Cách tiếp cận của Kinh tế chính trị quốc tế đối với các vấn đề quốc tế như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Về bản chất, MFN của Trung Quốc là một trường hợp điển hình trong kinh tế chính trị quốc tế, liên quan đến chính sách của Mỹ vốn ảnh hưởng tới cả thương mại và các giá trị xã hội ở cả Mỹ và Trung Quốc. Kinh tế chính trị quốc tế là một môn khoa học xã hội tập trung vào một tập hợp những vấn đề và sự kiện mà ở đó các nhân tố quốc tế, chính trị và kinh tế giao cắt, kết nối hay chồng chéo nhau tạo nên một quan hệ tương tác đa dạng. Trong thế giới ngày nay, những vấn đề đó đang thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Cách tiếp cận của kinh tế chính trị quốc tế đến khoa học xã hội là tổng hợp các phương pháp và quan điểm của kinh tế học, khoa học chính trị và xã hội học trên cơ sở hiểu rõ lịch sử, triết học cũng như đánh giá được tầm quan trọng của văn hoá. Sử dụng phương pháp tổng hợp này rất cần thiết, một phần do hiện nay các môn khoa học độc lập đang có xu hướng chỉ tập trung vào những yếu tố cụ thể của những vấn đề phức tạp, phần khác do những vấn đề trên thế giới phụ thuộc lẫn nhau, các vấn đề có xu hướng vượt quá ranh giới tri thức của môn khoa học cụ thể. Khi nghiên cứu sự phân công lao động, các học giả chỉ tập trung vào một giới hạn hẹp các phương pháp và những vấn đề. Điều này cho phép có sự chuyên biệt hoá tri thức, tuy nhiên lại dẫn đến sự mù quáng do chỉ dựa vào một mặt của một vấn đề đa hướng. Kinh tế chính trị quốc tế áp dụng những phương pháp và kiến thức của các môn khoa học độc lập và tập hợp lại thành một cách phân tích tổng hợp. Tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc về MFN và vấn đề nhân quyền là một ví dụ điển hình về mối quan hệ giữa kinh tế chính trị quốc tế và các môn khoa học khác. Sau đây là cách giải quyết tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc của các môn khoa học khác, mỗi môn khoa học độc lập sẽ chỉ tập trung vào một nhân tố cụ thể của vấn đề:  Kinh tế học vi mô: Một nhà kinh tế học vi mô sẽ nhìn vào chính sách thương mại ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của cá nhân người tiêu dùng, các nhà sản xuất và các nhà đầu tư; và những quyết định của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các thị trường khác nhau. Nhà kinh tế học vi mô có thể chỉ chú ý đến cá nhân nào thắng cuộc hay thua cuộc từ việc Mỹ cho Trung Quốc hưởng quy chế MFN, và cố gắng tính toán lợi nhuận thu được từ việc được hưởng quy chế đó sẽ làm tăng hiệu năng sản xuất và thương mại.  Kinh tế học vĩ mô: Một nhà kinh tế học vĩ mô sẽ xem xét ảnh hưởng tổng thể về mặt kinh tế của MFN đối với nước mình và các nước đối tác thương mại khác của mình. Nhà kinh tế học vĩ mô sẽ dự báo ảnh hưởng của chính sách MFN đến cán cân thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ; đến sản xuất, doanh thu, tỉ lệ tăng trưởng ở hai nước; cũng như những thay đổi trong thương mại với Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến các nước khác như Nhật Bản, Thái Lan.  Nhà nghiên cứu chính trị Mỹ sẽ tính đến yếu tố chính trị nội bộ ảnh hưởng như thế nào đến chính trị quốc tế và ngược lại. Họ có thể xem xét việc các nhóm lợi ích như công đoàn, hiệp hội ngân hàng và tập đoàn đa quốc gia bị ảnh hưởng bởi quy chế MFN như thế nào, và sau đó cố gắng nghiên cứu các nhóm này sẽ tìm cách gây ảnh hưởng chính trị đối với tổng thống và quốc hội ra sao.  