Cần những gì cho cuộc sống đại học ?
Chào các anh/chị ạ, năm nay em chuẩn bị lên đại học và có vài điều muốn được các anh chị cho lời khuyên, ý kiến.
Em có dự tính sẽ mua laptop hoặc ipad mới và mong mọi người cho ý kiến nên mua laptop hay ipad đi kèm bàn phím sẽ thuận tiện và chi phí phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, em cũng muốn biết lên đại học nếu dự tính vào ngành truyền thông quốc tế thì có thể làm thêm những việc nào cho phù hợp để hỗ trợ chi phí sinh hoạt ạ.
Học đại học có vất vả không ạ, có những trải nghiệm gì đáng nhớ của mọi người không ạ ?
Em cảm ơn.
giáo dục
Tuy nhiên mọi thứ không đơn giản như bạn nghĩ. Để bước chân ra khỏi vỏ bọc ấm áp của cha mẹ, bắt đầu một cuộc sống tự lập ở một môi trường hoàn toàn mới, bạn phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cho một chặng đường dài. Những bước chân đầu tiên của bạn liệu có vững chãi hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của bạn ngay từ bây giờ.
1. Tâm lí
Chắc chắn thứ đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị chính là tâm lí. “Đại học nhàn lắm! Thích học thì học, thích nghỉ thì nghỉ”, “Lên thành phố rồi tha hồ mà ăn chơi, không ai quản lí”. Chắc đây là mấy câu các bạn hay nghe mấy “ông anh, bà chị” rỉ tai suốt ngày đúng không? Ngày còn học cấp 3, suốt ngày kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, thi học kì... Nghe thôi cũng thấy đau đầu. Ở chung với bố mẹ nên đi đâu, làm gì đều bị quản lí giờ giấc, chẳng thoải mái chút nào. “Chỉ đợi ngày bước chân lên đại học rồi ta đây tha hồ mà bung xõa”. Cứ ôm cái suy nghĩ đó đi rồi cuộc sống sinh viên sẽ làm bạn ngã ngửa ngay thôi. Ừ thích học thì học, thích nghỉ thì nghỉ. Rồi rớt môn thì đóng tiền một đống tiền, bỏ thời gian đi tìm lớp, đăng kí lớp học lại, thi lại nhé! Ăn chơi 1 ngày mà lỡ lố thì cả tháng vất vả. Bắt đầu cuộc sống tự lập những thứ trong đầu bạn sẽ là học phí, tiền nhà, tiền ăn, deadline, tìm việc…làm bạn phải đau đầu.
Bước chân vào môi trường mới bạn phải biết thay đổi để thích nghi với nó bởi lúc này bên cạnh bạn không còn gia đình, hay những người bạn thân hiểu rõ mình, có thể chia sẻ với mình bất cứ lúc nào. Những ngày đầu chắc hẳn các bạn sẽ rất nhớ nhà. Hãy dành thời gian tiếp xúc, làm quen với những người bạn mới, thời gian rảnh tìm một quán nước ngồi nhâm nhi tách cà phê, đọc một cuốn sách sẽ giúp bạn thoải mái rất nhiều. Từ từ rồi bạn sẽ quen với môi trường mới. Sau khi ổn định việc học ở trường, các bạn nên tìm và tham gia một vài câu lạc bộ để trau dồi kĩ năng, có thời gian sinh hoạt, giải trí cùng mọi người đồng thời mở rộng mối quan hệ bên ngoài.
2. Lựa chọn chỗ ở phù hợp.
Tiếp theo là việc lựa chọn chỗ ở. Hầu hết các bạn sinh viên đều đi học xa nhà nên đều phải tìm cho mình một nơi ở mới. Các bạn có 2 lựa chọn chính là nhà trọ hoặc kí túc xá.
