"Cái bẫy bản ngã" của bạn là gì?
"Tâm linh" ngày càng được quan tâm và phát triển, công khai rộng rãi ai cũng có thể tiếp cận và thực hành. Thực hành "tâm linh" sẽ giúp bản thân mỗi người điều chỉnh bản thân để sống một cuộc đời an yên và mang đến nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, nếu không thực sự tỉnh táo thì sẽ dễ dàng bị dính vào "cái bẫy bản ngã". Và hậu quả là, bạn có thể bị ảnh hưởng tâm lý và ngày càng đau khổ hơn. Cho nên, nếu bản thân nhận thấy mình đang bị dính vào "cái bẫy bản ngã" thì mau chóng điều chỉnh và dứt ra càng sớm càng tốt.
Cái bẫy bản ngã hình thành là do sự tự cao tự đại của bạn. Bản ngã sẽ khiến bạn cảm thấy vượt trội so với người khác bằng cách thực hành "tâm linh". Sau đó, bạn sẽ bắt đầu coi thường những người không đi theo con đường "tâm linh" như bạn. Bạn sẽ cảm thấy bản thân mình ưu việt, bạn phán xét và lên án người khác.
Dưới đây là các ví dụ về cái bẫy bản ngã:
• Bạn nghĩ rằng mình "tâm linh" khi cưỡi một chiếc xe đạp đi làm hoặc sử dụng xe buýt sẽ tốt hơn, sẽ bảo vệ môi trường hơn. Và sau đó, bạn phán xét bất cứ ai đi xe máy, xe hơi, thậm chí là đi bộ =)))
• Bạn nghĩ rằng mình "tâm linh" khi ngừng xem truyền hình vì nó sẽ làm hỏng não của bạn. Và sau đó, bạn phán xét những người vẫn xem TV.
• Bạn nghĩ rằng mình "tâm linh" khi tránh đọc những tin đồn nhảm nhí, báo lá cải. Và sau đó, bạn phán xét những người đọc những điều đó.
• Bạn nghĩ rằng mình "tâm linh" khi nghe nhạc cổ điển hoặc những âm thanh thiên nhiên êm dịu. Và sau đó, bạn phán xét những người nghe nhạc "sến" hoặc nhạc thị trường .
• Bạn nghĩ rằng mình "tâm linh" bằng cách luyện tập yoga, trở thành người ăn thuần chay, mua đồ ăn hữu cơ, mua đá chữa bệnh, thực hành thiền, mặc quần áo hippie và đọc sách tâm linh giác ngộ. Và sau đó, bạn đánh giá bất cứ ai mà không làm những điều đó.
Nguồn: themindsjournal.com
Bạn đã từng bị dính vô "cái bẫy bản ngã" chưa? hay thấy những người xung quanh mình bị? Cùng nhau chia sẻ nhé.
tâm linh
,cái bẫy bản ngã
,tâm linh
Trong cộng động đọc sách nói chung và các bạn yêu thích đọc sách nói riêng thì có lẽ "cái bẫy bản ngã" mà mình hay thấy chính là:
- những bạn đã đọc tất cả các tác phẩm kinh điển như Chiến tranh và Hòa bình, Tội ác và trừng phạt, hay Nhà thờ Đức Bà Paris,... và cho rằng những người đọc sách khác chưa đọc chúng là sự thiếu sót, hay đơn giản cho rằng những bạn đọc ngôn tình, self-help là những người không biết đọc sách, gu thấp, trình độ thấp,...
- dùng bookmark, hoặc sổ tay để đánh dấu ghi chép sau đó phán xét tất cả những bạn có sở thích viết lên sách, hoặc gấp mép sách,... là không tôn trọng sách.
