Cái tật “ngựa quen đường cũ” từ đâu mà có?
Có bao giờ bạn cứ mắc phải một sai lầm nhiều lần không? Mặc dù đã tự hứa với lòng mình rằng sẽ không mắc phải nữa, nhưng đôi khi mình lại không tránh được :((
tâm lý học
Nhà nghiên cứu Humphreys đã tiến hành một thử nghiệm dựa trên hiện tượng “tip of the tongue” (hiện tượng khi bạn cố nhớ một từ gì đó mà nhớ mãi không ra). Người tham gia thử nghiệm được yêu cầu tiếp tục cố gắng (trong 10 đến 30 giây), nếu họ không thể nhớ được từ đó là gì hoặc nhớ nhầm.
Hai ngày sau, khi được cho thực hiện lại bài kiểm tra, họ vẫn lặp lại những sai lầm mà mình mắc trong lần trước. Và kỳ lạ hơn, người được cho 30 giây để cố nhớ, lại mắc lỗi nhiều hơn người chỉ có 10 giây.
Từ thử nghiệm trên, một kết luận đáng ngạc nhiên đã được đúc kết là càng tập trung vào sai lầm, bạn càng có nguy cơ mắc lại nó cao hơn. Bởi vì, não bộ có xu hướng củng cố những gì mà nó đã từng trải qua.
Vì vậy, việc vắt óc tìm ra câu trả lời sau khi phạm sai lầm được Humphreys gọi là “học lỗi” (error learning). Nói cách khác, càng cố "đào bới" lỗi lầm, bạn chỉ đang dành thêm thời gian để học những cái sai của mình.
Điều này, trớ trêu thay lại khá nghịch lý với lời khuyên “học hỏi từ sai lầm của bản thân” mà chúng ta thường hay nghe.
Chúng ta cũng có khuynh hướng mắc sai lầm dưới sự tác động của cảm xúc. Khi ta cảm thấy buồn, tức giận, lo âu hoặc áp lực phần vỏ não trước trán (não người lớn) bị quá tải. Lúc này, não sẽ thoái lui về cơ chế “não trẻ em”.
"Não trẻ em" bị chi phối bởi cảm xúc nhiều hơn lý trí. Các thói quen xấu được hình thành ở chế độ “não trẻ em” (như ăn uống vô độ hay vung tay quá trán) sẽ được kích hoạt bởi cảm xúc tiêu cực. Khi cảm xúc ấy tái hiện, nó sẽ đóng vai trò như "chuông báo thức" thôi thúc những hành vi bốc đồng lặp lại.
Đào Mai Hương
Nhà nghiên cứu Humphreys đã tiến hành một thử nghiệm dựa trên hiện tượng “tip of the tongue” (hiện tượng khi bạn cố nhớ một từ gì đó mà nhớ mãi không ra). Người tham gia thử nghiệm được yêu cầu tiếp tục cố gắng (trong 10 đến 30 giây), nếu họ không thể nhớ được từ đó là gì hoặc nhớ nhầm.
Hai ngày sau, khi được cho thực hiện lại bài kiểm tra, họ vẫn lặp lại những sai lầm mà mình mắc trong lần trước. Và kỳ lạ hơn, người được cho 30 giây để cố nhớ, lại mắc lỗi nhiều hơn người chỉ có 10 giây.
Từ thử nghiệm trên, một kết luận đáng ngạc nhiên đã được đúc kết là càng tập trung vào sai lầm, bạn càng có nguy cơ mắc lại nó cao hơn. Bởi vì, não bộ có xu hướng củng cố những gì mà nó đã từng trải qua.
Vì vậy, việc vắt óc tìm ra câu trả lời sau khi phạm sai lầm được Humphreys gọi là “học lỗi” (error learning). Nói cách khác, càng cố "đào bới" lỗi lầm, bạn chỉ đang dành thêm thời gian để học những cái sai của mình.
Điều này, trớ trêu thay lại khá nghịch lý với lời khuyên “học hỏi từ sai lầm của bản thân” mà chúng ta thường hay nghe.
Chúng ta cũng có khuynh hướng mắc sai lầm dưới sự tác động của cảm xúc. Khi ta cảm thấy buồn, tức giận, lo âu hoặc áp lực phần vỏ não trước trán (não người lớn) bị quá tải. Lúc này, não sẽ thoái lui về cơ chế “não trẻ em”.
"Não trẻ em" bị chi phối bởi cảm xúc nhiều hơn lý trí. Các thói quen xấu được hình thành ở chế độ “não trẻ em” (như ăn uống vô độ hay vung tay quá trán) sẽ được kích hoạt bởi cảm xúc tiêu cực. Khi cảm xúc ấy tái hiện, nó sẽ đóng vai trò như "chuông báo thức" thôi thúc những hành vi bốc đồng lặp lại.
Solitary
Do những hành vi vô thức đã trở thành thói quen, giống như ngủ dậy là đi đánh răng rửa mặt vậy. Chúng ta cho nó tự do lặp đi lặp lại quá nhiều lần mà không chỉnh sửa ngay nên thành thói quen khó bỏ.
Nay mình nghe thầy Thái Minh chia sẻ một làn khói mỏng manh thôi mà con người ta không bỏ được nên bỏ thuốc thực sự không hề dễ dàng gì. Vậy thì chúng ta cũng thế thôi, biết nó là xấu cơ mà tật xấu khó bỏ, phải thực sự quyết tâm mới có thể vượt qua đường cũ được.