Cách viết một bộ truyện tiểu thuyết đặc sắc, thu hút người xem (PHẦN 01)

  1. Sách

  2. Sáng tác

Phần 1 trong 4: Tìm cảm hứng

1.

Tìm cảm hứng bằng cách chú ý đến thế giới và môi trường xung quanh.Nếu bạn muốn viết một mẩu truyện ngắn hay, hoặc thậm chí là truyện dài, bạn cần phải nhớ không ngừng quan sát và lắng nghe, và cho phép thế giới truyền cảm hứng cho bạn! Bạn có thể tham khảo ý kiến của người khác về thế giới xung quanh họ, vì câu chuyện mà bạn sẽ viết là dành cho nhiều dạng khán giả, vì vậy, bạn không nên chỉ theo sát quan điểm của riêng mình. Bạn cũng không nên dành quá nhiều thời gian, công sức hoặc mô tả quá mức trong tác phẩm của mình. Sau đây là một vài biện pháp khá tuyệt vời để thu thập chi tiết có thể dẫn dắt bạn hình thành một mẩu truyện ngắn:Đọc sách. Kinh nghiệm sẽ giúp ích cho bạn. Đọc sách rất tốt cho não bộ, nó sẽ giúp cung cấp cho bạn khái niệm về một quyển sách hay được xuất bản. Tất nhiên, trên thế giới này có hàng triệu quyển sách, tuy nhiên, bạn nên cố gắng đi đến thư viện địa phương và tìm kiếm loại sách phù hợp với sở thích của bạn. Mỗi con người và mỗi quyển sách đều khác nhau. Có thể chúng sẽ cung cấp cho bạn một vài câu văn hay để bắt đầu, truyền nguồn cảm hứng, và cho bạn biết về đề tài mà bạn muốn viết. Bạn nên đọc nhiều loại sách khác nhau để tăng cường vốn từ và bạn sẽ nhanh chóng sở hữu tiền đề cho một câu chuyện tuyệt vời.Nhận biết đặc điểm tiêu biểu thú vị của nhân vật. Có lẽ bạn nhận thấy rằng người hàng xóm của bạn thích nói chuyện với cây trồng của họ hoặc thường dẫn mèo đi dạo vào mỗi buổi sáng. Một lần nữa, phương pháp này có nghĩa là bạn cần phải hợp tác với thế giới xung quanh. Chị/em gái của bạn có phải là người lập dị? Có thể cô ấy sở hữu đặc tính này trong tính cách của mình. Bạn nên suy nghĩ về cuộc sống nội tâm của dạng người này để xem liệu bạn có thể xây dựng được một câu chuyện từ đó hay không.Chú ý đến môi trường xung quanh. Bạn có thể đi dạo hoặc dành một chút thời gian để ngồi quan sát trong công viên và xem bạn sẽ tìm được điều gì. Có lẽ bạn sẽ trông thấy một bó hoa hồng nằm bên một rãnh nước, hoặc một đôi giày thể thao mới trên chiếc ghế trong công viên. Bằng cách nào mà chúng có mặt ở đó? Hãy suy ngẫm và mơ mộng!Lắng nghe mọi người khi họ trò chuyện. Chỉ cần một câu nói thú vị mà bạn nghe thoáng qua cũng có thể tạo cảm hứng cho bạn viết nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Có thể bạn sẽ nghe một ai đó nói rằng "Không ai hiểu tôi cả...", hoặc "Chú chó nhà tôi thích tra tấn mọi người đàn ông mà tôi hẹn hò...". Liệu chúng có đủ để bạn bắt đầu một câu chuyện? Chắc chắn là đủ!

2.

