Cách thâm canh cây vụ đông như thế nào?
nông nghiệp
Để thâm canh rau vụ đông thì em nên chọn giống rau màu là con lai F1, có khả năng chịu nhiệt, chịu úng, thân lá cây cứng chắc... để gieo trồng. Các cây trồng ưa ấm, chịu nhiệt thuộc họ bầu bí, họ cà, họ thập tự được ưu tiên phát triển.
Chọn chân đất vàn cao, thoát nước tốt lên luống trồng rộng và cao hơn so với chính vụ và vụ muộn. Không nên làm đất quá nhỏ. Phân hữu cơ dùng bón lót cần được xử lý kỹ và bón vào giữa luống, giữa hai hàng cây, trồng cây cao so với mặt luống, tuyệt đối không trồng thấp, tránh đọng nước ở gốc gây thối gốc rễ và không trồng trên phân hữu cơ. Có thể áp dụng biện pháp phủ luống trồng bằng rơm rạ hoặc sản phẩm hữu cơ đối với cây cải củ, cà rốt và màng phủ nông nghiệp với các loại cây rau màu khác.
Vì thời tiết hay có mưa nên cây giống cần được áp dụng kỹ thuật sản xuất cây bầu. Khi cây giống đủ tuổi, khỏe, không sâu bệnh đem trồng. Không nên trồng cây quá chặt gốc.
Phan Vũ
Để thâm canh rau vụ đông thì em nên chọn giống rau màu là con lai F1, có khả năng chịu nhiệt, chịu úng, thân lá cây cứng chắc... để gieo trồng. Các cây trồng ưa ấm, chịu nhiệt thuộc họ bầu bí, họ cà, họ thập tự được ưu tiên phát triển.
Chọn chân đất vàn cao, thoát nước tốt lên luống trồng rộng và cao hơn so với chính vụ và vụ muộn. Không nên làm đất quá nhỏ. Phân hữu cơ dùng bón lót cần được xử lý kỹ và bón vào giữa luống, giữa hai hàng cây, trồng cây cao so với mặt luống, tuyệt đối không trồng thấp, tránh đọng nước ở gốc gây thối gốc rễ và không trồng trên phân hữu cơ. Có thể áp dụng biện pháp phủ luống trồng bằng rơm rạ hoặc sản phẩm hữu cơ đối với cây cải củ, cà rốt và màng phủ nông nghiệp với các loại cây rau màu khác.
Vì thời tiết hay có mưa nên cây giống cần được áp dụng kỹ thuật sản xuất cây bầu. Khi cây giống đủ tuổi, khỏe, không sâu bệnh đem trồng. Không nên trồng cây quá chặt gốc.
Cao Văn Hưng
Tôi cũng đang tranh thủ thị trường thường khan hiếm rau vào mùa đông và trồng thâm canh vụ đông, song thời tiết có nhiều bất lợi, đặc biệt là mưa lớn thường xuyên. Việc chọn giống và áp dụng các biện pháp canh tác phải được thực hiện một cách có chọn lọc, khắt khe mới giành được thành công.
Để có bộ rễ cây khỏe, chống úng tốt thì ngay từ lúc cây con trong bầu và giai đoạn cây non sau trồng cần bổ sung vào vùng rễ cây một lượng nấm cộng sinh (chế phẩm Rhizomyx) theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc các chế phẩm siêu lân tưới gốc.
Phân bón và cách bón phân cần xem xét và tuyển chọn kĩ lưỡng. Bón lót bằng nguồn phân chuồng hoặc phân hữu cơ thay thế, phân vô cơ cần bón cân đối (giảm đạm và tăng kali, bổ sung canxi, vi lượng qua lá định kì). Các cây họ dưa bầu bí trồng bằng màng phủ cần bón lót phân hữu cơ 100% và khoảng 80% lượng phân vô cơ (sử dụng NPK chuyên dụng như phân Đầu Trâu, Ninh Bình...).
Tuyệt đối không lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng, thuốc BVTV phun cho rau để nhằm tăng năng suất.
Rau vụ đông sớm trong thời tiết ấm, ẩm sẽ có nhiều loài sâu bệnh hại. Cần chú ý phòng trừ kịp thời, lưu ý với các loài bệnh nguy hiểm như bệnh thối rễ chết rũ cây, bệnh chết thắt thân, bệnh sương mai, đốm nâu, cháy bìa lá vi khuẩn... Các loài sâu ăn lá, chích hút cũng sẽ phát sinh gây hại mạnh nhất là khi thời tiết nắng nóng kéo dài, tuân thủ theo nguyên tắc "4 đúng".
Nếu thiết kế nhà lưới, nhà màng thì nên ưu tiên chọn các cây trồng chịu nhiệt có giá trị kinh tế cao, khó sản xuất trong điều kiện đồng ruộng như các giống dưa kim, cần tây, tỏi tây, cà chua, dưa chuột... Lưu ý phòng trừ tốt bệnh sương mai và đối tượng bọ trĩ, bọ phấn dễ phát sinh gây hại.