Cách xác nhận điểm mạnh của bạn thân?

  1. Kỹ năng mềm

Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu. Vậy làm sao nhận biết được nó? Mình có thể biết mình yếu cái nào nhưng vẫn không biết mình giỏi về các gì, mạnh về cái gì nữa?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Câu hỏi được gộp với Làm thế nào để biết điểm mạnh của bản thân?

Câu hỏi này mình cũng từng hỏi bản thân mình rất nhiều: Bản thân mình thấy rằng muốn tìm ra điểm mạnh thì nên đẩy mạnh phát triển bản thân về mặt kiến thức, mà kiến thức này được đút kết trong quá trình bạn dấn thân làm việc và tích lũy lẫn đánh giá bản thân, chỉ có làm thì mới biết được mình mạnh ở điểm nào mà thôi. Ngoài ra bạn cần có mentor, người thầy người sẽ thấy được điểm mạnh của bạn, dẫn dắt bạn, phát triển bạn. Nói thật giờ các bạn cứ hỏi " cách biết mình mạnh ở điểm gì " đành chịu chỉ có làm và có người kèm cặp theo chỉ dẫn. Chỉ có mình tự đánh giá từ kiến thức từ trải nghiệm qua các công việc thì mình mới hiểu được bản thân.

Trả lời

Câu hỏi này mình cũng từng hỏi bản thân mình rất nhiều: Bản thân mình thấy rằng muốn tìm ra điểm mạnh thì nên đẩy mạnh phát triển bản thân về mặt kiến thức, mà kiến thức này được đút kết trong quá trình bạn dấn thân làm việc và tích lũy lẫn đánh giá bản thân, chỉ có làm thì mới biết được mình mạnh ở điểm nào mà thôi. Ngoài ra bạn cần có mentor, người thầy người sẽ thấy được điểm mạnh của bạn, dẫn dắt bạn, phát triển bạn. Nói thật giờ các bạn cứ hỏi " cách biết mình mạnh ở điểm gì " đành chịu chỉ có làm và có người kèm cặp theo chỉ dẫn. Chỉ có mình tự đánh giá từ kiến thức từ trải nghiệm qua các công việc thì mình mới hiểu được bản thân.

Bạn có thể thử khám phá nhiều thứ khác nhau. Thứ bạn thích chưa chắc là thứ bạn giỏi nhất, nên bạn muốn tìm thì phải chịu mở lòng ra thử nhiều lĩnh vực. Trong mỗi lĩnh vực, hãy tìm nhận xét chân thực nhưng mang tính xây dựng của những người chuyên môn (kiểu "peer reviews" ấy). 
Hãy làm việc mà bạn muốn. Phàm là thứ bạn muốn thì vốn đã rất đặc biệt. Bạn có thể tham khảo bài viết này của mình nhé.
https://www.sugiasach.com/2022/01/muon-thanh-cong-hay-lam-viec-ban-gioi.html www.sugiasach.com

 

1. Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân bằng cách đặt câu hỏi

Thứ nhất, cách để khám phá sức mạnh của mình là qua cách đặt những câu hỏi và tìm cách trả lời nó.

- "Khi được nói về cảm giác phấn khích và hưng phấn khi làm việc, bạn nghĩ tới công việc gì đầu tiên?

- Những công việc gì mà bạn có thể tập trung làm việc trong một khoảng thời gian dài mà không hề cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng, áp lực?

- Công việc nào bạn làm tốt và có những kết quả được người khác ghi nhận và đánh giá cao?"

Bây giờ bạn hãy thử trả lời tất cả câu hỏi này đối với công việc mà bạn làm. Khi trả lời được những câu hỏi này là bạn đã khám phá ra phần lớn ưu điểm trong con người bạn rồi đó.

2. Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân bằng làm việc

Thứ hai, hãy làm việc để cải thiện những điểm mạnh của mình hơn nữa. Những phân tích từ công việc hiện tại sẽ nhanh chóng cho biết chỗ nào chúng ta cần cải thiện các kỹ năng hoặc đòi hỏi thêm các kỹ năng mới. Biện pháp này còn chỉ ra những thiếu sót trong kiến thức của chúng ta và những kiến thức đó thường có thể tiếp tục được bổ sung thêm.