Nếu lựa chọn kí túc xá, sau khi nộp hồ sơ nhập học bạn cần nhanh tay đăng kí vì số lượng chỗ ở không có đủ cho toàn bộ sinh viên, nếu đăng kí chậm có thể bạn sẽ không được xét vào ở. Ưu điểm của việc ở kí túc xá đó là các bạn không cần mua sắm nhiều đồ đạc, chi phí vừa phải, an ninh được đảm bảo nghiêm ngặt. Bạn sẽ được sống ở một khu sinh viên đông vui, có nhiều hoạt động ngoại khóa, giao lưu. Khuyết điểm là giờ giấc của bạn không được tự do thoải mái như mong muốn, không được chọn người ở chung, không được nấu ăn và tùy trường mà kí túc xá có thêm nhiều quy định riêng khác nhau.
Lựa chọn còn lại chính là ở trọ. Đây là lựa chọn dành cho những bạn thích sống thoải mái hơn. Tuy nhiên để thuê được nhà trọ ở những quận trung tâm, gần trường học, tiện nghi đầy đủ chi phí sẽ khá cao ( khoảng 3-6 triệu cho 1 phòng trọ 2 người). Khi ở trọ, thời gian đầu bạn cần chuẩn bị và sắm sửa thêm các nệm, tủ, bàn ghế và một số vật dụng cá nhân khác
3. Học cách sống tự lập
“Bạn chính là người bước đi trên đôi chân của mình chứ không phải ai khác”. Từ nay cuộc sống của bạn sẽ do chính bạn làm chủ và chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Sống tự lập tức bạn phải biết chăm sóc cho bản thân từ việc ăn uống, đi lại, mua sắm đến học tập,các hoạt động ngoại khóa… Kỹ năng sống tự lập sẽ giúp cho các bạn sinh viên thích nghi với môi trường đại học nhanh chóng hơn.
Ở nhiều quốc gia, khi con cái đã đủ 18 tuổi thường không còn phụ thuộc vào cha mẹ. Họ dọn ra ngoài ở riêng, tự đi làm kiếm tiền hoặc vay tiền đi học. Điều này giúp cho các bạn sinh viên biết quý trọng đồng tiền và cố gắng học tập hết sức mình. Vậy nên những sinh viên này đều có khả năng tự lập cao, họ giải quyết các tình huống tốt và không nản chí khi gặp khó khăn, trở ngại. Đây là điều mà sinh viên Việt Nam rất nên học tập. Nhưng các bạn cần phải cân bằng giữa việc học và làm thêm. Nhiều bạn vì quá ham mê kiếm tiền mà bỏ bê học hành. Là sinh viên, phải nhớ kĩ việc học là ưu tiên hàng đầu. Các bạn nên kiếm những công việc như làm gia sư, hay thực tập tại những công ty liên quan đến chuyên ngành học tập để vừa kiếm tiền vừa trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân.
4. Học cách quản lí chi tiêu.
Đây là một trong những vấn đây gây “nhức đầu” đối với các bạn sinh viên. Là sinh viên, bạn không còn xin tiền bố mẹ lắt nhắt hằng ngày nữa mà thay vào đó là cầm một khoản tiền lớn để chi tiêu cho cả tháng. Và nó thật khó khi có quá nhiêu thứ như đồ ăn, quần áo mỹ phẩm… đang cám dỗ bạn.
Biết là khó nhưng buộc chúng ta phải tìm cách quản lí lại túi tiền của mình. Trước hết hãy cất riêng một khoản để đóng tiền nhà, tiền ăn tiền điện nước, tiền học và mua sách vở. Đây là khoản chi tiêu bắt buộc, bạn không được lấy ra để chi lấn sân sang những khoản khác. Tiếp theo đó là những khoản mua sắm phục vụ bản thân. Và số tiền còn dư sẽ để tiết kiệm phòng khi có việc gấp hay thỉnh thoảng là những buổi tiệc tùng, chuyến đi chơi ngắn cùng bạn bè. Trước khi mua bất cứ món đồ nào hãy cân nhắc thật kĩ lưỡng.
