Cái cách chúng ta tiêu thụ đồ ăn sẽ ảnh hưởng tới tính cách của chúng ta có đúng không -We are what we eat-?
Bạn nghĩ câu "We are what we eat" có thực sự đúng hay không? Người ăn thịt nhiều được miêu tả như một động vật ăn thịt, tức là sẽ hung bạo hơn, cáu, giận nhiều hơn người bình thường có đúng không? Và người ăn nhiều thực vật sẽ hiền lành, bình tâm, nhẹ nhàng hơn?
sức khỏe
,ăn thịt
,ăn chay
,sức khoẻ
,tâm sự cuộc sống
Mình tin rằng một ngày có thể tràn ngập năng lượng tích cực, những suy nghĩ rõ ràng, hạnh phúc, hiệu quả trong công việc; hoặc có thể là một ngày mỏi mệt, buồn chán, tuyệt vọng, bỏ lỡ mọi cơ hội - tất cả được quyết định có thể từ bữa sáng đầu ngày bạn chọn ăn. Hay có thể thấy dinh dưỡng không chỉ tác động đến cơ thể, làn da, vóc dáng, mà còn quyết định cảm xúc, trải nghiệm và năng lượng của bạn - ý nghĩa của câu "We are what we eat".
Còn mình không nghĩ "Người ăn thịt nhiều được miêu tả như một động vật ăn thịt, tức là sẽ hung bạo hơn, cáu giận nhiều hơn người bình thường và người ăn nhiều thực vật sẽ hiền lành, bình tâm, nhẹ nhàng hơn" đúng hoàn toàn bởi tỉ lệ người ăn thịt vẫn chiếm tỉ lệ lớn mà đâu phải tất cả mọi người đều hung tợn đâu. Mình thấy bác mình thích ăn và hay ăn thịt chó nhưng mà bác hiền lắm, lúc nào cũng nhẹ nhàng. Ngoài ra, hiện nay không khó bắt gặp biến tướng của việc ăn chay. Nhiều người vẫn ăn chay, vẫn đi chùa nhưng bản chất tâm người ta không thiện như những gì người ta thể hiện ra.
Nội dung liên quan
Hà Myy
Solitary
Gần đây, tự dưng tôi sợ đến những quán ăn, cảm giác nhìn mọi người nhồm nhoàm, nhai nuốt khiến tôi bị ngộp thở.
Thực ra con người dù gì cũng vẫn là một loài động vật, ăn là để sinh tồn và đa số chúng ta cũng coi ăn như một trong những sung sướng của cuộc đời. Nên nếu nói phải ăn thế này, phải ăn thế kia, ta biết nhưng chưa chắc làm được, vì vui lên, mọi quy tắc đều dễ bị phá vỡ.
Nên tôi nghĩ cách tiêu thụ đồ ăn chưa hẳn là thang đo chính xác về tính cách của một ai đó, đơn giản nó chỉ là thói quen, hoặc do họ thoải mái với lựa chọn về đồ ăn ấy.
Thach Do
Theo nghĩa đen, đó là sự thật. Nếu bạn truy tìm nguồn gốc của các nguyên tử trong cơ thể mình, thì hầu hết chúng thực sự đến từ thức ăn của bạn.
Vì vậy, tôi phải nói rằng tôi đồng ý với nó, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi nghĩ đó là một lời khuyên dinh dưỡng hữu ích như kiểu ăn rau không khiến bạn giống rau hơn. Ăn thịt gà không khiến bạn giống gà hơn 🤡. Tất cả các cụm từ thực sự nói rằng ăn thực phẩm lành mạnh giúp bạn khỏe mạnh hơn, đó là một sự lặp lại vô nghĩa.
Tốt nhất là có cái gì ngon nhất thì thưởng thức thôi, sống có mỗi một lần 😅
Không Không
Bạn bị lậm The Promised Neverland rồi. Còn câu "We are what we eat" là người ta nói về mối liên hệ giữa thực phẩm và sức khỏe đấy chứ
Gia Long:
Phúc Hưng
Thức ăn là nhiên liệu cho cơ thể chúng ta. Nhưng nó không chỉ cung cấp cho chúng ta năng lượng mà còn có thể tác động đến tâm trạng của chúng ta.
Bởi vì các loại thực phẩm khác nhau kích hoạt các tâm trạng khác nhau, chúng ta có thể lựa chọn một cách chiến lược các loại thực phẩm gợi lên trạng thái tâm trạng mong muốn. Để giữ tâm trạng cân bằng và ổn định, đặc biệt là trong môi trường làm việc, chúng ta có thể tiêu thụ những thực phẩm thúc đẩy vi khuẩn tốt trong ruột.
Chúng ta cũng nên xem xét các phản ứng sinh lý gây ra bởi các loại thực phẩm khác nhau. Ví dụ về mặt tác động trực tiếp đi: Bạn và bạn của mình chuẩn bị có một bữa uống rượu giải sầu ở một quán pub sang trọng:
Nhưng trước đấy bạn ăn một bát bún riêu full topping + 2 quả trứng vịt lộn + 1 bát quẩy + 1 trà đá. Bây giờ bạn đang đi uống rượu và cảm thấy đầy bụng nặng, khó chịu và đau bụng hơn nữa khi kết hợp cùng với cồn.
Và sau đó bạn sẽ phải ngồi nhà vệ sinh 30' đồng hồ ở đó. Tôi tin đó là một cuộc đi chơi không hề vui vẻ gì khi phải chịu đau bụng, khó thở, xong lại còn đi cầu nặng ở quán pub nữa thì đúng quê.