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ở những thời điểm có tia UV cao làm tăng nguy cơ ung thư môi. Ở những người da càng sáng, càng dễ bị tổn thương ADN trong tế bào – là nguyên nhân gây ung thư. Để bảo vệ da, kể cả ở vùng khoang miệng, cần đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng.
Tuổi tác và giới tính: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư miệng, người ta đã thống kê có tới hơn 90% các trường hợp ung thư miệng ở những người từ 45 trở lên, độ tuổi trung bình mắc bệnh là khoảng 60. Cách đây 40 năm, cứ 5 nam giới mắc ung thư miệng mới có 1 phụ nữ bị bệnh, nhưng hiện nay, tỷ lệ này chỉ là 2:1. Điều này có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá ở phụ nữ.
Dưới đây là một số các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư miệng:
Loét miệng kéo dài: Nếu bạn có một vết loét miệng, có đau, chảy máu trong miệng hay trên môi, nhiều người thường nhầm tưởng là nhiệt miệng, loét miệng. Nếu vết loét miệng không lành sau từ 2-3 tuần, nên được đi khám và đánh giá bởi một bác sĩ chuyên khoa.
Những đốm đỏ
Những đốm đỏ tươi trong miệng mà bạn có thể cảm nhận và nhìn thấy được được gọi là erythroplakia. Chúng thường là dấu hiệu tiền ung thư.
Khoảng 75 - 90% số trường hợp, erythroplakia là ung thư, do vậy, đừng coi thường bất kỳ đốm màu đỏ nào trong miệng bạn. Nếu bạn có erythroplakia, nha sỹ có thể sẽ tiến hành sinh thiết những tế bào này.
Những đốm trắng
Những đốm màu trắng hoặc xám xuất hiện bên trong miệng hoặc môi được gọi là bạch sản (hoặc dày sừng). Răng sâu, răng giả bị vỡ hoặc thuốc lá có thể là nguyên nhân gây ra những mảng màu này.
Thói quen nhai bên trong má hoặc môi cũng có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của bạch sản. Tiếp xúc với các chất gây ung thư cũng khiến các đốm này xuất hiện.
Những đốm trắng cho thấy lớp mô bất thường và có thể trở nên ác tính. Nhưng đa số các trường hợp là lành tính.
Những đốm này có thể cứng và rất khó bong ra. Bạch sản thường phát triển chậm, trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng.
U cục: Đối với nhiều trường hợp, người bệnh không bị đổi màu trong khoang miệng mà xuất hiện các loại u cục. Các loại khối u cục, người bệnh có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường hoặc sờ tay. Với bất kỳ khối bất thường nào trên cơ thể kể cả trong khoang miệng hay ngoài môi bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Khó nuốt: Đau là dấu hiệu cảnh báo cảm giác rất quan trọng, khi bạn bị đau trong cổ họng, miệng hoặc đau khi di chuyển lưỡi là những dấu hiệu ban đầu của ung thư miệng. Cộng thêm triệu chứng khó nuốt, vướng, khó nhai hay nói, khản tiếng bất thường, sụt cân, mệt mỏi... người bệnh cần tìm đến bác sĩ ngay.
Cách kiểm tra vết lở loét trong miệng
Bạn có thể sẽ tìm thấy erythroplakia ở bất cứ chỗ nào trong miệng nhưng chúng thường xuất hiện ở dưới lưỡi hoặc ở phần lợi gần những răng trong cùng.
Kiểm tra khoang miệng cẩn thận, thường 1 lần/tháng để phòng ngừa những dấu hiệu bất thường. Sử dụng một chiếc kính lúp và đứng dưới ánh sáng để nhìn rõ bên trong miệng hơn.
Uốn cong lưỡi lên và dùng ngón tay (đã rửa sạch) để kiểm tra vùng dưới lưỡi. Kiểm tra 2 bên lưỡi, bên trong má và môi (cả bên trong lẫn bên ngoài).
Cách phòng tránh nhiệt miệng và ung thư miệng:
-Đảm bảo chế độ ăn uống đủ nước, giàu rau xanh và trái cây
-Vệ sinh răng miệng sau khi ăn
-Không tự động uống kháng sinh để giảm đau, sẽ làm vết nhiệt nóng và lâu lành hơn
-Nên dùng các loại thuốc viên chiết xuất thảo dược, hoặc uống nước rau má, bột sắn,... để giảm nhiệt miệng