5. Làm quen với phương pháp học mới
Khi học đại học, các bạn sẽ tự phải đăng kí học phần, tự nghiên cứu, học hỏi. Nhiệm vụ của giảng viên chỉ là giảng dạy cho bạn những kiến thức trong chương trình đào tạo. Vậy nên hãy tạo thói quen tự giác trong học tập. Ngoài giờ học các bạn nên đến thư viện hay lên mạng tìm tài liệu để học hỏi thêm các kiến thức liên quan và chuyên sâu đến chuyên ngành của mình. Làm thêm, thực tập ở các công ty cũng là nơi cho bạn rất nhiều bài học và kinh nghiệm thực tế.
Kết lại: Bước vào cuộc sống sinh viên thật ra có ti tỉ những thứ mới mà các bạn phải học. Trên đây chỉ là những thứ cơ bản mà các bạn cần chuẩn bị cho những bước đầu tiên trên hành trình mới này. Cuộc sống sinh viên sắp tới có thể sẽ có nhiều khó khăn nhưng chắc chắn cũng sẽ có vô vàn những thứ mới mẻ và thú vị để bạn học hỏi và trải nghiệm.
Những chuyện dở khóc dở cười nhưng là thứ sinh viên thấy đáng giá nhất khi trải nghiệm sự kiện ở ĐH của riêng mk kb của mọi người như nào
Chơi kéo co mà không có... dây Mk hay tham gia ban hậu cần với nhiệm vụ tổ chức trò chơi, lo cơm nước cho anh chị em bạn bè trong các sự kiện ở ĐH FPT. Công việc tưởng chừng nhỏ nhặt, "bếp núc" nhưng cũng có lần phát sinh tình huống dở khóc dở cười khiến mk nhớ mãi.
"Lần đó, mình tổ chức trò chơi kéo co nhưng lại quên chuẩn bị... dây. Tìm ở gần trường chẳng có chỗ nào bán dây đủ dài, mình hỏi han tất cả bạn bè quen biết cuối cùng có một anh cho mượn dây nhưng phải đến nhà anh ấy lấy." . Được cho địa chỉ, ,mk và một người bạn nữa vội vàng đi xe máy đến nhưng lòng vòng hơn 1 tiếng không tìm thấy nhà. "Chúng mình tra map, hỏi người dân xung quanh cũng không ai biết địa chỉ này."
Cuối cùng, liên lạc với anh bạn cho mượn dây, mk mới được biết về cách đánh số nhà "xoắn não" ở khu này và cuối cùng cũng tìm được đến địa chỉ đúng. "Kết quả là hai đứa bị muộn học một buổi tiếng Anh, may mà vẫn có dây để tổ chức trò chơi
Mk bộc bạch, học chuyên ngữ nên cô bạn khá "mù" công nghệ, kể cả những kỹ năng cơ bản như dùng các phần mềm văn phòng trên máy tính. Đến khi tham gia CLB, được bầu làm thư ký chuyên ghi biên bản họp, mk tự mày mò học Word, Excel, biết thêm cả những kỹ năng như tổ chức, sắp xếp tài liệu, tổ chức họp trực tuyến, làm MC sự kiện...
"Được phân công công việc gì mình cũng sẵn sàng 'Ok, tớ từng làm rồi hoặc để tớ thử', không ngại việc mới hay việc khó. Trải nghiệm nhiều sự kiện ở ĐH, mình học hỏi được nhiều kỹ năng, học cách ứng biến trong nhiều hoàn cảnh
Lan Anh
Tuy nhiên mọi thứ không đơn giản như bạn nghĩ. Để bước chân ra khỏi vỏ bọc ấm áp của cha mẹ, bắt đầu một cuộc sống tự lập ở một môi trường hoàn toàn mới, bạn phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cho một chặng đường dài. Những bước chân đầu tiên của bạn liệu có vững chãi hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của bạn ngay từ bây giờ.