Chính trị học so sánh: Các nhà khoa học chính trị so sánh sẽ chỉ quan tâm đến vấn đề MFN giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan như thế nào đến các hành động chính trị ở các nước khác. Ví dụ như chính sách MFN của Mỹ gắn liền với yếu tố nhân quyền có thể được xem như là một sự trừng phạt kinh đối với những nước không tuân theo chính sách nhân quyền của Mỹ. Nghĩa là nước đó sẽ không được hưởng những điều kiện ưu đãi khi thâm nhập thị trường của Mỹ. Chính trị học so sánh sẽ so sánh trường hợp trừng phạt kinh tế này có gì giống và khác với trường hợp cấm vận mà Mỹ áp dụng đối với Cuba khi nước này theo đuổi chế cộng sản hay như Nam Phi khi chính phủ Nam Phi ủng hộ chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid. Chính sách trừng phạt Nam Phi khá hiệu quả bởi nó được các quốc gia đối tác thương mại lớn của Mỹ ủng hộ. Nhưng đối với trường hợp của Cuba cũng giống như Trung Quốc, chính sách cấm vận đó lại không giúp thay đổi chính trị nội bộ ở hai nước này bởi thiếu đi sự đoàn kết quốc tế.  Quan hệ quốc tế: Các nhà khoa học chính trị lại thường nghiên cứu chính trị học diễn ra trên ba cấp độ: cấp độ cá nhân, cấp độ nhà nước và cấp độ hệ thống quốc tế. Các nhà khoa học chính trị chuyên về quan hệ quốc tế sẽ tập trung vào nhà nước quốc gia và bản chất của mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với điều kiện có tính đến bản chất của hệ thống quốc tế. Trong quan hệ quốc tế chúng ta có thể xem xét quy chế MFN ảnh hưởng như thế nào đến an ninh của Mỹ và Trung Quốc. Ví dụ Mỹ có thể tìm cách nâng cao an ninh quốc gia của mình bằng cách khuyến khích đẩy mạnh phong trào dân chủ ở Trung Quốc, điều này đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải tự do hoá các chính sách nhân quyền. Nền dân chủ ở Trung Quốc được cho rằng sẽ ít đe doạ đến lợi ích quốc gia của Mỹ hơn là một chính phủ Trung Quốc độc tài.  Tổ chức quốc tế: Các nhà khoa học nghiên cứu về các tổ chức quốc tế có thể sẽ chú ý đến mối tương tác kinh tế và chính trị trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong một môi trường phức tạp có nhiều chủ thể. Có những tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng tham gia vào vấn đề này cũng như một loạt các tổ chức phi chính phủ (NGOs) gây ảnh hưởng đến chính phủ hai nước và áp đặt những điều kiện cho cuộc đàm phán của hai bên.  Lý luận chính trị: Tâm điểm của các nhà lý thuyết chính trị là nền tảng triết học của các chính phủ liên quan đến vấn đề này. Mỹ dựa trên các nguyên tắc về dân chủ và cá nhân của Jefferson. Còn chính phủ Trung Quốc lại dựa trên những học thuyết chính trị của Lenin và Mao. Trong cả hai trường hợp những nguyên tắc chính trị qua thời gian sẽ được cải tiến phù hợp với thực tế. Những hành động và phản ứng của hai chính phủ sẽ phản ánh những luận thuyết chính trị được hai nước áp dụng. Vì vậy mối tương tác chính trị giữa hai quốc gia sẽ là sự xung đột hai bộ giá trị chính trị xã hội khác nhau.  Xã hội học: Một nhà xã hội học có thể sẽ quan tâm tới mối quan hệ giữa các tầng lớp xã hội tham gia như thế nào vào cuộc xung đột này. Liệu sự phát triển thương mại với Trung Quốc có vì lợi ích của tầng lớp lao động – giai cấp vô sản – ở Mỹ hay không? Hay điều đó sẽ chỉ đem lại lợi ích cho tầng lớp tư sản? Những vấn đề như chủng tộc, sắc tộc và giới có được tính đến trong vấn đề này hay không?  