Cải tạo phương pháp giáo dục

  1. Giáo dục

Chúng ta đang sống trong thời đại kĩ thuật số-nơi mà máy móc có vai trò rất trọng. Cuộc sống của chúng ta đã thay đổi rất nhiều từ văn hóa, chính trị, ẩm thực cho tới những lối sống, cách ăn nói.... đã thay đổi hoàn toàn khác biệt. Thế nhưng vẫn có một số điều ít thay đổi, cụ thể thứ mình muốn  nói là phương pháp giáo dục, dạy học.

Nhìn sơ qua chúng ta có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt rất lớn giữa thế giới hiện tại và thế giới khoảng 100 năm trước. Thế nhưng phương pháp giáo dục lại không có sự thay đổi nhiều. Cụ thể vẫn một giáo viên giảng dạy còn các học sinh ngồi lắng nghe và tiếp thu. Vậy liệu đó có là phương pháp tối ưu nhất hiệu quả nhất hay không ?

Theo mình là chưa vì nó còn cứng nhắc và mang tính cưỡng bức. Xã hội đã có rất nhiều thay đổi , con người ngày càng thực dụng hơn thì học tập như vậy không thể đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như cá nhân

Dưới đây là mô hình mà mình tự đề ra( đương nhiên sẽ có nhiều sai sót) :

1/Học sinh thay vì nghe giảng nhiều thì cần phải nghiên cứu nhiều

Đương nhiên là học sinh phải được bồi bổ các kiến thức căn bản. Sau đó trước khi học bài tiếp theo giáo viên phải đưa cho học sinh chủ để hôm sau thuyết trình. Học sinh có thể tụ thành nhóm để làm

Trông khá giống với những gì ở đại học . Nhưng đây là đối tượng học sinh nên sau buổi thuyết trình giáo viên phải giải thích cho học sinh những kiến thức đúng đắn.

Điều này giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn thêm phần thú vị cho việc học

2/ Điểm số không quá phụ thuộc vào việc kiểm tra

Điểm số chủ yếu sẽ dựa vào những bài thuyết trình của nhóm hay cá nhân( tất nhiên sẽ có những phương án để tránh trường hợp cá nhân gánh tập thể). Sẽ vẫn có 1 hoặc 2 bài kiểm tra .

Nó giúp cho học sinh thỏa mái hơn nhưng vẫn đảm bảo được kiến thức và để có học sinh biết cách hợp tác cùng nhây làm việc

3/ Học sinh được chọn nghành từ sớm

Với điều đó học sinh không cần phải học cùng lúc mười mấy môn

Nếu học ít môn hơn học sinh sẽ có kiến thức chuyên sâu sẽ lĩnh thực đã chọn thay vì học nhiều môn kiến thức rộng lại không chuyên sâu

Sợ lược mô hình của mình thì chỉ có như vậy. 

Đây là góc nhìn của riêng của minh-là học sinh

Từ khóa: 

giáo dục

,

giáo dục

Hiện nay trên các nền tảng giáo dục trực tuyến một số bên đã bắt đầu đưa yếu tố cá nhân hoá vào chương trình đào tạo.

Cá nhân hoá trong giáo dục hiểu là như thế nào:

  • Ví dụ một bạn có năng khiếu học toán, sẽ được cho học toán nhiều hơn 1 chút, các đề có cấp độ khó tăng nhanh hơn. Bạn nào học kém văn thì sẽ được yêu cầu làm ở các mức cơ bản, đảm bảo mức tối thiểu.
  • Cá nhân hoá về thời gian học: Mỗi người sẽ có khung thời gian học khác nhau.
Trả lời

Hiện nay trên các nền tảng giáo dục trực tuyến một số bên đã bắt đầu đưa yếu tố cá nhân hoá vào chương trình đào tạo.

Cá nhân hoá trong giáo dục hiểu là như thế nào:

  • Ví dụ một bạn có năng khiếu học toán, sẽ được cho học toán nhiều hơn 1 chút, các đề có cấp độ khó tăng nhanh hơn. Bạn nào học kém văn thì sẽ được yêu cầu làm ở các mức cơ bản, đảm bảo mức tối thiểu.
  • Cá nhân hoá về thời gian học: Mỗi người sẽ có khung thời gian học khác nhau.
Ừm bạn nói rất là đúng nhưng mà quan trọng là tiền. Bộ giáo dục cần nguồn tài chính đủ để mua các dụng cụ nghiên cứu này nọ. Rồi còn giáo trình phải biên soạn lại từ đầu rất vất vả, còn giáo viên thì lại quen với cách dạy hơi "cỗ hủ" đó rồi , thay đổi thì phải tốn kha khá thời gian. Mình hi vọng vào một tương lai khá xa , học sinh có thể học theo điều bạn nói:))
Tôi thấy các bạn muốn học kiểu gì cũng được nhưng phải hiểu và học thực tế chứ đừng học theo kiểu học vẹt lấy thành tích lấy danh, và tôi thấy các cuộc thi quốc tế vn cũng đạt giải cao liên tục đấy chứ có kém gì ai đâu, hay tại lý do nào đó mà chất lượng chung lại khiêm tốn vậy
He he các ý bạn đưa đã và đang áp dụng rồi nhé. Ví dụ như mình học MBA thì đều đáp ứng 3 mục trên. Có điều để giáo dục VN thay đổi vẫn cần thời gian huhu.