1. Tâm lí
Chắc chắn thứ đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị chính là tâm lí. “Đại học nhàn lắm! Thích học thì học, thích nghỉ thì nghỉ”, “Lên thành phố rồi tha hồ mà ăn chơi, không ai quản lí”. Chắc đây là mấy câu các bạn hay nghe mấy “ông anh, bà chị” rỉ tai suốt ngày đúng không? Ngày còn học cấp 3, suốt ngày kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, thi học kì... Nghe thôi cũng thấy đau đầu. Ở chung với bố mẹ nên đi đâu, làm gì đều bị quản lí giờ giấc, chẳng thoải mái chút nào. “Chỉ đợi ngày bước chân lên đại học rồi ta đây tha hồ mà bung xõa”. Cứ ôm cái suy nghĩ đó đi rồi cuộc sống sinh viên sẽ làm bạn ngã ngửa ngay thôi. Ừ thích học thì học, thích nghỉ thì nghỉ. Rồi rớt môn thì đóng tiền một đống tiền, bỏ thời gian đi tìm lớp, đăng kí lớp học lại, thi lại nhé! Ăn chơi 1 ngày mà lỡ lố thì cả tháng vất vả. Bắt đầu cuộc sống tự lập những thứ trong đầu bạn sẽ là học phí, tiền nhà, tiền ăn, deadline, tìm việc…làm bạn phải đau đầu.
Bước chân vào môi trường mới bạn phải biết thay đổi để thích nghi với nó bởi lúc này bên cạnh bạn không còn gia đình, hay những người bạn thân hiểu rõ mình, có thể chia sẻ với mình bất cứ lúc nào. Những ngày đầu chắc hẳn các bạn sẽ rất nhớ nhà. Hãy dành thời gian tiếp xúc, làm quen với những người bạn mới, thời gian rảnh tìm một quán nước ngồi nhâm nhi tách cà phê, đọc một cuốn sách sẽ giúp bạn thoải mái rất nhiều. Từ từ rồi bạn sẽ quen với môi trường mới. Sau khi ổn định việc học ở trường, các bạn nên tìm và tham gia một vài câu lạc bộ để trau dồi kĩ năng, có thời gian sinh hoạt, giải trí cùng mọi người đồng thời mở rộng mối quan hệ bên ngoài.
2. Lựa chọn chỗ ở phù hợp.
Tiếp theo là việc lựa chọn chỗ ở. Hầu hết các bạn sinh viên đều đi học xa nhà nên đều phải tìm cho mình một nơi ở mới. Các bạn có 2 lựa chọn chính là nhà trọ hoặc kí túc xá.
Nếu lựa chọn kí túc xá, sau khi nộp hồ sơ nhập học bạn cần nhanh tay đăng kí vì số lượng chỗ ở không có đủ cho toàn bộ sinh viên, nếu đăng kí chậm có thể bạn sẽ không được xét vào ở. Ưu điểm của việc ở kí túc xá đó là các bạn không cần mua sắm nhiều đồ đạc, chi phí vừa phải, an ninh được đảm bảo nghiêm ngặt. Bạn sẽ được sống ở một khu sinh viên đông vui, có nhiều hoạt động ngoại khóa, giao lưu. Khuyết điểm là giờ giấc của bạn không được tự do thoải mái như mong muốn, không được chọn người ở chung, không được nấu ăn và tùy trường mà kí túc xá có thêm nhiều quy định riêng khác nhau.
Lựa chọn còn lại chính là ở trọ. Đây là lựa chọn dành cho những bạn thích sống thoải mái hơn. Tuy nhiên để thuê được nhà trọ ở những quận trung tâm, gần trường học, tiện nghi đầy đủ chi phí sẽ khá cao ( khoảng 3-6 triệu cho 1 phòng trọ 2 người). Khi ở trọ, thời gian đầu bạn cần chuẩn bị và sắm sửa thêm các nệm, tủ, bàn ghế và một số vật dụng cá nhân khác
3. Học cách sống tự lập
“Bạn chính là người bước đi trên đôi chân của mình chứ không phải ai khác”. Từ nay cuộc sống của bạn sẽ do chính bạn làm chủ và chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Sống tự lập tức bạn phải biết chăm sóc cho bản thân từ việc ăn uống, đi lại, mua sắm đến học tập,các hoạt động ngoại khóa… Kỹ năng sống tự lập sẽ giúp cho các bạn sinh viên thích nghi với môi trường đại học nhanh chóng hơn.
