Cần lưu ý những gì khi làm quản trị thương hiệu trực tuyến (Online Reputation Management)?

  1. Marketing

Người làm quản trị thương hiệu cần lưu tâm những gì khi tiến hành quản trị thương hiệu trực tuyến?

Từ khóa: 

marketing

Theo tôi, luôn có một vài quy tắc mà người làm thương hiệu phải lưu ý khi quản trị thương hiệu của mình hoặc của doanh nghiệp trên Internet. Nó gần giống như những điều cấm kị, mấy bạn không nên làm để tránh gặp rắc rối về vấn đề "reputation" của mình bị đẩy đi theo chiều hướng tiêu cực.

ĐỪNG BẤM, ĐỪNG SHARE

Nếu có ai nói xấu về bạn thì chắc chắn rằng bạn sẽ rất muốn bấm vào đó để xem họ nói gì và không chỉ xem một lần mà còn xem đi xem lại nhiều lần nữa. Và rồi có thể bạn sẽ gửi đường link này cho bạn bè, người thân, nhân viên, đồng nghiệp của bạn để họ vào xem. Tốt nhất đừng làm thế! Vì nó chỉ càng khiến cho các bộ máy tìm kiếm đánh giá rằng các nội dung tiêu cực này là thu hút và phù hợp (nên mới có nhiều người xem và share cho nhiều người khác xem nữa). Dù bất cứ tình huống như thế nào cũng không nên đưa những nội dung này tới nhiều người biết, chẳng để làm gì cả.

Đừng tranh cãi

Đừng tốn công sức viết lại để bào chữa, đừng trả lời, đừng tham gia thảo luận trên các nội dung tiêu cực này. Tất cả chỉ sẽ khiến thu hút thêm sự chú ý về phía bạn một cách không cần thiết. Hơn nữa những kẻ đã cố tình “bôi tro trét trấu” thì dù bạn có nói thế nào thì họ cũng sẽ tìm cách bẻ, vặn vẹo, bươi móc những gì bạn nói để trả lời lại bạn bằng những thứ càng không hay ho hơn. Đừng tiếp thêm đạn cho giặc. Tốt hơn hết, nếu bạn không thể tìm cách thoả hiệp với đối phương thì nên chống lại sự khiêu khích bằng việc im lặng. Đây là quy tắc CỰC KỲ quan trọng khi bạn tiến hành quản trị thương hiệu trực tuyến.

Hãy để tiếng nói của bạn được nghe thấy

Tự thiết lập sự nhận diện của mình trên mạng và đừng để người khác lấy nó đi mất. Bạn nên đăng ký tất tần tật các mạng xã hội khác nhau Facebook, Google+, LinkedIn, Twitter và dùng tên thật của bạn trên đó. Các kênh social thường hay có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm cho những từ liên quan đến cá nhân, do đó hãy đăng ký càng nhiều thì càng tốt. Đảm bảo rằng profile, Resume / CV của bạn thì đã cập nhật đầy đủ, chứ không phải các thông tin lỗi thời. Nếu có thể viết tốt thì hãy viết blog, biết chụp hình thì tạo tài khoản Flickr hay Pinterest v.v… Nói chung hãy đưa càng nhiều thông tin “thực tế” mà bạn có thể điều khiển về bản thân bạn hay công ty lên mạng thì càng tốt.

Đừng để bị tống tiền

Một trong những suy nghĩ thường gặp của các công ty là thường dùng tiền để giải quyết mọi thứ cho nhanh hơn. Trong một số trường hợp thì có thể đúng nhưng trong ORM điều này như con dao hai lưỡi. Nếu một trang web A đăng tải những bài viết mang tính không tốt cho doanh nghiệp của bạn, bạn chi cho họ một mớ tiền để họ gỡ bỏ bài viết đó, điều này có thể xem như là giải pháp nhanh nhất nhưng về lâu dài thì không. Sau khi nhận tiền của công ty bạn và gỡ bỏ bài viết thì chắc gì một thời gian sau đó web A này sẽ không đăng tiếp 1 bài viết negative về bạn nữa? Và lần này có thể là do web A tự đăng vì có thể họ biết rằng bạn sẽ trả tiền để gỡ bỏ bài viết đó và lúc này công ty bạn trở thành mục tiêu tống tiền. Đừng để bị rơi vào tình huống đó, dưới mọi hoàn cảnh, đừng thỏa hiệp hay chọn giải pháp dễ dàng cho nhất thời nhưng nguy hại cho tương lai. Trong trường hợp này, tiền sẽ chỉ đem lại rắc rối cho bạn thôi!

