"Cần cù bù thông minh", liệu câu này có luôn đúng?

  1. Phong cách sống

Bản thân mình đang là người theo đuổi một công việc sáng tạo, nhưng lại không phải là người được trời phú cho có khả năng sáng tạo mạnh mẽ. Mình luyện tập để sáng tạo, học hỏi mỗi ngày để sáng tạo nhưng khi đứng trước những con người với đầu óc sáng tạo thiên bẩm, mình luôn cảm thấy bản thân có cố gắng mấy cũng không thể bằng họ. Và thực sự đúng là như vậy!

"Cần cù bù thông minh", các cụ thì hay nói thế, nhưng câu này có thực sự đúng không? Mình cảm thấy dù có cố gắng cần cù đến mấy nhưng bạn sẽ không bao giờ thành công bằng những người sinh ra để làm công việc đó. Đương nhiên mình không nhìn vào những người như vậy để gato với họ, nhưng cũng phần nào nhận ra đó là những bậc thang mà bản thân khó có thể chạm tới, hoặc dù có chạm tới cũng họ cũng đã đứng ở bậc cao hơn. Nếu bất kỳ ai cứ cố gắng cần cù là sẽ đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp thì chắc thế giới này đã nhiều cái tên trên "bảng vàng" hơn rồi.

Xin được trích dẫn một câu để minh chứng thêm, trong những ngành nghệ thuật thì chắc hẳn câu "cần cù bù thông minh" là khá vô nghĩa.

"Cứ mãi đam mê, cứ mãi dại khờ thôi. Nhưng tuổi trẻ cần tỉnh táo để nhận ra năng lực của mình có phù hợp với cái mình mê hay không. Ông trời luôn sinh ra mỗi người có một thế mạnh, năng khiếu riêng... Em có thể dùng cần cù và cố gắng để đạt được 80%, nhưng để có 100% cần phải có tài năng và cả may mắn." - Nhạc sỹ Phạm Toàn Thắng.

Từ khóa: 

cần cù bù thông minh

,

tài năng

,

may mắn

,

phong cách sống

Mình nghĩ cái gì cũng vậy làm sao mà hoàn hảo được. Vấn đề ở đây không phải là bạn cố gắng cần cù để đạt được 100% thành tích, mà là bạn cần cù để đạt kỷ lục của chính bạn đặt ra. Chiến thắng chính mình đã là thành công rồi. Cũng như những người "sinh ra để làm công việc đó", biết đâu họ lại không thể bằng bạn trong một lĩnh vực nào khác thì sao. Vì bạn cũng là một người sinh ra để làm công việc gì đó, kiểu như bạn xuống Trái đất này chỉ để làm công việc đó. Có thể chúng ta chưa nhận ra là mình giỏi nhất cái gì, nhưng chắc chắn là bạn vẫn hơn khối người ở một lĩnh vực nào đó. 
Trả lời
Mình nghĩ cái gì cũng vậy làm sao mà hoàn hảo được. Vấn đề ở đây không phải là bạn cố gắng cần cù để đạt được 100% thành tích, mà là bạn cần cù để đạt kỷ lục của chính bạn đặt ra. Chiến thắng chính mình đã là thành công rồi. Cũng như những người "sinh ra để làm công việc đó", biết đâu họ lại không thể bằng bạn trong một lĩnh vực nào khác thì sao. Vì bạn cũng là một người sinh ra để làm công việc gì đó, kiểu như bạn xuống Trái đất này chỉ để làm công việc đó. Có thể chúng ta chưa nhận ra là mình giỏi nhất cái gì, nhưng chắc chắn là bạn vẫn hơn khối người ở một lĩnh vực nào đó. 

Cần cù ở đây mình nghĩ nên hiểu theo nghĩa thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp, có mục tiêu rõ ràng, có sự cố gắng , độ lỳ để tìm cách thích nghi, tìm được phương pháp và con đường phát triển với công việc & thứ mình đã chọn.

Cần cù ko nên chỉ hiểu ở nghĩa try hard, try hard một cách mù quáng và thiếu phương pháp, thiếu mục tiêu. Bạn có thể thấy mình đã rất nỗ lực, rất cố gắng nhưng bạn thấy bạn ko gặt hái được kết quả. Quan điểm của mình là hãy cần cù, nhưng làm thành công hay thấy bại đều cố gắng hiểu tại sao, tại sao; cố gắng nhìn rộng, nhìn sâu để tìm được đúng điểm cốt lõi, để mình tìm ra con đường đi cho chính mình phù hợp.