Nhân học: Một nhà nhân học sẽ tập trung vào những khác biệt văn hoá giữa Mỹ và Trung Quốc, văn hoá sẽ có vai trò như thế nào trong cuộc xung đột này. Mỹ xác định vấn đề nhân quyền như là quyền của các cá nhân trong khi Trung Quốc lại xem nhân quyền là quyền của cả nhóm hay của xã hội. Các nhà nhân học có thể cho rằng vấn đề này là sự xung đột văn hoá, hay giá trị văn hoá, chứ không phải là giữa các quốc gia hay giữa các nền kinh tế. Họ cũng xem yếu tố văn hoá có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một giải pháp kinh tế hay chính trị nào.  Lịch sử: Nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc có thể chỉ ra rằng chính phủ đế quốc phương tây đã có một lịch sử lâu dài muốn gây ảnh hưởng đến chính sách của Trung Quốc – nói chung là không phải vì chính lợi ích của Trung Quốc. Sự phản ứng cứng rắn của Trung Quốc đối với chính sách MFN của Mỹ bắt nguồn từ những kinh nghiệm đau thương trong lịch sử. Mặt khác, nhà lịch sử ngoại giao của Mỹ có thể yêu cầu chúng ta phải nhìn lại chức năng chính của chính sách nhân quyền MFN – đó là để buộc chính phủ cộng sản Xô Viết hạn chế sự đàn áp đối với những người Do thái Xô Viết – và thành công tương đối của chính sách này có thể có đóng góp gì đối với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô. Mỗi một cách tiếp cận nói trên đều có giá trị, nhưng đối với những vấn đề phức tạp và quan trọng như quan hệ Mỹ-Trung Quốc, không một cách tiếp nào có thể cho chúng ta hình dung toàn diện về chủ thể, lợi ích và các lực lượng liên quan. Một vấn đề như vậy đòi hỏi phải áp dụng cách tiếp của kinh tế chính trị quốc tế, sử dụng các phương pháp và kiến thức của một vài môn khoa học khác nhau và phân tích dựa trên ba cấp độ (cá nhân, nhà nước và hệ thống quốc tế) để có được một sự hiểu biết thấu đáo vấn đề. Nói một cách khác, một vấn đề như vậy sẽ xoá bỏ những rào cản nhân tạo chia rẽ các môn khoa học và cho phép chúng ta suy nghĩ một cách tự do, không bị kiềm chế bởi sự phân chia lĩnh vực học thuật. Những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị quốc tế cũng xoá đi những rào cản cách biệt những lợi ích cá nhân với lợi ích của nhà nước và của hệ thống quốc tế. Vì vậy, nguồn gốc kiến thức của kinh tế chính trị quốc tế là sự xóa bỏ những biên giới áp đặt nhưng mang tính truyền thống về tìm hiểu kiến thức và phân tích chính sách. Vì vậy kinh tế chính trị quốc tế vừa mới vừa cũ. Đây là môn khoa học mới do sử dụng phương pháp phân tích đa cấp liên ngành mà chỉ gần đây mới được kết hợp với những cấu trúc thể chế để cho phép và khuyến khích một cách có hệ thống những hành động này, dưới dạng các khóa học, các chuyên ngành và các chương trình đào tạo đại học trong kinh tế chính trị quốc tế. Tuy nhiên, đây lại là môn học cũ bởi lẽ vào Thế kỷ 19-20, hiện tượng phổ biến trong giới học thuật là sự phân chia các môn khoa học xã hội thành những môn độc lập. Trước thời gian đó, việc chia nhỏ kiến thức thành những môn nghiên cứu chi tiết được xem là không cần thiết hoặc là không khôn ngoan. Sự nghiên cứu bao quát những vấn đề xã hội được đặt dưới một cái tên chung là kinh tế chính trị. Kinh tế chính trị quốc tế ngày nay là sự tiếp nối học thuật của phương pháp nghiên cứu không có giới hạn bắt đầu từ kinh tế chính trị hơn hai thế kỷ qua.