Lấy cảm hứng từ viễn cảnh "Sẽ ra sao nếu như…". Đây là phương pháp tuyệt vời khác để bắt đầu một mẩu truyện ngắn. Khi bạn chú ý đến thế giới, bạn không nên chỉ tập trung vào sự thật mà hãy nhớ chú tâm vào khả năng có thể xảy ra. Khi bạn thật sự chú ý đến một câu chuyện mà bạn nghe hoặc hình ảnh mà bạn trông thấy, hãy tự hỏi bản thân rằng "Nhưng sẽ ra sao nếu như nó diễn ra theo cách này thay vì cách đó?", hoặc "Người đó sẽ làm gì nếu…". Theo sát tư tưởng này sẽ giúp bạn khám phá sự bí ẩn đang ám ảnh bạn.Bạn không cần phải biết rõ kết thúc của câu chuyện khi chỉ mới bắt đầu. Thật ra, không biết hết mọi chuyện trước khi bắt đầu viết truyện sẽ giúp bạn khám phá nhiều khả năng có thể xảy đến hơn và giúp câu chuyện của bạn trở nên mạnh mẽ hơn.Viễn cảnh "sẽ ra sao nếu như" có thể thiên về thực tế hoặc hoàn toàn thiên về ảo tưởng. Bạn có thể hỏi bản thân rằng "Sẽ ra sao nếu như chú chó nhà mình bắt đầu nói chuyện với mình?", hoặc "Sẽ ra sao nếu như người hàng xóm yêu mến chú chó nhà mình quá mức đến nỗi một ngày nào đó họ sẽ bắt cóc nó?"

https://cdn.noron.vn/2021/12/13/272990822-352-k961006-1639371364_1024.jpg

3.

Tìm cảm hứng từ trải nghiệm của bản thân. Mặc dù truyện ngắn thuộc thể loại tiểu thuyết, có khá nhiều mẩu truyện ngắn thiên về tự truyện. Nếu bạn đang viết về một điều gì đó thật sự đã xảy đến cho bạn hoặc một người nào đó mà bạn biết thì đây là thể loại văn xuôi hiện thực, nhưng tìm cảm hứng thông qua trải nghiệm của bản thân và nâng cấp nó lên mức độ tiểu thuyết mới mẻ là kế hoạch tuyệt vời để viết truyện ngắn, đặc biệt nếu bạn cảm thấy như thể bạn "không có gì để viết".Nhiều người cho rằng bạn cần "viết những gì bạn biết". Tư duy phổ biến là nếu bạn lớn lên tại một nông trại ở Ba Vì, hoặc nếu bạn dành 10 năm để cố gắng trở thành một họa sĩ ở Đà Lạt, bạn nên viết về trải nghiệm này thay vì phỏng đoán về cuộc sống của một người nào đó tại nơi mà bạn chưa từng đến.Nhiều nhà văn nói rằng bạn nên "viết về yếu tố mà bạn không biết trong điều bạn biết". Điều này có nghĩa là bạn cần phải bắt đầu từ phạm vi mà bạn quen thuộc và tiến đến khám phá yếu tố khiến bạn tò mò hoặc không biết rõ.Nếu bạn quá chú tâm vào sự kiện thật sự đã diễn ra, bạn sẽ không có chỗ cho sự sáng tạo. Ví dụ, có lẽ bạn từng có một người bạn thời thơ ấu, người đã dọn đi nơi khác mà không thông báo cho bất kỳ ai, hoặc có thể là khi còn nhỏ, bạn bị mê hoặc bởi người điều hành Vòng đu quay và luôn tự hỏi chuyện gì đã xảy ra với người đó. Bạn nên khám phá thế giới này và xây dựng câu chuyện từ đó.

4.