- đọc sách xong nói chuyện hòa nhã lịch sự đáng yêu,... xong đánh giá phán xét những người đọc khác là nói tục chửi bậy không xứng đáng là một người đọc sách, tốt nhất là không nên đọc sách làm gì tội nghiệp những cuốn sách :))
Nguyễn Ánh Nguyệt
Trong cộng động đọc sách nói chung và các bạn yêu thích đọc sách nói riêng thì có lẽ "cái bẫy bản ngã" mà mình hay thấy chính là:
Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo
Theo mình quan sát, những người giỏi, người đạt được thành tựu nhất định trong các lĩnh vực, đa phần đều có cái tôi (bản ngã) lớn. Thường thường người ta phải có một loại lòng tin vào chính mình, có một niềm yêu thích cuồng nhiệt, một sự đam mê mãnh liệt nào đó để dựa vào thì mới bước lên đỉnh cao. Ngược lại, cũng có thể vì có năng khiếu, hơn người ở một điểm nào đó ảnh hưởng khiến cho bản ngã của họ lớn dần lên theo khả năng và thành tựu.
Trong việc ngộ đạo, có 3 loại cảnh giới cơ bản: thấy núi là núi, thấy núi không phải núi, lại thấy núi là núi.
Thường thì người giỏi sẽ tiến vào loại cảnh giới thứ hai, họ sẽ nhìn mọi việc khác người bình thường (những người thậm chí chưa thể thấy núi là núi), khi ở cảnh giới này họ thấy mọi thứ thật huyền diệu, họ cho rằng bản thân mình khác lạ với người khác, mình hiểu biết hơn, thông tuệ hơn, từ bi hơn... Cảnh giới này tuyệt vời đến mức đa phần những người đạt tới đều đắm mình trong đó đến hết đời.
Nhiều người sẵn sàng bảo vệ thứ mà họ thấy, dù biết không phải lúc nào nó cũng đúng như họ thấy, dù chính bản thân họ cũng nghi ngờ, nhưng không muốn bước chân ra, không muốn lại thấy núi là núi. Núi không phải núi thì mới hay! Từ đó sinh ra tính bảo thủ, cũng là sự cầm tù dành cho những người có may mắn vượt lên trên nhiều người, nhưng không đủ can đảm bỏ xuống thứ mình đã cầm lên để bước cao hơn.
Phật nói đạo của ta không phải là bến bờ giải thoát, chỉ là con thuyền giúp người vượt biển mê. Nhiều người đến bờ mà tiếc con thuyền nên cứ ngồi mãi đó.
Đối với Phật, chứng ngộ là khi tiến về vô ngã, là không còn bản ngã. Nhưng vấn đề là khi nào biết mình chứng? Nếu tự cho mình chứng, thì đó là bản ngã đang chứng cho mình chứ ai, vậy là vẫn còn bản ngã, vẫn chưa chứng. Đó là cái bẫy của bản ngã vậy.
Chỉ khi nào buông xuống việc chứng hay chưa chứng, thì mới thật chứng ngộ.
Nguyễn Thảo Linh
Như bao người dèm pha việc yêu tivi, em vẫn yêu và xem tivi vì tivi có giá trị kỷ niệm và tác động nhận thức đối vs em. Em nói e hay nói chuyện 1 mình và bạn thân bảo em coi chừng tự kỉ đó, em vẫn nói vì em biết bản thân em hiểu e và cần em mọi lúc, em k thể bỏ rơi bản thân mình. Vậy hành động đáp trả ấy có quá ngược dòng k chị nhỉ??
Nguyễn Quang Vinh
Lúc trước mình cũng thường mắc vào kiểu này, khi mình có thành tựu gì đó thì sẽ thấy những ai ko đạt thua kém hơn mình hẳn. Nhưng giờ thì, có lẽ "già" rồi chăng hoặc cũng có thể do ảnh hưởng bởi cụ Nguyễn Duy Cần, mà hầu như chẳng phán xét ai cả, ngay cả những người hay phán xét cũng ko còn để tâm đến. Và luôn tìm cách hạn chế, ko "nuông chiều" cái bản ngã của mình vì ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng. Mình chẳng hơn ai cả.