Trả lời
Về bản chất, MFN của Trung Quốc là một trường hợp điển hình trong kinh tế chính trị quốc tế, liên quan đến chính sách của Mỹ vốn ảnh hưởng tới cả thương mại và các giá trị xã hội ở cả Mỹ và Trung Quốc. Kinh tế chính trị quốc tế là một môn khoa học xã hội tập trung vào một tập hợp những vấn đề và sự kiện mà ở đó các nhân tố quốc tế, chính trị và kinh tế giao cắt, kết nối hay chồng chéo nhau tạo nên một quan hệ tương tác đa dạng. Trong thế giới ngày nay, những vấn đề đó đang thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Cách tiếp cận của kinh tế chính trị quốc tế đến khoa học xã hội là tổng hợp các phương pháp và quan điểm của kinh tế học, khoa học chính trị và xã hội học trên cơ sở hiểu rõ lịch sử, triết học cũng như đánh giá được tầm quan trọng của văn hoá. Sử dụng phương pháp tổng hợp này rất cần thiết, một phần do hiện nay các môn khoa học độc lập đang có xu hướng chỉ tập trung vào những yếu tố cụ thể của những vấn đề phức tạp, phần khác do những vấn đề trên thế giới phụ thuộc lẫn nhau, các vấn đề có xu hướng vượt quá ranh giới tri thức của môn khoa học cụ thể. Khi nghiên cứu sự phân công lao động, các học giả chỉ tập trung vào một giới hạn hẹp các phương pháp và những vấn đề. Điều này cho phép có sự chuyên biệt hoá tri thức, tuy nhiên lại dẫn đến sự mù quáng do chỉ dựa vào một mặt của một vấn đề đa hướng. Kinh tế chính trị quốc tế áp dụng những phương pháp và kiến thức của các môn khoa học độc lập và tập hợp lại thành một cách phân tích tổng hợp. Tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc về MFN và vấn đề nhân quyền là một ví dụ điển hình về mối quan hệ giữa kinh tế chính trị quốc tế và các môn khoa học khác. Sau đây là cách giải quyết tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc của các môn khoa học khác, mỗi môn khoa học độc lập sẽ chỉ tập trung vào một nhân tố cụ thể của vấn đề:  Kinh tế học vi mô: Một nhà kinh tế học vi mô sẽ nhìn vào chính sách thương mại ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của cá nhân người tiêu dùng, các nhà sản xuất và các nhà đầu tư; và những quyết định của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các thị trường khác nhau. Nhà kinh tế học vi mô có thể chỉ chú ý đến cá nhân nào thắng cuộc hay thua cuộc từ việc Mỹ cho Trung Quốc hưởng quy chế MFN, và cố gắng tính toán lợi nhuận thu được từ việc được hưởng quy chế đó sẽ làm tăng hiệu năng sản xuất và thương mại.  Kinh tế học vĩ mô: Một nhà kinh tế học vĩ mô sẽ xem xét ảnh hưởng tổng thể về mặt kinh tế của MFN đối với nước mình và các nước đối tác thương mại khác của mình. Nhà kinh tế học vĩ mô sẽ dự báo ảnh hưởng của chính sách MFN đến cán cân thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ; đến sản xuất, doanh thu, tỉ lệ tăng trưởng ở hai nước; cũng như những thay đổi trong thương mại với Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến các nước khác như Nhật Bản, Thái Lan.  Nhà nghiên cứu chính trị Mỹ sẽ tính đến yếu tố chính trị nội bộ ảnh hưởng như thế nào đến chính trị quốc tế và ngược lại. Họ có thể xem xét việc các nhóm lợi ích như công đoàn, hiệp hội ngân hàng và tập đoàn đa quốc gia bị ảnh hưởng bởi quy chế MFN như thế nào, và sau đó cố gắng nghiên cứu các nhóm này sẽ tìm cách gây ảnh hưởng chính trị đối với tổng thống và quốc hội ra sao.  