Cái đẹp có đúng là cứu rỗi thế giới?

  1. Thinking Hub

Dostoyevsky từng viết “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” trong tiểu thuyết Thằng ngốc (1868). Câu nói này được hiểu theo nghĩa mà đặt trong xã hội thì cả cái đẹp và người đẹp đều có giá trị, đều đáng công nhận.

Song có một vấn đề đặt ra: “ Cái đẹp” ở đây được hiểu theo nghĩa như thế nào mới là đúng đắn nhất khi chúng ta vẫn thường nghe câu “ Cái nết đánh chết cái đẹp” ?

Mọi người nghĩ sao về điều này?

Từ khóa: 

cái đẹp

,

thinking hub

Ngày xưa thế giới chia làm 2, phương Đông và phương Tây, cũng xem như là 2 thế giới. Nên cái đẹp cứu rỗi thế giới phương Tây, còn cái nết đc xem trọng hơn ở phương Đông.

Giờ thế giới phẳng hơn thì đem so sánh thành ra bị vênh, mắc vào cái mâu thuẫn đó :D.

Nhưng mình nghĩ, như văn mẫu, cái đẹp ko chỉ là cái diện mạo bên ngoài. Có câu "đẹp người đẹp nết". Đẹp người là cái thể hiện bên ngoài, được cảm nhận bằng đôi mắt. Đẹp nết là cái đẹp bên trong, được cảm nhận bằng trái tim (ko phải cái tay đâu nhé mấy tâm hồn đen tối).

Mình chưa đọc truyện đó nên ko biết bối cảnh của câu nói. Nhưng có lẽ khi câu này đc đưa ra để bàn thì nó phải ở trong 1 bối cảnh quan trọng và có lẽ đến từ nam chính và cũng là thằng ngốc trong tên tác phẩm (thường là nhân vật mà tác giả dùng để nói lên suy nghĩ của mình). Và cũng có lẽ, nó dành cho nữ chính hoặc chí ít 1 người có ảnh hưởng đến nam chính hoặc mạch truyện. Nếu đúng vậy thì cái đẹp đây có lẽ thiên về tâm hồn hơn.

1 sắc đẹp bên ngoài chỉ làm lay động ánh nhìn. Vài người có thể vì 1 người đẹp mà xảy ra tranh giành, như Quận công Buckingham và Hồng y giáo chủ De Richelieu vì Hoàng hậu Ann của nước Pháp mà có cuộc nổi loạn thành La Rochelle, hay John Felton vì Milady giết Buckingham (cấp trên của ông chủ) trong Ba người lính ngự lâm - A. Dumas.

Nhưng vẻ đẹp từ trong tâm hồn thì lay động trái tim của rất nhiều người. Như cô Tấm, như Bạch Tuyết, như Lọ Lem, ai mà ko thấy ấm áp, dù đâu ai biết mặt mũi mấy cô như nào đâu.

Cái đẹp cứu rỗi thế giới, có lẽ là sự ấm áp này. Bởi mắt người nhìn có xa đến đâu cũng ko xuyên qua lớp da bên ngoài, nhưng cảm nhận thì có thể xuyên thấu và lan tỏa, cái đẹp bằng cảm nhận có thể khiến thế giới thay đổi, cứu rỗi tâm hồn của rất nhiều người.

Trả lời

Ngày xưa thế giới chia làm 2, phương Đông và phương Tây, cũng xem như là 2 thế giới. Nên cái đẹp cứu rỗi thế giới phương Tây, còn cái nết đc xem trọng hơn ở phương Đông.

Giờ thế giới phẳng hơn thì đem so sánh thành ra bị vênh, mắc vào cái mâu thuẫn đó :D.

Nhưng mình nghĩ, như văn mẫu, cái đẹp ko chỉ là cái diện mạo bên ngoài. Có câu "đẹp người đẹp nết". Đẹp người là cái thể hiện bên ngoài, được cảm nhận bằng đôi mắt. Đẹp nết là cái đẹp bên trong, được cảm nhận bằng trái tim (ko phải cái tay đâu nhé mấy tâm hồn đen tối).

Mình chưa đọc truyện đó nên ko biết bối cảnh của câu nói. Nhưng có lẽ khi câu này đc đưa ra để bàn thì nó phải ở trong 1 bối cảnh quan trọng và có lẽ đến từ nam chính và cũng là thằng ngốc trong tên tác phẩm (thường là nhân vật mà tác giả dùng để nói lên suy nghĩ của mình). Và cũng có lẽ, nó dành cho nữ chính hoặc chí ít 1 người có ảnh hưởng đến nam chính hoặc mạch truyện. Nếu đúng vậy thì cái đẹp đây có lẽ thiên về tâm hồn hơn.

1 sắc đẹp bên ngoài chỉ làm lay động ánh nhìn. Vài người có thể vì 1 người đẹp mà xảy ra tranh giành, như Quận công Buckingham và Hồng y giáo chủ De Richelieu vì Hoàng hậu Ann của nước Pháp mà có cuộc nổi loạn thành La Rochelle, hay John Felton vì Milady giết Buckingham (cấp trên của ông chủ) trong Ba người lính ngự lâm - A. Dumas.

Nhưng vẻ đẹp từ trong tâm hồn thì lay động trái tim của rất nhiều người. Như cô Tấm, như Bạch Tuyết, như Lọ Lem, ai mà ko thấy ấm áp, dù đâu ai biết mặt mũi mấy cô như nào đâu.

Cái đẹp cứu rỗi thế giới, có lẽ là sự ấm áp này. Bởi mắt người nhìn có xa đến đâu cũng ko xuyên qua lớp da bên ngoài, nhưng cảm nhận thì có thể xuyên thấu và lan tỏa, cái đẹp bằng cảm nhận có thể khiến thế giới thay đổi, cứu rỗi tâm hồn của rất nhiều người.