Trả lời

Theo tôi, luôn có một vài quy tắc mà người làm thương hiệu phải lưu ý khi quản trị thương hiệu của mình hoặc của doanh nghiệp trên Internet. Nó gần giống như những điều cấm kị, mấy bạn không nên làm để tránh gặp rắc rối về vấn đề "reputation" của mình bị đẩy đi theo chiều hướng tiêu cực.

ĐỪNG BẤM, ĐỪNG SHARE

Nếu có ai nói xấu về bạn thì chắc chắn rằng bạn sẽ rất muốn bấm vào đó để xem họ nói gì và không chỉ xem một lần mà còn xem đi xem lại nhiều lần nữa. Và rồi có thể bạn sẽ gửi đường link này cho bạn bè, người thân, nhân viên, đồng nghiệp của bạn để họ vào xem. Tốt nhất đừng làm thế! Vì nó chỉ càng khiến cho các bộ máy tìm kiếm đánh giá rằng các nội dung tiêu cực này là thu hút và phù hợp (nên mới có nhiều người xem và share cho nhiều người khác xem nữa). Dù bất cứ tình huống như thế nào cũng không nên đưa những nội dung này tới nhiều người biết, chẳng để làm gì cả.

Đừng tranh cãi

Đừng tốn công sức viết lại để bào chữa, đừng trả lời, đừng tham gia thảo luận trên các nội dung tiêu cực này. Tất cả chỉ sẽ khiến thu hút thêm sự chú ý về phía bạn một cách không cần thiết. Hơn nữa những kẻ đã cố tình “bôi tro trét trấu” thì dù bạn có nói thế nào thì họ cũng sẽ tìm cách bẻ, vặn vẹo, bươi móc những gì bạn nói để trả lời lại bạn bằng những thứ càng không hay ho hơn. Đừng tiếp thêm đạn cho giặc. Tốt hơn hết, nếu bạn không thể tìm cách thoả hiệp với đối phương thì nên chống lại sự khiêu khích bằng việc im lặng. Đây là quy tắc CỰC KỲ quan trọng khi bạn tiến hành quản trị thương hiệu trực tuyến.

Hãy để tiếng nói của bạn được nghe thấy

Tự thiết lập sự nhận diện của mình trên mạng và đừng để người khác lấy nó đi mất. Bạn nên đăng ký tất tần tật các mạng xã hội khác nhau Facebook, Google+, LinkedIn, Twitter và dùng tên thật của bạn trên đó. Các kênh social thường hay có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm cho những từ liên quan đến cá nhân, do đó hãy đăng ký càng nhiều thì càng tốt. Đảm bảo rằng profile, Resume / CV của bạn thì đã cập nhật đầy đủ, chứ không phải các thông tin lỗi thời. Nếu có thể viết tốt thì hãy viết blog, biết chụp hình thì tạo tài khoản Flickr hay Pinterest v.v… Nói chung hãy đưa càng nhiều thông tin “thực tế” mà bạn có thể điều khiển về bản thân bạn hay công ty lên mạng thì càng tốt.

Đừng để bị tống tiền

Một trong những suy nghĩ thường gặp của các công ty là thường dùng tiền để giải quyết mọi thứ cho nhanh hơn. Trong một số trường hợp thì có thể đúng nhưng trong ORM điều này như con dao hai lưỡi. Nếu một trang web A đăng tải những bài viết mang tính không tốt cho doanh nghiệp của bạn, bạn chi cho họ một mớ tiền để họ gỡ bỏ bài viết đó, điều này có thể xem như là giải pháp nhanh nhất nhưng về lâu dài thì không. Sau khi nhận tiền của công ty bạn và gỡ bỏ bài viết thì chắc gì một thời gian sau đó web A này sẽ không đăng tiếp 1 bài viết negative về bạn nữa? Và lần này có thể là do web A tự đăng vì có thể họ biết rằng bạn sẽ trả tiền để gỡ bỏ bài viết đó và lúc này công ty bạn trở thành mục tiêu tống tiền. Đừng để bị rơi vào tình huống đó, dưới mọi hoàn cảnh, đừng thỏa hiệp hay chọn giải pháp dễ dàng cho nhất thời nhưng nguy hại cho tương lai. Trong trường hợp này, tiền sẽ chỉ đem lại rắc rối cho bạn thôi!