Cảm hứng sáng tác truyện kiều của Nguyễn Du?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Khi Nguyễn Du đưa cho người bạn của mình là Phạm Quý Thích cuốn Đoạn trường tân thanh để đi khắc in ở phố Hàng Gai (Thăng Long), ông không nghĩ tập giấy dó mỏng manh của mình sẽ trở thành kiệt tác và có số phận kỳ lạ vào bậc nhất trong các tác phẩm văn chương của xứ sở này. Nhưng với Phạm Quý Thích, bằng con mắt xanh hiếm có, ông đã tiên đoán ngay tác phẩm này sẽ có sức sống lâu dài: Bạc mệnh cầm chung oán hận trường (Tiếng đàn Bạc mệnh của Thúy Kiều đã dứt nhưng oán hận thì còn mãi). Và quả vậy, từ khi Truyện Kiều được khắc in và truyền bá, thì từ vua quan cho tới thứ dân ai cũng đọc Kiều, mê Kiều. Các ông vua tài văn chương như Minh Mạng, Tự Đức tổ chức cuộc thi vịnh Kiều ở Kinh đô, các quan nhân – thi sĩ lừng danh triều Nguyễn đều đọc Kiều, bình Kiều và vịnh Kiều: Vũ Trinh, Nguyễn Lượng, Nguyễn Đăng Tuyển (Mộng Liên Đường Chủ Nhân), Phong Tuyết Chủ Nhân Thập Thanh Thị, Nguyễn Công Trứ, Hà Tông Quyền, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Đào Nguyên Phổ… Người ta làm chèo về Kiều, tuồng Kiều, vẽ tranh Kiều, đố Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều… Người dân coi việc biết Truyện Kiều là tiêu chuẩn của một người biết sống.
Trả lời
Khi Nguyễn Du đưa cho người bạn của mình là Phạm Quý Thích cuốn Đoạn trường tân thanh để đi khắc in ở phố Hàng Gai (Thăng Long), ông không nghĩ tập giấy dó mỏng manh của mình sẽ trở thành kiệt tác và có số phận kỳ lạ vào bậc nhất trong các tác phẩm văn chương của xứ sở này. Nhưng với Phạm Quý Thích, bằng con mắt xanh hiếm có, ông đã tiên đoán ngay tác phẩm này sẽ có sức sống lâu dài: Bạc mệnh cầm chung oán hận trường (Tiếng đàn Bạc mệnh của Thúy Kiều đã dứt nhưng oán hận thì còn mãi). Và quả vậy, từ khi Truyện Kiều được khắc in và truyền bá, thì từ vua quan cho tới thứ dân ai cũng đọc Kiều, mê Kiều. Các ông vua tài văn chương như Minh Mạng, Tự Đức tổ chức cuộc thi vịnh Kiều ở Kinh đô, các quan nhân – thi sĩ lừng danh triều Nguyễn đều đọc Kiều, bình Kiều và vịnh Kiều: Vũ Trinh, Nguyễn Lượng, Nguyễn Đăng Tuyển (Mộng Liên Đường Chủ Nhân), Phong Tuyết Chủ Nhân Thập Thanh Thị, Nguyễn Công Trứ, Hà Tông Quyền, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Đào Nguyên Phổ… Người ta làm chèo về Kiều, tuồng Kiều, vẽ tranh Kiều, đố Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều… Người dân coi việc biết Truyện Kiều là tiêu chuẩn của một người biết sống.