Cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học. Sơ đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Học sinh cũng được tiếp nhận tin một cách tổng quan và chính xác nhất chính vì vậy mà hiệu quả của giờ dạy sẽ được tăng lên.
Có bao giờ bạn nghĩ học văn với việc vẽ sơ đồ tư duy chưa nhỉ?
Thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên dạy Ngữ văn, trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) là admin của một diễn đàn văn học, thường xuyên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy. Ý tưởng dạy học này được thầy Quỳnh lấy cảm hứng từ Tony Buzan - người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map. Và dưới đây là một ví dụ.
Nguồn: News.zing.vn
Ưu điểm của cách học này là gì?
- Dễ nhìn, dễ viết
- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.
Thông thường chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não -não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian … và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề. Với việc sử dụng sơ đồ tư duy (mindmap) sẽ giúp mỗi bạn có thể sử dụng cả 2 bán cầu vào trong việc học tập.
Bạn có thể xem chi tiết lợi ích của sơ đồ tư duy tại bài viết này:
Nguồn: Thành viên Dương Lan Hương- hiện đang là giáo viên.
Cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập
Quy tắc chung của việc tạo sơ đồ tư duy mindmap chính là việc hình tổng hợp, liên kết và chọn lọc thông tin.
Thứ nhất, bạn cần xác định ý mục tiêu cần giải quyết với việc vẽ sơ đồ tư duy, ví dụ như: Cần giải quyết vấn đề gì? Đối tượng chính là ai? và hãy dành trung tâm của tờ giấy để ghi keywords này. Bạn có thể biểu diễn keywords dưới dạng hình ảnh hoặc chữ viết, ký hiệu… để biểu thị nó.
Thứ hai, bạn phân tách vấn đề thành nhiều mặt/ nhiều khía cạnh nhằm khai thác và đi sâu hơn vào đối tượng chính. Bạn có thể dùng nhiều bút màu khác nhau, nhưng nên có sự thống nhất ở đây ( nhánh lớn là 1 màu rồi nhánh nhỏ là 1 màu, hoặc là mỗi nhánh riêng biệt là một màu), bạn có thể dùng các hình vẽ ngộ nghĩnh hoặc kí hiệu.. sao cho tiện với thói quen suy nghĩ của mình.
Thứ ba, bạn sử dụng phần mềm vẽ mindmap hay vẽ bằng tay đều được cả, miễn là giúp bạn ghi nhớ tốt, tiện lợi và khái quát về vấn đề hơn.
Phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy
Các tính năng nổi bật của Edraw Mind Map:
- Tạo hàng loạt sơ đồ tư duy
- Chỉnh sửa dễ dàng ở các dạng có sẵn
- Tự động sắp xếp và chèn các chủ đề
- Tích hợp với ứng dụng Microsoft Office và dễ dàng chia sẻ.
- Xuất ra nhiều định dạng
Mình hay dùng cái này nên các bạn thấy có phần mềm nào khác hữu ích thì chia sẻ giúp mình ngay phần Phản hồi nhé.
sơ đồ tư duy
,phần mềm
,kỹ năng mềm
,kỹ năng mềm
Học bằng sơ đồ tư duy tiện thật đấy, dễ nhớ dễ tổng hợp kiến thức, thời gian học bài nhanh hơn nhiều ấy chứ
Vĩnh Luân
Học bằng sơ đồ tư duy tiện thật đấy, dễ nhớ dễ tổng hợp kiến thức, thời gian học bài nhanh hơn nhiều ấy chứ