Lấy cảm hứng từ câu chuyện mà bạn đã từng nghe. Luôn nhớ chú ý đến câu chuyện có thể giúp bạn tạo nên một tiểu thuyết thật tuyệt vời mà bạn bè hoặc người thân của bạn đã kể. Nếu mẹ hoặc bà của bạn thường kể về thời thơ ấu của họ, bạn nên viết chúng ra giấy. Cố gắng hình dung xem trưởng thành trong một thời điểm hoặc một nơi khác sẽ như thế nào và bắt đầu viết về các khả năng. Không nên bực bội nếu bạn không biết gì về thời điểm đó; bạn luôn có thể nghiên cứu về nó.Khi một người bạn của bạn nói với bạn rằng "Bạn sẽ không tin nổi chuyện đã xảy đến cho tôi trong tuần trước…", hãy chú tâm. Đây có thể sẽ là phần mở đầu cho tác phẩm của bạn.Câu chuyện có thể xuất phát từ nơi bạn hoàn toàn không nghĩ đến. Có lẽ là người DJ trên radio đang hồi tưởng về thưở nhỏ của mình trong một vài câu nói ngắn gọn, và bạn bất ngờ bị lôi cuốn bởi suy nghĩ về cuộc đời của người đó.Bạn nên cẩn thận:nếu bạn bị mang tiếng là nhà văn "đánh cắp" câu chuyện của người khác để sử dụng cho tiểu thuyết của mình, mọi người sẽ trở nên ngần ngại trong việc mở lòng với bạn.

5

Lấy cảm hứng từ bối cảnh. Câu chuyện có thể đến từ ý thức mạnh mẽ về nơi chốn. Trong giai đoạn này, bạn cần phải biết rõ thể loại truyện mà bạn viết. Bối cảnh của truyện Khoa học Viễn tưởng có thể là phòng thí nghiệm dưới lòng đất, hoặc một câu chuyện kinh dị trong căn chòi xiêu vẹo. Bạn không cần phải lấy cảm hứng từ bãi biển tuyệt đẹp hoặc từ kỳ nghỉ tuyệt vời mà bạn đã có tại Venice. Thay vì vậy, hãy tìm cảm hứng từ sự bình dị. Bạn nên suy nghĩ về những mùa hè mà bạn đã trải qua trên vườn táo nhà bà của bạn khi bạn còn nhỏ; nhớ về thời điểm mà bạn vui đùa tại tầng hầm trong nhà người bạn thân thời phổ thông/trung học/tiểu học.Viết về địa điểm có thể giúp bạn phát triển nhân vật thú vị và sự mâu thuẫn.

6.

Tìm cảm hứng từ bài tập viết. Bài tập viết đã giúp rất nhiều nhà văn phát triển sự sáng tạo của mình, tìm kiếm cảm hứng tại nơi mà họ không ngờ đến, và ép buộc họ phải viết khi họ cảm thấy như thể họ "không có ý tưởng". Bạn có thể bắt đầu bằng cách tập viết mỗi ngày trong vòng 10 – 15 phút để khởi động tư duy, hoặc thậm chí là tập viết trong vòng 1 giờ ngay cả khi bạn hoàn toàn không có cảm hứng. Sau đây là một vài bài tập viết tuyệt vời để giúp bạn bắt đầu:[1]Bắt đầu câu chuyện với lời mở đầu:"Tôi chưa từng nói cho bất kỳ ai biết điều này". Nếu câu chuyện của bạn dựa trên ngôi thứ nhất, bạn có thể bắt đầu bằng "Cô ấy đóng cửa lại. Những giọt nước mắt lăn dài trên má. Có phải anh ta đã lừa dối cô ấy?".Ngắm nhìn bức tranh của một trang trại bình thường trên cánh đồng. Sau đó, mô tả nó theo quan điểm của người vừa mới phạm tội giết người. Thực hiện tương tự nhưng với quan điểm của cô gái vừa mất đi người mẹ của mình. Quan sát sự ảnh hưởng trong cách suy nghĩ của nhân vật đến cái nhìn của họ đối với thế giới. Hãy đặt mình vào tình thế của nhân vật!Bạn chỉ cần viết trong 10 – 15 phút. Xem xét lại mọi điều mà bạn đã viết để sửa lỗi.Chọn người mà bạn hoàn toàn không ưa trong cuộc sống. Bây giờ, bạn có thể viết một câu chuyện dựa trên quan điểm của người đó. Cố gắng khiến người đọc cảm thông với người đó càng nhiều càng tốt. Hãy nhớ rằng – đây là câu chuyện của bạn!Cho phép nhân vật đem lại ngạc nhiên cho bạn. Viết về nhân vật mà bạn nghĩ rằng bạn biết khá rõ, và sau đó, hãy để người này thực hiện một điều gì đó khiến bạn hoàn toàn bất ngờ. Quan sát xem liệu điều này sẽ dẫn dắt bạn đến đâu. Nó sẽ khiến câu chuyện của bạn trở nên hấp dẫn hơn.Sự tranh cãi. Hình thành cuộc tranh cãi giữa hai nhân vật về yếu tố vô cùng tầm thường, ví dụ như người nào sẽ đi đổ rác, hoặc người nào sẽ trả tiền cho bộ phim. Bạn nên nói rõ rằng cuộc tranh cãi này là về một điều gì đó to tát và nghiêm trọng hơn như ai sẽ kết thúc mối quan hệ này, hoặc ai đã cho đi quá nhiều nhưng không nhận lại được bất kỳ điều gì. Hãy để cho đoạn hội thoại làm công việc của mình. Tuy nhiên, tránh làm nó trở nên nhàm chán.Ngôn ngữ cơ thể. Viết mô tả cho hai nhân vật đang ngồi cạnh nhau trong vòng 500 từ. Bạn cần phải cho đọc giả của bạn nhận thấy rõ cảm giác mà hai nhân vật này dành cho nhau mà không sử dụng đến lời đối thoại.

