Cái chết của nhà văn, nhà thơ, tác giả nào khiến bạn buồn và tiếc nuối nhất?

  1. Sách

Ngày 5/8 vừa qua là ngày mất của nhà văn Toni Morrison, một nhà văn da màu đầu tiên là chủ nhân của giải Nobel văn chương 1993. Bà qua đời ở tuổi 88. Để tiện hình dung ra bà là ai (với các bạn chưa từng biết bà là ai), có thể kể đến tác phẩm Beloved nổi tiếng của bà (đã đoạt giải Pulitzer danh giá năm 1988 cho tác phẩm hư cấu hay nhất), mà chúng ta đã từng được biết đến qua các bản dịch như Người yêu dấu, Thương, hay mới đây nhất chính là YÊU DẤU.

Với nhiều người yêu Yêu dấu, thì sự ra đi của Toni Morrison có thể nói là một mất mát lớn. Tuy nhiên, với những người chưa từng biết bà là ai, thì chẳng có gì quan trọng. Bà ra đi như bao sự ra đi khác ở trên đời này. Vậy nên, câu hỏi mình muốn đặt ra ở đây là sự ra đi của nhà văn, nhà thơ hay nói chung là tác giả nào khiến bạn đau buồn nhất? Và thấy mất mát nhất? Tiếc nuối nhất?

Như mới đây, nhà thơ Phan Vũ, tác giả của Em ơi Hà Nội phố cũng vừa qua đời hôm 17/7. Hay như tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung vào ngày 30/10/2018. Rồi thì nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo (7/1/2019); nhà văn Tô Hoài của Dế mèn phiêu lưu ký qua đời 6/7/2014...

Cá nhân mình, nói thật, mình chưa có cảm giác buồn và nuối tiếc vì sự ra đi của ai... :( Dù rằng mình rất thích Dế mèn, rất yêu Thiên long bát bộ, và có thời gian ngày nào cũng ngân nga Em ơi Hà Nội phố...

Ảnh dưới: Bìa cuốn Yêu dấu do Nhã Nam phát hành và Nguồn gốc của ngoại tộc do Tao đàn phát hành. (Nguồn: Kafka Bookstore)

tonimorrison
Từ khóa: 

toni morrison

,

yêu dấu

,

thương

,

beloved

,

giải pulitzer 1988

,

sách

Hihi. Buồn mà chi. Tiếc nuối mà chi. Người ta chết đi biết đâu lại trở nên nổi tiếng hơn lúc họ đang sống. Có khi còn được "nhận" thêm vài ba cái giải thưởng danh giá. :v
Trả lời
Hihi. Buồn mà chi. Tiếc nuối mà chi. Người ta chết đi biết đâu lại trở nên nổi tiếng hơn lúc họ đang sống. Có khi còn được "nhận" thêm vài ba cái giải thưởng danh giá. :v

Cái này thì hẳn là 3F rồi.