Cách vái lạy tại chùa và đền của Nhật có giống nhau không?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trước đây trong các gia đình Nhật Bản có hai bàn thờ. Một bàn thờ Phật, một bàn thờ Thần. Lạy Thần và Phật mỗi sáng đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong các gia đình người Nhật. Tuy nhiên, gần đây những gia đình đặt cả hai bàn thờ này giảm dần đi. Thay vào đó người Nhật có sự phân biệt khi đi lễ đền và đi lễ chùa. Đền vốn là nơi ngự của các vị thần. Mỗi địa phương lại có các vị thần khác nhau. Đứng trên các vị thần là thần Thiên chiếu (天照大御神 -Thần mặt trời). Mặt khác, chùa là nơi thờ Phật. Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ, sau đó được truyền qua Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vào Nhật. Người Nhật khi cầu mong những điều gì đó tốt lành sẽ đến đền, khi mong cầu sự bình an, đặc biệt đối với những người quá cố sẽ tìm đến chùa. Bởi vậy, đầu năm đi lễ người Nhật thường tới các ngôi đền và kỳ nghỉ lễ Obon (tháng 8) kỳ nghỉ hướng tới tổ tiên, những người đã khuất, người Nhật tìm tới các ngôi chùa. Khi đi lễ đền và lễ chùa, điểm khác biệt lớn nhất đó là khi vái lạy tại đền sẽ vỗ tay, còn tại chùa thì chắp tay. Trước khi vào đền hay chùa thì người thăm viếng sẽ rửa tay và xúc miệng để giữ được sự trong sạch trước các vị thần và phật. Sau đó sẽ tiến vào bái điện, kéo dây chuông, sau đó vái lạy. Tại đền, về nguyên tắc sẽ là 2 vái, 2 vỗ, 1 vái. Có nghĩa vái lạy hai lần, sau đó vỗ tay hai cái, cuối cùng là một vái. Còn tại chùa sau khi kéo dây chuông, bạn sẽ chắp tay, không có vỗ tay. Sau đó sẽ đốt hương và cầu khấn. Năm mới chuẩn bị tới rồi, bạn sẽ có cơ hội đi chùa đầu năm, nếu không rõ các bước làm thì hãy quan sát những người đi trước là được. Lúc này bạn chỉ cần nhớ, đền thì có vỗ tay, còn chùa thì không vỗ tay mà chỉ chắp tay cầu khấn.
Trả lời
Trước đây trong các gia đình Nhật Bản có hai bàn thờ. Một bàn thờ Phật, một bàn thờ Thần. Lạy Thần và Phật mỗi sáng đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong các gia đình người Nhật. Tuy nhiên, gần đây những gia đình đặt cả hai bàn thờ này giảm dần đi. Thay vào đó người Nhật có sự phân biệt khi đi lễ đền và đi lễ chùa. Đền vốn là nơi ngự của các vị thần. Mỗi địa phương lại có các vị thần khác nhau. Đứng trên các vị thần là thần Thiên chiếu (天照大御神 -Thần mặt trời). Mặt khác, chùa là nơi thờ Phật. Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ, sau đó được truyền qua Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vào Nhật. Người Nhật khi cầu mong những điều gì đó tốt lành sẽ đến đền, khi mong cầu sự bình an, đặc biệt đối với những người quá cố sẽ tìm đến chùa. Bởi vậy, đầu năm đi lễ người Nhật thường tới các ngôi đền và kỳ nghỉ lễ Obon (tháng 8) kỳ nghỉ hướng tới tổ tiên, những người đã khuất, người Nhật tìm tới các ngôi chùa. Khi đi lễ đền và lễ chùa, điểm khác biệt lớn nhất đó là khi vái lạy tại đền sẽ vỗ tay, còn tại chùa thì chắp tay. Trước khi vào đền hay chùa thì người thăm viếng sẽ rửa tay và xúc miệng để giữ được sự trong sạch trước các vị thần và phật. Sau đó sẽ tiến vào bái điện, kéo dây chuông, sau đó vái lạy. Tại đền, về nguyên tắc sẽ là 2 vái, 2 vỗ, 1 vái. Có nghĩa vái lạy hai lần, sau đó vỗ tay hai cái, cuối cùng là một vái. Còn tại chùa sau khi kéo dây chuông, bạn sẽ chắp tay, không có vỗ tay. Sau đó sẽ đốt hương và cầu khấn. Năm mới chuẩn bị tới rồi, bạn sẽ có cơ hội đi chùa đầu năm, nếu không rõ các bước làm thì hãy quan sát những người đi trước là được. Lúc này bạn chỉ cần nhớ, đền thì có vỗ tay, còn chùa thì không vỗ tay mà chỉ chắp tay cầu khấn.