Cảm nhận về cuốn sách Hành trình trở về phương Đông?
Mấy hôm vừa rồi mình có đọc được cuốn sách Hành trình chở về Phương Đông, phóng tác bởi tác giả Nguyên Phong.
Mình biết tới cuốn sách này bởi thầy Trần Việt Quân trên Youtube, nhưng lại ko chủ đích mua nó, mà lại mua cuốn Muôn kiếp nhân sinh.
Lạ thay là bạn của mình lại mua cuốn này, mình có mượn đọc, sau khi đọc xong thì thấy thông suốt 1 số vấn đề, nhưng có thể nhiều người sẽ cho rằng cuốn sách này mang tính tâm linh bịa đặt.
Mình xin phép được thảo luận cùng các bạn vấn đề mình cảm nhận được về cuốn sách này.
Đó là vấn đề về linh hồn, trước đây mình là người không tin vào ma, quỷ, linh hồn vì mình chuyên tự nhiên. Nhưng sau khi đọc mình thấy rằng rõ ràng chúng ta đang sống trong một không gian phức tạp hơn ta tưởng nhiều, trong đó cơ thể vật lý của chúng ta cấu tạo bởi các nguyên tố nặng chịu sự chỉ phối của tinh thần, linh hồn( thể vía)- các nguyên tố nhẹ. Khi ta chết đi, cơ thể vật lý sẽ phân hủy nhưng thể vía của ta vẫn còn và tồn tại ở 1 chiều khác. Và thể vía này được gọi là ma quỷ trong các tầng thấp, nơi mà người chết còn nhiều dục vọng, còn lưu luyến với thực tại (đặc biệt là chết trẻ, bệnh nan y, chết bất đắc kỳ tử). Vì vậy, mình tin vào cả luân hồi, nghĩa là thể vía này lại ăn nhập vào 1 cơ thể vật lý khác, và thực tế có rất nhiều trường hợp luân hồi. Một vấn đề nữa có thể được giải thích hợp lý đó là hiện tượng các nhà ngoại cảm có thể trò chuyện với linh hồn người đã khuất để tìm được vị trí hài cốt. Xét cho cùng thì con người được thoả mãn trong 3 chiều về không gian, nhưng lại bị giới hạn bởi chiều thời gian, và theo mình hiểu là cả chiều về dung động, tất cả các giác quan của ta chỉ có thể cảm nhận được các dụng động từ 16-20khz bằng tai và 0.4-1x10^17 hz bằng mắt (ánh sáng ). Vậy là chúng ta hoàn toàn ko biết các dải rung động ngoài các khoảng kia trông như thế nào, chúng ta đo và tính toán được nhưng không nhìn hay nghe đc, và có nhiều cái chưa đo được nữa. Cuốn sách này cũng hướng mình tới những điều mình trước đây có quan tâm nhưng ít suy nghĩ, đó là các vấn đề về tiên tri, những người đoán trước được các sự kiện xảy ra trong tương lai....
Cuốn sách này dường như tạo cho mình 1 suy nghĩ rất hợp lý và khoa học về những điều trên. Mình nghĩ rất nhiều về vấn đề này, không biết các bạn có quan điểm thế nào, các bạn đã đọc rồi thì có thể cho mình góc nhìn của các bạn. Cảm ơn các bạn.
Lan Anh
Phương Thái
Tôi bắt đầu nghi ngờ những gì viết trong sách là bịa đặt khi phát hiện nó đề cập đến một chi tiết xuất hiện trên báo Mỹ vào năm 1966, nhưng tác giả của nó, Baird T. Spalding, đã mất năm 1953, làm sao ông thấy được một tờ báo lớn tại Hoa Kỳ viết cái gì vào năm 1966?
Tôi đã đọc cả hai bản Hành trình về phương Đông: bản của Nguyên Phong, bản nguyên tác của Baird T. Spalding (dày 900 trang). Và tôi đã so sánh ra sự khác biệt một trời một vực của 2 cuốn sách này. Chi tiết được tôi trình bày ở đây:
Hóa ra nội dung trong cuốn Hành trình về phương Đông của Nguyên Phong là hư cấu 100% vì nó được viết dựa trên một bản nguyên tác cũng là một tác phẩm hư cấu. Bản thân tác giả của bản nguyên tác, Baird T. Spalding, là một tay đại bịp, nói dối đủ thứ để bán sách và mở các buổi thuyết giảng:
→
Cái khó hiểu là việc Nguyên Phong phóng tác ra cuốn thì Hành trình về phương Đông thì sao không nói ra ngay từ đầu rằng mình "phóng tác"? Đằng này, NXB và Nguyên Phong lại lập lờ, lúc thì in là “dịch”, lúc thì in là “phóng tác”. Bởi vậy bây giờ người ta mới tranh cãi là Hành Trình Về Phương Đông là phóng tác hay dịch. Và bây giờ tôi đã có câu trả lời chính xác:
Thuy Kira
An
Hơi liên quan 1 chút là Noron cũng đã có bạn đặt câu hỏi rất hay về Linh hồn và thân xác.
Bạn đọc thêm nhé!
THÂN XÁC bất tiện như vậy - Vì sao LINH HỒN vẫn cần thân xác để trú ngụ?
www.noron.vn
Cá nhân mình là người đã đọc gần hết các cuốn sách của bác Nguyên Phong - với khởi đầu là Hành trình về phương Đông thì đây là cuốn sách đáng đọc 1 lần trong đời.
Quang Anh
Nguyenphuhoang Nam
Đây là cuốn sách mình khá thích. Nhìn chung mình thích các cuốn sách có số trang vừa phải nhưng đặt ra các vấn đề cho người đọc suy ngẫm thêm.
Hành trình về phương Đông dạo qua một loạt các hiện tượng tâm linh, để từ từ vén tấm màn hư ảo, huyền bí mà người đời thêm vào vì những động cơ khác nhau. Với mình, đây là cuốn sách nên đọc lại nhiều lần.
Tiên Tích Tầm Long
Hành trình về phương Đông là hành trình tìm về những giá trị lâu đời mà người ta quên mất trong đời sống xô bồ. Không phải ai cũng viết được như tác giả đâu, nên những người chê trách tác giả còn phải học tác giả nhiều.