Cảm giác của bạn thế nào khi nhận biết một người "trên cơ" mình?

  1. Xã hội

  2. Tâm sự cuộc sống

Những dấu hiệu nhận biết một người giỏi hơn bạn là gì?

Bạn cảm thấy thế nào khi giao tiếp với họ - những người giỏi hơn mình hoặc có lượng kiến thức ngang ngửa. Khi cả hai đều có thể mang tới giá trị cho nhau?

Từ khóa: 

tài giỏi

,

tài năng

,

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

Là khi mình nói về vấn đề gì nó cũng có thể tranh biện, phản biện cùng mình, mà không phải vô căn cứ đâu mà có căn cứ cụ thể, rất hay và bánh cuốn! Ban đầu thì cảm xúc cũng hơi dâng cao và háu thắng nhưng càng về sau thì kiên nhẫn hơn. Hiện tại cái thằng mình đang nhắc đến nó lại là bạn thân mình luôn, chơi với nhau được 4 năm rồi, kể từ những ngày đầu còn học đại học. Có 1 đứa bạn như này chất lượng hơn ti tỉ mấy đứa chỉ gọi dạ bảo vâng các bạn nhé, ngồi nói chuyện mà cứ đồng tình với ừ ờ mãi thì chán lắm! Cứ phải gặp những kiểu người như này mình mới khôn lên được.

Trả lời

Là khi mình nói về vấn đề gì nó cũng có thể tranh biện, phản biện cùng mình, mà không phải vô căn cứ đâu mà có căn cứ cụ thể, rất hay và bánh cuốn! Ban đầu thì cảm xúc cũng hơi dâng cao và háu thắng nhưng càng về sau thì kiên nhẫn hơn. Hiện tại cái thằng mình đang nhắc đến nó lại là bạn thân mình luôn, chơi với nhau được 4 năm rồi, kể từ những ngày đầu còn học đại học. Có 1 đứa bạn như này chất lượng hơn ti tỉ mấy đứa chỉ gọi dạ bảo vâng các bạn nhé, ngồi nói chuyện mà cứ đồng tình với ừ ờ mãi thì chán lắm! Cứ phải gặp những kiểu người như này mình mới khôn lên được.

tôi may mắn có được đến 2 người bạn như vậy. hai người họ đều xuất thân từ Đại học Ngoại Thương (FTU) Hà Nội. một người bằng tuổi tôi từng là chủ tịch Tổ chức sinh viên quốc tế AIESEC chi nhánh FTU Hà Nội, người còn lại hơn anh em trong hội 5 tuổi, là một người anh với biệt tài ăn nói-giao tiếp thượng thừa. họ không chỉ là một kho kiến thức hàn lâm về đủ mọi ngành nghề lĩnh vực mà còn có kinh nghiệm sống vô cùng phong phú. ban đầu khi nói chuyện với họ, tôi luôn cảm thấy áp lực vì sự thiếu thốn về kiến thức trong mỗi câu chuyện của nhóm. nó khiến tôi phải tự trau dồi bằng cách đọc thêm nhiều sách vở và phải ép mình ra xã hội va chạm nhiều hơn để không làm họ phải mất công giải thích về hành động, cảm xúc của họ trong những trường hợp khó khăn mà họ đều có cách xử lý rất chuyên nghiệp. tôi học được nhiều thứ từ họ, dần dà tôi cũng có được những kỹ năng như họ, nhưng vẫn chẳng thể vượt qua được những thế mạnh của họ. và tôi cũng góp thêm vào kho kiến thức chung của nhóm bằng những lĩnh vực là thế mạnh của tôi (thật ra là do họ không hứng thú chứ nếu họ chịu học thì kiến thức của tôi chả là gì 🤣)
bạn chơi với ai đủ lâu thì bạn sẽ trở thành họ, câu này không sai đâu, nên là hãy cố gắng làm thân với những người "trên cơ" mình nhiều vào, hướng theo họ để phát triển bản thân, điều đó thực sự rất tốt!

Người ta cho mình shock kiến thức cùng với tài ăn nói khéo léo biết cách gần gũi nhưng không hề tạo cảm giác vô duyên. Giao tiếp lần 1 ắt muốn làm bạn với người ta và những cuộc nói chuyện tiếp theo. Tôi không hề có cảm giác tự ti, hay muốn show off hơn phần người khi "được" giao tiếp với những người giỏi hơn mình, tôi trân trọng điều đó. Bởi tôi cũng muốn được giỏi như thế hoặc hơn thế.

"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" 

Với mình có lẽ là một chút bối rối, phấn khích và tò mò. Mình rất thích gặp những người giỏi hơn hoặc có tri thức rộng lớn hơn mình. Nhưng không phải người tài giỏi nào cũng thích bộc lộ năng lực ra bên ngoài, nên cần có thời gian tìm hiểu và chú trọng rèn luyện bản thân để trở nên xứng đáng khi có cơ duyên đàm đạo với họ. 

Kĩ năng chuyên môn giỏi - khả năng lãnh đạo tốt - thật thà và có trách nhiệm. Nghe tưởng chừng những yếu tố chỉ có ở trên mạng nhưng tôi may mắn là được làm việc cùng anh ấy. Cảm giác có người sếp tốt như vậy là động lực tôi làm việc mỗi ngày. Rất thích nói chuyện và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với người ta.

Chỉ có cản trở duy nhất là người giỏi thì thường hay bận!

Nằm ở cảm nhận, ở giác quan của mỗi người. Cùng 1 sự việc, hành động, tình huống khi có mặt 2 người "cao thủ", người dưới cơ (mà còn yếu) sẽ thích thể hiện hơn, lấn át hơn...nhưng vẫn luôn liếc nhìn xem ý tứ người kia. Người cao cơ hơn (cao nhân) thường rất trầm, tĩnh, chậm...nhưng khi đã "xuất thủ, xuất lời" là tốc biến, đúng trọng tâm...
Nhưng muôn ngàn trường hợp và con người, k phải lúc nào cũng giống nhau. Riêng mình, gặp cao thủ thì tôn trọng, lặng lẽ lắng nghe, đôi khi nhường bước, im lặng học hỏi... để nhanh chóng bằng hoặc trên cơ lại.