Cần học hỏi, rèn luyện những gì trở thành một gia sư tốt và trên mức tốt?
Mình gắn bó với công việc gia sư và mong muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này nên hi vọng sẽ được lắng nghe suy nghĩ từ các bạn Noron.
giáo dục
Xuất phát từ những điều bản thân muốn cống hiến tri thức từ trái tim chính bạn, thì tri thức đó sẽ sáng tạo dễ đi sâu vào tiềm thức 1 cách tích cực mà rút ngắn thời gian hơn.
là niềm tin cho học trò có nhiều động lực, để trở nên nhiệt huyết thông thái giống như người thầy bằng cái tâm cho đi.
Niềm tin với 1 gia sư sẽ không bị giới hạn đến khi thành công thành sự thật
bởi trái tim đầy yêu thương và rộng mở từ sự tích cực ở bên trong 🌈
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Alena Healing
Sophie
Người thầy trung bình chỉ biết nói
Người thầy giỏi biết giải thích
Người thầy xuất chúng biết minh họa
còn Người Thầy vĩ đại thì biết cách truyền cảm hứng. (William A.Warrd)
Câu nói khá đúng với bản thân mình. Khi gặp được người dạy có lòng nhiệt huyết thì tự nhiên mình cũng ham học hơn hẳn, kiểu không muốn phụ công của thầy/cô ấy.
Rồi mình cũng không quá quan tâm tới trình độ của người dạy, vì cái mình cần hơn là phương pháp dạy của họ phù hợp với bản thân. Hợp gout thì trình độ của bản thân lên rất nhanh, không chán ghét việc học, tự giác học tập nữa.
Jae Zin
Theo mình để trở thành một gia sự tốt thì không chỉ kiến thức phải đảm bảo mà còn thái độ phải tốt nữa, nhất là sự kiên nhẫn và biết lắng nghe học sinh. Chứ mình thấy nhiều gia sư chỉ đến dạy là xong, các em áp lực, mệt mỏi vẫn không thèm an ủi động viên. Trong khi đó, những lúc bất an cần lắm một người chia sẻ. Nên là làm gia sư ngòai kĩ năng cứng ra còn phải bổ trợ kĩ năng mềm là khả năng giao tiếp và lắng nghe.
Don Nguyen
Phương Chi
Để làm gia sư thì yêu cầu đầu tiên chính là kiến thức. Nếu bạn không có kiến thức gì lấy gì để dạy cho người ta. Tiếp theo là chăm nói chuyện, giao lưu chia sẻ nhiều nhất có thể để tự chỉnh sửa và hoàn thiện cách đưa ra ý kiến, cách diễn đạt bởi vì một gia sư không thể diễn đạt trọn vẹn suy nghĩ của mình thì học viên sao hiểu được, đúng ko ạ
Đó là một vài chia sẻ nhỏ, mong có thể giúp ích cho bạn
Nguyễn Duy Thiên
Gia sư có lẽ phải biết đặt mình trong vai trò học trò để hiểu được tốt nhất những khó khăn học trò đang gặp phải. Như thế mình sẽ kiên nhẫn hơn, giảng giải bằng nhiều cách để tìm cách hiệu quả hơn, và đặc biệt là hiểu từng học trò hơn.
Gần đây em có một học trò mếu máo xém khóc vì bài khó, em lại nhớ lại ngày xưa khi ba dạy học lúc mình cũng bí như thế nó căng thẳng cỡ nào. Điều này làm em liên tưởng và đặt lại mình vào tình huống; từ đó đưa ra hướng giải quyết mà mình cho là tốt nhất, hoặc ít nhất là tốt hơn so với những trải nghiệm mà mình đã từng trải qua.
Giang Giang
Đầu tiên là phải rèn luyện cách dùng từ, khi làm gia sư thì phải biết cách sắp xếp và dùng các từ để nói cho đối phương hiểu
Thứ hai là phải rèn luyện tính kiên nhẫn, gia sư mà "lóng như kem" là dở rồi
Thứ ba là nhịp điệu giọng nói, nếu cứ nói ngang ngang một âm điệu thì sẽ dễ gây cảm giác chán và buồn ngủ
Thứ 4 là, trước khi đi làm gia sư thì hãy thử làm học viên, để phát hiện ra những điểm cần lưu ý, cần cải tiến khi dạy cho người khác
Đó là góp ý của mình ạ