7.

Tìm cảm hứng từ các mẩu truyện ngắn. Nếu bạn muốn thành thạo trong việc viết truyện ngắn, bạn cần phải tham khảo càng nhiều truyện ngắn càng tốt. Bạn nên đọc cả thể loại truyện kinh điển lẫn đương đại, và sử dụng kỹ năng viết lách của người khác để tạo cảm hứng cho chính mình viết nên câu chuyện ngắn của riêng bạn. Sau đây là danh sách một vài loại truyện ngắn kinh điển và đương đại có thể giúp ích cho bạn:

- "The Lady with the Little Dog" (Người Đàn bà và Chú chó Nhỏ) của Chekhov.- "The Cask of Amontillado" (Thùng rượu Amontillado) của Edgar Allan Poe.- "A Clean, Well-Lighted Place" (Một Nơi Sạch sẽ, Sáng sủa) của Ernest Hemingway.- "A Worn Path" (tạm dịch:Lối mòn) của Eudora Welty.- "Cathedral" (Thánh đường) của Raymond Carver.- "The Dead Past" (tạm dịch:Quá khứ Đã qua) của Isaac Asimov.- "The Veldt" (Đồng cỏ) của Ray Bradbury.- "The Things They Carried" (Những thứ Họ Mang theo) của Tim O'Brien.- "The Beggar Maid" (Người Hầu gái Nghèo) của Alice Munro.- "Girl" (Con gái) của Jamaica Kincaid.- "Where Are You Going, Where Have You Been?" (tạm dịch:Anh đi đâu, Anh đã ở đâu?) của Joyce Carol Oates.- "A Temporary Matter" (Chuyện Nhất thời) của Jhumpa Lahiri."How to Date a Brown Girl, Black Girl, White Girl, or Halfie" (tạm dịch:Cách để Hẹn hò với Cô gái Da nâu, Da đen, Da trắng, hoặc Lai) của Junot Diaz.- "Cloud busting" (tạm dịch:Mơ mộng) của Malorie Blackman.- "The Metamorphosis" (Hóa thân) của Franz Kafka.

Từ khóa: 

nâng cao kỹ năng viết

,

kỹ năng viết truyện

,

viết truyện

,

tiểu thuyết gia

,

rèn luyện kĩ năng mềm

,

sách

,

sáng tác

Bạn có ý định viết tiểu thuyết không?

Trả lời

Bạn có ý định viết tiểu thuyết không?