Vde lớn nhất là bạn phải tìm cách hiểu được bản thân, hiểu được năng lực, tiềm lực & cả điêm yếu của mình để lựa chon được con đường, phương pháp phù hợp nhất để đi tới. Ko ai tự nhiên hiểu hết được đó, kể cả người thông minh hay có năng khiếu thiên bẩm. Vì thế lao động, trải nghiệm có phương pháp, có mục tiêu và tìm cách hiểu bản thân để tìm được con đường cho mình mới là mấu chốt.

Cùng là đích đến thành công, nhưng con đường của mỗi người đi là khác nhau. Người thông minh, có năng khiếu họ tiếp cận nhanh, giải quyết vấn đề nhanh hơn bạn, vì thế trong cùng thời gian, họ bước đi nhanh hơn bạn. Còn bạn, thời gian đầu ít lợi thế hơn; học hỏi, đào sâu, lao động và dành thời gian x1.5 lần, x2 lần so với người thông minh để tìm ra phương pháp, con đường, tạo lập giá trị của riêng mình.

Kinh nghiệm là, đừng nhìn vào con đường của người khác, xuất phát điểm của người khác. Hãy tập trung vào mục tiêu, con đường của mình & chọn lối đi cho riêng mình.

Cần cù đương nhiên là một cách tốt để bù thông minh. Còn có đủ để bù hay không lại là chuyện khác.

Hãy thử tượng tượng, bạn là "Đế Thích Thiên" sống vài ngàn năm không chết, khi đó bạn sẽ đủ thời gian để học mọi thứ, giỏi mọi thứ. Còn thực tế chúng ta có ít thời gian.

Nếu cần cù chăm chỉ bù được cho tất cả mọi thứ thì đã có rất nhiều Einstein rồi. Trừ 1 số thứ đặc biệt, và (tất nhiên não ko quá tàn) thì hầu hết mọi người nếu chăm chỉ, cố gắng đều sẽ làm được ở mức tròn vai, nhưng nếu ko có năng khiếu, ko có thiên phú thì ko bao h bạn vượt qua được mức ấy để trở nên xuất sắc.

Ngoài ra, người có khả năng thiên bẩm về 1 lĩnh vực nào đó sẽ học hỏi và tiến bộ nhanh hơn rất nhiều so với người bình thường (tất nhiên là xét trên cùng 1 mức độ try hard). Thêm vào đó, tốc độ tiến bộ của người bình thường sẽ chậm dần và thường sẽ đạt tới 1 số giới hạn khó vượt qua (mà dân tu tiên gọi là bình cảnh) cần tới may mắn hoặc nỗ lực rất lớn, trong khi những người có thiên phú thì sẽ có ít "bình cảnh" hơn và dễ dàng vượt qua chúng hơn.

Mình nói đơn giản thôi: "Nhẫn vô tận sinh ra trí vô tận". Tin hay không thì tùy các bạn.

Chăm chỉ cũng là một loại tài năng đó chứ. Ví dụ điển hình chắc là cặp đôi Ronaldo và Messi.

Sự thật đáng buồn là không bạn nhé.

Cần cù không bù thông minh.

Sự thật ở đời là bọn thông minh nó thường không chỉ thông minh mà còn chăm chỉ, sống có định hướng, mục tiêu rất rõ ràng, nghĩa là nó hồng thôi ta đuổi ta bở hơi tai rồi nó còn vừa hồng vừa chuyên nữa, đuổi kiểu gì?

[Nếu bạn lười như tôi, bạn có thể dừng ở đây]

Sự thật đáng buồn hơn là cần cù và thông minh là 2 tính từ đại diện cho 2 khái niệm khác nhau... vì thế có so cũng không so được...

thông minh đối lập với ngu dốt trong hệ quy chiếu

cần cù đối lập với lười biếng trong hệ quy chiếu

cái câu trên tự cho rằng thông minh thì sẽ lười, còn cần cù thì sẽ ngu dốt...

dẫn dến nó bỏ qua những trường hợp như tôi ( vừa lười vừa ngu) và vừa thông minh vừa chăm chỉ ( crush của tôi)...

nhưng tại sao cái câu này được tạo ra để dạy dỗ chúng ta suốt bao lâu này, tổ tiên bị ngu à mà ko biết cái tôi vừa nói?
họ biết chứ! họ còn biết là ở đời chỉ có 2 dạng người : 1 dạng người đã đánh thức được tiềm năng năng lực của mình - ngọc đã sáng; 1 dạn người chưa đánh thức được tiềm năng của mình - ngọc chưa mài.