Chính trị học so sánh: Các nhà khoa học chính trị so sánh sẽ chỉ quan tâm đến vấn đề MFN giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan như thế nào đến các hành động chính trị ở các nước khác. Ví dụ như chính sách MFN của Mỹ gắn liền với yếu tố nhân quyền có thể được xem như là một sự trừng phạt kinh đối với những nước không tuân theo chính sách nhân quyền của Mỹ. Nghĩa là nước đó sẽ không được hưởng những điều kiện ưu đãi khi thâm nhập thị trường của Mỹ. Chính trị học so sánh sẽ so sánh trường hợp trừng phạt kinh tế này có gì giống và khác với trường hợp cấm vận mà Mỹ áp dụng đối với Cuba khi nước này theo đuổi chế cộng sản hay như Nam Phi khi chính phủ Nam Phi ủng hộ chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid. Chính sách trừng phạt Nam Phi khá hiệu quả bởi nó được các quốc gia đối tác thương mại lớn của Mỹ ủng hộ. Nhưng đối với trường hợp của Cuba cũng giống như Trung Quốc, chính sách cấm vận đó lại không giúp thay đổi chính trị nội bộ ở hai nước này bởi thiếu đi sự đoàn kết quốc tế.  Quan hệ quốc tế: Các nhà khoa học chính trị lại thường nghiên cứu chính trị học diễn ra trên ba cấp độ: cấp độ cá nhân, cấp độ nhà nước và cấp độ hệ thống quốc tế. Các nhà khoa học chính trị chuyên về quan hệ quốc tế sẽ tập trung vào nhà nước quốc gia và bản chất của mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với điều kiện có tính đến bản chất của hệ thống quốc tế. Trong quan hệ quốc tế chúng ta có thể xem xét quy chế MFN ảnh hưởng như thế nào đến an ninh của Mỹ và Trung Quốc. Ví dụ Mỹ có thể tìm cách nâng cao an ninh quốc gia của mình bằng cách khuyến khích đẩy mạnh phong trào dân chủ ở Trung Quốc, điều này đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải tự do hoá các chính sách nhân quyền. Nền dân chủ ở Trung Quốc được cho rằng sẽ ít đe doạ đến lợi ích quốc gia của Mỹ hơn là một chính phủ Trung Quốc độc tài.  Tổ chức quốc tế: Các nhà khoa học nghiên cứu về các tổ chức quốc tế có thể sẽ chú ý đến mối tương tác kinh tế và chính trị trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong một môi trường phức tạp có nhiều chủ thể. Có những tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng tham gia vào vấn đề này cũng như một loạt các tổ chức phi chính phủ (NGOs) gây ảnh hưởng đến chính phủ hai nước và áp đặt những điều kiện cho cuộc đàm phán của hai bên.  Lý luận chính trị: Tâm điểm của các nhà lý thuyết chính trị là nền tảng triết học của các chính phủ liên quan đến vấn đề này. Mỹ dựa trên các nguyên tắc về dân chủ và cá nhân của Jefferson. Còn chính phủ Trung Quốc lại dựa trên những học thuyết chính trị của Lenin và Mao. Trong cả hai trường hợp những nguyên tắc chính trị qua thời gian sẽ được cải tiến phù hợp với thực tế. Những hành động và phản ứng của hai chính phủ sẽ phản ánh những luận thuyết chính trị được hai nước áp dụng. Vì vậy mối tương tác chính trị giữa hai quốc gia sẽ là sự xung đột hai bộ giá trị chính trị xã hội khác nhau.  Xã hội học: Một nhà xã hội học có thể sẽ quan tâm tới mối quan hệ giữa các tầng lớp xã hội tham gia như thế nào vào cuộc xung đột này. Liệu sự phát triển thương mại với Trung Quốc có vì lợi ích của tầng lớp lao động – giai cấp vô sản – ở Mỹ hay không? Hay điều đó sẽ chỉ đem lại lợi ích cho tầng lớp tư sản? Những vấn đề như chủng tộc, sắc tộc và giới có được tính đến trong vấn đề này hay không?  