Ở nhiều quốc gia, khi con cái đã đủ 18 tuổi thường không còn phụ thuộc vào cha mẹ. Họ dọn ra ngoài ở riêng, tự đi làm kiếm tiền hoặc vay tiền đi học. Điều này giúp cho các bạn sinh viên biết quý trọng đồng tiền và cố gắng học tập hết sức mình. Vậy nên những sinh viên này đều có khả năng tự lập cao, họ giải quyết các tình huống tốt và không nản chí khi gặp khó khăn, trở ngại. Đây là điều mà sinh viên Việt Nam rất nên học tập. Nhưng các bạn cần phải cân bằng giữa việc học và làm thêm. Nhiều bạn vì quá ham mê kiếm tiền mà bỏ bê học hành. Là sinh viên, phải nhớ kĩ việc học là ưu tiên hàng đầu. Các bạn nên kiếm những công việc như làm gia sư, hay thực tập tại những công ty liên quan đến chuyên ngành học tập để vừa kiếm tiền vừa trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân.
4. Học cách quản lí chi tiêu.
Đây là một trong những vấn đây gây “nhức đầu” đối với các bạn sinh viên. Là sinh viên, bạn không còn xin tiền bố mẹ lắt nhắt hằng ngày nữa mà thay vào đó là cầm một khoản tiền lớn để chi tiêu cho cả tháng. Và nó thật khó khi có quá nhiêu thứ như đồ ăn, quần áo mỹ phẩm… đang cám dỗ bạn.
Biết là khó nhưng buộc chúng ta phải tìm cách quản lí lại túi tiền của mình. Trước hết hãy cất riêng một khoản để đóng tiền nhà, tiền ăn tiền điện nước, tiền học và mua sách vở. Đây là khoản chi tiêu bắt buộc, bạn không được lấy ra để chi lấn sân sang những khoản khác. Tiếp theo đó là những khoản mua sắm phục vụ bản thân. Và số tiền còn dư sẽ để tiết kiệm phòng khi có việc gấp hay thỉnh thoảng là những buổi tiệc tùng, chuyến đi chơi ngắn cùng bạn bè. Trước khi mua bất cứ món đồ nào hãy cân nhắc thật kĩ lưỡng.
5. Làm quen với phương pháp học mới
Khi học đại học, các bạn sẽ tự phải đăng kí học phần, tự nghiên cứu, học hỏi. Nhiệm vụ của giảng viên chỉ là giảng dạy cho bạn những kiến thức trong chương trình đào tạo. Vậy nên hãy tạo thói quen tự giác trong học tập. Ngoài giờ học các bạn nên đến thư viện hay lên mạng tìm tài liệu để học hỏi thêm các kiến thức liên quan và chuyên sâu đến chuyên ngành của mình. Làm thêm, thực tập ở các công ty cũng là nơi cho bạn rất nhiều bài học và kinh nghiệm thực tế.
Kết lại: Bước vào cuộc sống sinh viên thật ra có ti tỉ những thứ mới mà các bạn phải học. Trên đây chỉ là những thứ cơ bản mà các bạn cần chuẩn bị cho những bước đầu tiên trên hành trình mới này. Cuộc sống sinh viên sắp tới có thể sẽ có nhiều khó khăn nhưng chắc chắn cũng sẽ có vô vàn những thứ mới mẻ và thú vị để bạn học hỏi và trải nghiệm.
Những chuyện dở khóc dở cười nhưng là thứ sinh viên thấy đáng giá nhất khi trải nghiệm sự kiện ở ĐH của riêng mk kb của mọi người như nào
Chơi kéo co mà không có... dây Mk hay tham gia ban hậu cần với nhiệm vụ tổ chức trò chơi, lo cơm nước cho anh chị em bạn bè trong các sự kiện ở ĐH FPT. Công việc tưởng chừng nhỏ nhặt, "bếp núc" nhưng cũng có lần phát sinh tình huống dở khóc dở cười khiến mk nhớ mãi.