Ngọc đã sáng tựa như người đã được thế gian công nhận là thông minh, tỏa sáng mạnh mẽ, nhưng cái gì show ra hết rồi thì động lực thì hết rồi...

Ngọc chưa mài, nếu mài thật tốt, dũa thật tốt thì giá trị tăng lên, ai biết được mài nữa, dũa nữa nó ra cái gì? Kể cả không ra cái gì, thì nó cũng tựa như tiềm năng của con người, phải khai phá phải tìm ra phải tự làm mới mình, phải tự tìm thấy mình.

Bao nhiêu lần bạn cố hết sức làm một thứ, vẫn thất bại, nhưng lại tìm thấy một chân trời khác dành cho mình?

[Chúc mừng sự chăm chỉ của bạn, đây mới là điều tôi muốn nói]

Vì thế ý của cổ nhân nói rằng: Nhân sinh phải luôn cho rằng mình ngu, mình dốt nên mình phải chăm chỉ, phải cố gắng tìm kiếm và khai thác hết tài năng của mình.

Cần cù đại diện cho tiềm năng chưa khai phát của mình, càng đi tìm càng thấy mình có nhiều tiềm năng hơn.

Thông minh đại diện cho tiềm năng đã khai phát của mình, nếu mình cứ dựa vào nó, coi nó là cao siêu thì nó là tất cả những gì bạn có!

Đồng thời nếu nghĩ kĩ sẽ thấy, ai gần bạn hơn bạn?

Nếu bạn thấy mình đã thông minh, đã kiệt xuất thì tựa như bạn chẳng còn tiềm năng nào để khai phát nữa, ở đỉnh cao rồi, sau đó chỉ có đi xuống thôi...

Còn nếu bạn thấy mình chẳng có gì hơn người, chẳng có cách nào khác hơn người, phải cần cụ cặm cụi sống tiếp thôi, thì bạn có cả thế giới tiềm năng để khai phá, để phát triển, và vì bạn đang ở chân quả núi rồi, cứ leo thôi, có lẽ 1 ngày sẽ đến đỉnh đấy, nhưng tôi thì hi vọng là không bao giờ, vì người leo núi mà hết núi để leo rồi thì nghỉ hưu chứ biết làm gì?

[Tôi thì tôi lười lắm, nên tôi sẽ không nói nữa, tôi đi nhớ về crush của tôi đây, nhớ bạn ấy quá... mà sao lười nói lời yêu quá...]

Mình đồng tình với quan điểm của bạn. Năng khiếu là thiên bẩm của mỗi người. Nó được phản ánh qua các hoạt động thực tiễn như học tập, rèn luyện kể cả vui chơi giải trí. Sẽ luôn có người này trội hơn người kia, nhóm này trội hơn nhóm kia. Bạn có thể ghen tỵ với tài năng của họ, nhưng bạn không nên nghĩ rằng là họ không cố gắng hoặc chưa từng cố gắng. Có hàng vạn người cao tay hơn những người bạn ngưỡng mộ về khả năng sáng tạo của họ, nhưng họ không để tâm mà lúc nào cũng nghĩ cách nuôi nấng cho cái sáng tạo của họ thôi. Trong khi họ làm như vậy thì bạn lại luôn nhìn về họ và ghen với họ, đâm ra tâm trí không thoải mái, không linh hoạt thì làm sao có thể sáng tạo được. Phải không? Bạn chỉ đơn thuần là gặp phải vấn đề về việc lúc nào cũng suy nghĩ và so sánh với người khác thôi. Có mục tiêu (người giỏi hơn) để theo đuổi là tốt, nhưng đừng vì vậy mà đánh mất bản sắc cũng như những gì mình đang có, cũng như lúc nào cũng so bản thân mình với người khác, mà chưa một lần nào nhìn nhận và tôn trọng giá trị của bản thân. Đừng lo lắng về việc người ta tài năng hơn bạn là xấu, là tiêu cực mà nên học hỏi họ cũng như tận dụng một cách tích cực những giá trị căn cốt của bản thân bạn làm nền tảng. Chúc bạn thành công!
Em nghĩ là những bạn thông minh dù gì vẫn hơn nhiều so với những bạn cần cù.
Mình nghĩ là cần cù sẽ tích luỹ kinh nghiệm, hoặc kích tối hiệu suất IQ của bạn lên mức cao nhất. Chứ không phải sẽ thông minh lên.