Cái giá của một đứa trẻ ngoan thường là việc chúng bị mất đi cái tôi của chính bản thân, bạn nghĩ đúng hay sai?
tre_con
,tâm lý học
Theo tôi đây là quan điểm đúng ''Một đứa trẻ ngoan thường là chúng sẽ bị mất đi cái tôi của chính bản thân''
Trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, người ta thường nói nhiều về tình yêu thương, nhưng thực tế trong xã hội của chúng ta, đấu tranh quyền lực là chủ đạo, còn tình cảm là thứ yếu. Có lẽ bạn sẽ thường xuyên nghe bố mẹ phàn nàn với người khác kiểu như "con tôi khó quản lý quá", "con cái lớn rồi không biết nghe lời bố mẹ gì cả", "con tôi đang tuổi dậy thì, tôi nói gì nó cũng làm trái ngược", "thằng con nhà tôi nghịch ngợm quá"… Điều này dẫn đến một khát khao trong nội tâm bố mẹ rằng con cái nhất định phải tuân thủ, nghe lời bố mẹ.
Trong seri phim truyền hình Mỹ ăn khách có tên "13 Reasons Why", kể về một cô bé 16 tuổi tên Hannah. Hannah là một nạn nhân của bạo lực học đường. Cô bé bị cô lập trong lớp học, bất lực trước những đòn tấn công từ bạn bè, cuối cùng lựa chọn cách tự tử để giải thoát khỏi những chuỗi ngày đau khổ. Bố mẹ của Hannah rất sốc trước cái chết của con gái mình. Trong mắt họ, Hannah là một đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, về nhà đúng giờ, biết phụ giúp gia đình… Chính vì những biểu hiện "con vẫn ổn" như thế này mà bố mẹ cô bé không chú ý tới những thay đổi tâm lý của con gái, cuối cùng dẫn tới bi kịch.
Dưới góc nhìn của nền giáo dục hiện đại, lấy mục tiêu "biết vâng lời" để dạy dỗ trẻ là một sự sai lầm. Cách giáo dục này không có lợi cho sự phát triển nhân cách, ức chế tiềm năng phát triển của một đứa trẻ. Theo một nghĩa nào đó, một đứa trẻ quá nghe lời có thể là một "đứa trẻ có vấn đề".
Tại sao những đứa trẻ ngoan ngoãn, quá nghe lời bố mẹ lại là "trẻ có vấn đề"? Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, những đứa trẻ này thường có đặc điểm như nhút nhát, kém tự tin, hiếm khi đưa ra ý kiến của bản thân, hay sợ hãi trước những lời nói to tiếng của người khác.
Mặc dù không đưa ra ý kiến của bản thân nhưng không có nghĩa là trẻ không biết có ý kiến, chỉ có điều chúng nghĩ rằng tốt hơn nên kìm nén lại, dù có những khúc mắc trong lòng cũng không nhất thiết phải nói ra, không nên tranh cãi với người khác.
Một số đứa trẻ tỏ ra rất ngoan ngoãn và nề nếp ở trường, ít khi chống đối lại bố mẹ khi ở nhà, quen với những lời khen ngợi của mọi người, chúng lại chính là người dễ bị tổn thương nhất về mặt tâm lý.
Đạo diễn nổi tiếng Hollywood Steven Spielberg mắc chứng khó đọc khi còn nhỏ (căn bệnh không được công nhận vào thời điểm đó). Người ta nói rằng, mẹ ông không bao giờ la mắng con trai mình. Mặc dù ông học không giỏi nhưng lại có niềm đam mê mãnh liệt với máy ảnh.
Mẹ ông lúc đó ủng hộ đam mê của con trai mình và nói rằng: “Điểm mạnh của con là sự sáng tạo, hãy tiếp tục theo đuổi nó một cách mạnh mẽ hơn”.
Nếu một đứa trẻ tìm thấy điều chúng thích và được cha mẹ ủng hộ, chúng sẽ có động lực học tập và dám chấp nhận thử thách hơn. Nếu cha mẹ có thể tôn trọng cá tính riêng của từng đứa trẻ, chúng sẽ có cơ hội thành công cao hơn bất kỳ con đường nào mà chúng chọn theo đuổi trong tương lai.
Nội dung liên quan
Nareda
Lan Minh
Người ẩn danh
Mon Mon
Mình đồng tình với quan điểm này. Trong trường hợp trẻ ngoan quá xong bị dồn nén cảm xúc sẽ làm trẻ đánh mất bản thân và có khả năng trở thành tệ nạn xã hội. Trường hợp này giống như quả bom hẹn giờ, tích tụ cảm xúc rồi bùng nổ. Phụ huynh không cần phải chiều trẻ mà chỉ cần lắng nghe trẻ, cho trẻ quyền lựa chọn thì sẽ trẻ mạnh dạn hơn.