"Lần đó, mình tổ chức trò chơi kéo co nhưng lại quên chuẩn bị... dây. Tìm ở gần trường chẳng có chỗ nào bán dây đủ dài, mình hỏi han tất cả bạn bè quen biết cuối cùng có một anh cho mượn dây nhưng phải đến nhà anh ấy lấy." . Được cho địa chỉ, ,mk và một người bạn nữa vội vàng đi xe máy đến nhưng lòng vòng hơn 1 tiếng không tìm thấy nhà. "Chúng mình tra map, hỏi người dân xung quanh cũng không ai biết địa chỉ này."
Cuối cùng, liên lạc với anh bạn cho mượn dây, mk mới được biết về cách đánh số nhà "xoắn não" ở khu này và cuối cùng cũng tìm được đến địa chỉ đúng. "Kết quả là hai đứa bị muộn học một buổi tiếng Anh, may mà vẫn có dây để tổ chức trò chơi
Mk bộc bạch, học chuyên ngữ nên cô bạn khá "mù" công nghệ, kể cả những kỹ năng cơ bản như dùng các phần mềm văn phòng trên máy tính. Đến khi tham gia CLB, được bầu làm thư ký chuyên ghi biên bản họp, mk tự mày mò học Word, Excel, biết thêm cả những kỹ năng như tổ chức, sắp xếp tài liệu, tổ chức họp trực tuyến, làm MC sự kiện...
"Được phân công công việc gì mình cũng sẵn sàng 'Ok, tớ từng làm rồi hoặc để tớ thử', không ngại việc mới hay việc khó. Trải nghiệm nhiều sự kiện ở ĐH, mình học hỏi được nhiều kỹ năng, học cách ứng biến trong nhiều hoàn cảnh
Nguyễn Quang Vinh
Ko biết ngành học của bạn như nào. Nhưng nếu để học thì nên mua lap.
Và ko nắm ngành của bạn nên mình cũng ko biết công việc nào cho hợp.
Nhưng mình có vài lời khuyên nhỏ. Lên đại học, nếu học gần nhà thì ko nói, xa nhà, ở trọ bạn nên tập quản lý đc 3 thứ.
1. Quản lý tài chính: nếu gia đình có chu cấp thì quản lý tốt bạn có thể ko cần làm thêm. Ko quản lý tốt thì làm bao nhiêu cũng ko đủ.
2. Quản lý thời gian: ở gia đình sẽ có người nhắc nhở. Học đại học ko ai nhắc, thích thì học ko thích thì nghỉ. Giờ giấc ko ai quản. Ko quản lý đc bạn sẽ khó hoàn thành tốt việc học.
3. Quản lý bản thân: như trên, đại học ko có ng nhắc nhở. Nên bạn phải biết kiềm chế bản thân, tránh sa vào sự tự do quá đà, hoặc sa vào đồng tiền quá sớm. Sự tự do như chim sổ lồng này mình từng mắc vào lúc đại học, cũng may vẫn ra trường với cái bằng. Nhưng bạn mình thì ko may mắn như vậy, có đứa bị đuổi học, có đứa sa vào Amway mà bỏ học luôn. Nên phải quản lý bản thân chặt vào.
Ngoài ra thì bạn cũng tìm hiểu 1 tý về việc nhìn người và tin người. Ra đại học là tứ xứ tụ về, toàn 1 đám ngây ngô lớp 12, nhưng vẫn có những "con quỷ" trong đó, nên cẩn thận.
Học đại học thì khỏe, ko nhiều như cấp 3. Hồi mình học vẫn còn học kiểu học phần, giờ học tín chỉ thì còn chủ động hơn nữa, nên dễ dàng hơn. Tất nhiên, kiến thức thì chuyên sâu hơn, nhưng chịu học cũng ra thôi.
Còn trải nghiệm của mình à? Hồi đại học có cái đói là nhớ nhất thôi. 🤣🤣
Lan Anh
Nhớ đọc hết phần trải nghiệm bên dưới nx nha