Hãy thực hành bền bỉ, phương pháp đơn giản này sẽ giúp chúng ta tìm kiếm điểm mạnh của bản thân chỉ trong khoảng thời gian 2 hoặc 3 năm. Đây chính là điều quan trọng nhất mà chúng ta nên biết. Phương pháp này sẽ chỉ cho chúng ta rằng ta đang làm cái gì và tại sao thất bại khi làm, cái gì đã ngăn cản họ có được những ích lợi cao nhất trong khả năng. Biện pháp này cũng chỉ ra lĩnh vực mà chúng ta có tiềm năng hơn, lĩnh vực nào không có khả năng và do đó không thể tiếp tục với lĩnh vực đó. Một vài gợi ý hành động sau khi quá trình phân tích thông tin phản hồi, đầu tiên và quan trọng nhất là hãy tập trung vào những mặt mạnh của mình. Hãy đặt bản thân vào những nơi có thể phát huy tối đa kết quả.

3. Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân ở những lĩnh vực khác chuyên ngành của bạn

Thứ ba, hãy tìm ra nơi nào mà sự tự mãn về tri thức đang khiến bạn không thể nhận ra sự ngu dốt của mình và hãy vượt qua sự tự mãn đó. Có quá nhiều người - đặc biệt là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình - coi thường những tri thức thuộc ngành khác hoặc họ tin rằng kiến thức uyên thâm trong một lĩnh vực có thể thay thế cho tri thức ở các lĩnh vực khác. Ví dụ như những kỹ sư hàng đầu có xu hướng xem nhẹ kiến thức về tài chính, kế toán. Một điều không đáng hoan nghênh khi "sự tự hào" này chỉ là cách lừa phỉnh cho sự thiếu hiểu biết của họ. Thực tế cũng cho thấy nếu chỉ giỏi và chuyên sâu ở một lĩnh vực duy nhất thì sẽ khó sống trong thế giới có xu hướng hội nhập như hiện nay. Hãy tích luỹ những kỹ năng và kiến thức chúng ta cần đề nhận thức một cách đầy đủ nhất những điểm mạnh của mình.

4. Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân bằng cách sửa thói quen xấu

Thứ tư, phát hiện những thói quen xấu. Việc sửa chữa những thói quen xấu của mình - những việc làm hoặc làm nhưng thất bại dần ngăn cản sự hiệu quả và thành công của chúng ta - cũng quan trọng không kém. Việc tìm và khắc phục những điểm yếu cũng tựa như việc chèo thuyền, cần hành động ngay chứ không đợi đến lúc thuyền sắp chìm mới hốt hoảng tát nước hoặc nhảy ra khỏi nó.

Có những thói quen rất nhỏ nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng tới mức độ hài lòng, tinh thần làm việc của bạn dẫu có thể đó là công việc bạn rất thích. Có thể lấy ví dụ như nếu bạn gặp vấn đề về cách thức ứng xử - đơn giản như nói “làm ơn” và “cảm ơn” và việc nhớ tên một người hay hỏi thăm gia đình người đó – là điều kiện tâm lý nền tảng để họ tiếp tục làm việc. Những cá nhân xuất sắc, đặc biệt là những cá nhân trẻ xuất sắc, thường không hiểu điều này. Nếu như công việc đòi hỏi sự hợp tác với người khác, bạn có thể xuất sắc, mạnh nhất ở việc bán hàng nhưng thất bại trong cách ứng xử cũng sẽ khiến bạn lãng phí một tiềm năng của bản thân một cách đáng tiếc.

https://cdn.noron.vn/2021/12/30/loi-ich-khi-lam-sinh-trac-van-tay-1640874520.jpg

Giá trị của việc Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân

Thật hạnh phúc khi có thể xác định được giá trị của bản thân, nó như một động lực, sự đánh dấu cho sự tồn tại của một người. Vì vậy bạn hãy thử một vài phương pháp ở trên để nhanh chóng tìm được năng lực, những điểm mạnh của mình. Sau khi áp dụng được điểm mạnh, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định mục tiêu lớn, hoạch định tương lai và công việc.

Dựa theo trực giác của mình thôi bạn. Cái gì làm mình thấy vui vẻ thoải mái chân thật nhất khi làm thì cứ thế đào sâu mở rộng để tìm kiếm cơ hội phát triển. Không nên suy nghĩ quá nhiều và càng không nên so sánh mình với người khác.

Xem lại bản thân mình hoặc hỏi những người mình tiếp xúc xung quanh

Ý kiến riêng

Bạn có thể tham khảo qua các bài trắc nghiệm tính cách bản thân dạng như MBTI, thuyết các loại hình thông minh...

Việc bạn giỏi chưa hẳn bạn thích, nhưng việc bạn thích chắc chắn bạn có thể giỏi.