Nhân học: Một nhà nhân học sẽ tập trung vào những khác biệt văn hoá giữa Mỹ và Trung Quốc, văn hoá sẽ có vai trò như thế nào trong cuộc xung đột này. Mỹ xác định vấn đề nhân quyền như là quyền của các cá nhân trong khi Trung Quốc lại xem nhân quyền là quyền của cả nhóm hay của xã hội. Các nhà nhân học có thể cho rằng vấn đề này là sự xung đột văn hoá, hay giá trị văn hoá, chứ không phải là giữa các quốc gia hay giữa các nền kinh tế. Họ cũng xem yếu tố văn hoá có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một giải pháp kinh tế hay chính trị nào.  Lịch sử: Nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc có thể chỉ ra rằng chính phủ đế quốc phương tây đã có một lịch sử lâu dài muốn gây ảnh hưởng đến chính sách của Trung Quốc – nói chung là không phải vì chính lợi ích của Trung Quốc. Sự phản ứng cứng rắn của Trung Quốc đối với chính sách MFN của Mỹ bắt nguồn từ những kinh nghiệm đau thương trong lịch sử. Mặt khác, nhà lịch sử ngoại giao của Mỹ có thể yêu cầu chúng ta phải nhìn lại chức năng chính của chính sách nhân quyền MFN – đó là để buộc chính phủ cộng sản Xô Viết hạn chế sự đàn áp đối với những người Do thái Xô Viết – và thành công tương đối của chính sách này có thể có đóng góp gì đối với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô. Mỗi một cách tiếp cận nói trên đều có giá trị, nhưng đối với những vấn đề phức tạp và quan trọng như quan hệ Mỹ-Trung Quốc, không một cách tiếp nào có thể cho chúng ta hình dung toàn diện về chủ thể, lợi ích và các lực lượng liên quan. Một vấn đề như vậy đòi hỏi phải áp dụng cách tiếp của kinh tế chính trị quốc tế, sử dụng các phương pháp và kiến thức của một vài môn khoa học khác nhau và phân tích dựa trên ba cấp độ (cá nhân, nhà nước và hệ thống quốc tế) để có được một sự hiểu biết thấu đáo vấn đề. Nói một cách khác, một vấn đề như vậy sẽ xoá bỏ những rào cản nhân tạo chia rẽ các môn khoa học và cho phép chúng ta suy nghĩ một cách tự do, không bị kiềm chế bởi sự phân chia lĩnh vực học thuật. Những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị quốc tế cũng xoá đi những rào cản cách biệt những lợi ích cá nhân với lợi ích của nhà nước và của hệ thống quốc tế. Vì vậy, nguồn gốc kiến thức của kinh tế chính trị quốc tế là sự xóa bỏ những biên giới áp đặt nhưng mang tính truyền thống về tìm hiểu kiến thức và phân tích chính sách. Vì vậy kinh tế chính trị quốc tế vừa mới vừa cũ. Đây là môn khoa học mới do sử dụng phương pháp phân tích đa cấp liên ngành mà chỉ gần đây mới được kết hợp với những cấu trúc thể chế để cho phép và khuyến khích một cách có hệ thống những hành động này, dưới dạng các khóa học, các chuyên ngành và các chương trình đào tạo đại học trong kinh tế chính trị quốc tế. Tuy nhiên, đây lại là môn học cũ bởi lẽ vào Thế kỷ 19-20, hiện tượng phổ biến trong giới học thuật là sự phân chia các môn khoa học xã hội thành những môn độc lập. Trước thời gian đó, việc chia nhỏ kiến thức thành những môn nghiên cứu chi tiết được xem là không cần thiết hoặc là không khôn ngoan. Sự nghiên cứu bao quát những vấn đề xã hội được đặt dưới một cái tên chung là kinh tế chính trị. Kinh tế chính trị quốc tế ngày nay là sự tiếp nối học thuật của phương pháp nghiên cứu không có giới hạn bắt đầu từ kinh tế chính trị hơn hai thế kỷ qua.