Cần phải chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết như thế nào?
Gần đây dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu bùng phát. Cho tôi hỏi nếu trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết thì cần chăm sóc như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
sức khoẻ
Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết, cần đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất. Nếu trẻ mắc sốt xuất huyết thật, gia đình cần tuyệt đối tuân thủ tư vấn điều trị của bác sĩ.
Trẻ sốt xuất huyết cấp 1 sẽ được điều trị tại nhà theo đơn, có hẹn ngày khám lại.
Với cấp 2 thì trẻ có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Cần theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn hay cặp bên khóe miệng cứ vài giờ một lần.
Cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, không nên để trẻ nô đùa nhiều và nên tránh dùng quần áo quá dày hoặc mặc nhiều áo quần hay ủ kín trẻ. Nếu nhiệt độ của trẻ trên 38oC, cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt loại paracetamol đơn chất với liều lượng từ 10 - 15mg/kg trọng lượng cơ thể trẻ, cứ 6 giờ/lần nếu trẻ vẫn còn sốt cao.
Sau khi uống thuốc hạ nhiệt 1 giờ, cần đo lại nhiệt độ. Tuyệt đối không dùng aspirin vì chất này sẽ làm rối loạn đông máu gây chảy máu kéo dài rất nguy hiểm cho người bị sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em.
Nếu thân nhiệt của trẻ trên 37 độ, dưới 38 độ thì không cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần lau mát cho trẻ bằng khăn nhúng nước ấm (nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của trẻ vài ba độ) để làm thoát nhiệt cho trẻ dễ dàng. Khi trẻ bị sốt cao trong một thời gian dài (trên 39 độ) sẽ làm cho trẻ bị mất nước và các chất điện giải kèm theo, dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí co giật. Vì vậy, cần cho trẻ uống nhiều nước để bù dắp lượng nước bị mất do sốt, nếu trẻ uống được nước pha từ oresol thì càng tốt. Nếu không có oresol, có thể cho trẻ uống nước gạo rang hoặc nước muối (cho 2 thìa cà phê muối ăn cùng với 8 thìa cà phê đường trong 1 lít nước đun sôi, để nguội, uống dần trong ngày).
Nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh tươi để có thêm sinh tố C. Khi mắc bệnh, trẻ thường có triệu chứng nôn mửa, miệng nhạt, lười ăn hoặc không chịu ăn, làm cho trẻ ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết nên dễ bị hạ đường huyết. Cần tránh các loại thức ăn có nhiều mỡ. Trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú thêm số lần và kéo dài thêm thời gian. Cần dùng thêm sữa để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.
Phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như hạ thân nhiệt, xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu cam, nôn ra máu…) phải khẩn trương cho trẻ đi bệnh viện ngay không được chần chừ.
Tống Hồ Trà Linh
Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết, cần đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất. Nếu trẻ mắc sốt xuất huyết thật, gia đình cần tuyệt đối tuân thủ tư vấn điều trị của bác sĩ.
Trẻ sốt xuất huyết cấp 1 sẽ được điều trị tại nhà theo đơn, có hẹn ngày khám lại.
Với cấp 2 thì trẻ có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Cần theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn hay cặp bên khóe miệng cứ vài giờ một lần.
Cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, không nên để trẻ nô đùa nhiều và nên tránh dùng quần áo quá dày hoặc mặc nhiều áo quần hay ủ kín trẻ. Nếu nhiệt độ của trẻ trên 38oC, cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt loại paracetamol đơn chất với liều lượng từ 10 - 15mg/kg trọng lượng cơ thể trẻ, cứ 6 giờ/lần nếu trẻ vẫn còn sốt cao.
Sau khi uống thuốc hạ nhiệt 1 giờ, cần đo lại nhiệt độ. Tuyệt đối không dùng aspirin vì chất này sẽ làm rối loạn đông máu gây chảy máu kéo dài rất nguy hiểm cho người bị sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em.
Nếu thân nhiệt của trẻ trên 37 độ, dưới 38 độ thì không cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần lau mát cho trẻ bằng khăn nhúng nước ấm (nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của trẻ vài ba độ) để làm thoát nhiệt cho trẻ dễ dàng. Khi trẻ bị sốt cao trong một thời gian dài (trên 39 độ) sẽ làm cho trẻ bị mất nước và các chất điện giải kèm theo, dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí co giật. Vì vậy, cần cho trẻ uống nhiều nước để bù dắp lượng nước bị mất do sốt, nếu trẻ uống được nước pha từ oresol thì càng tốt. Nếu không có oresol, có thể cho trẻ uống nước gạo rang hoặc nước muối (cho 2 thìa cà phê muối ăn cùng với 8 thìa cà phê đường trong 1 lít nước đun sôi, để nguội, uống dần trong ngày).
Nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh tươi để có thêm sinh tố C. Khi mắc bệnh, trẻ thường có triệu chứng nôn mửa, miệng nhạt, lười ăn hoặc không chịu ăn, làm cho trẻ ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết nên dễ bị hạ đường huyết. Cần tránh các loại thức ăn có nhiều mỡ. Trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú thêm số lần và kéo dài thêm thời gian. Cần dùng thêm sữa để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.
Phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như hạ thân nhiệt, xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu cam, nôn ra máu…) phải khẩn trương cho trẻ đi bệnh viện ngay không được chần chừ.