Cách sử dụng thẻ tín dụng thông minh không phải ai cũng biết
1 Hạn mức thẻ không quá 50% thu nhập
Thẻ tín dụng không còn xa lạ với nhiều người. Và cũng không thể phủ nhận những tiện ích mà chúng đem lại.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít những cá nhân vẫn còn mơ hồ về bản chất của loại thẻ này. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính cá nhân.
Chuyên gia tài chính khuyên rằng, chỉ nên đăng ký hạn mức thẻ tối đa bằng 50% thu nhập hàng tháng.
Để đảm bảo khả năng thanh toán nợ, đều đặn hàng tháng. Đồng thời, là giải pháp để tránh nợ tháng này dồn tháng sau.
Chẳng hạn, thu nhập trung bình một tháng của bạn là 20 triệu đồng. Chỉ nên mở thẻ tín dụng với hạn mức tối đa là 10 triệu đồng/tháng.
2. Hiểu biết đầy đủ về các điều khoản sử dụng thẻ
Hầu hết mọi người đều bỏ qua những thông tin về các điều khoản sử dụng thẻ tín dụng. Hay những quy định khi vay tiêu dùng từ ngân hàng.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình chi tiêu, không nên bỏ qua những vi phạm trong khi sử dụng thẻ tín dụng. Tránh không để ”mắc bẫy tiêu dùng”.
Do đó, trước khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Hãy tìm hiểu kỹ càng những thông tin liên quan từ phía ngân hàng để đảm bảo không bị ”mất tiền oan”.
Những thông tin cần tìm hiểu kỹ càng mà bạn không nên bỏ qua:
- Điều kiện mở thẻ tín dụng cá nhân
- Các loại phí bắt buộc khi sử dụng thẻ tín dụng
- Thời hạn thanh toán nợ
- Điều khoản thanh toán nợ trễ hạn
- Chương trình tích điểm, ưu đãi
Việc nắm bắt những thông tin này giúp bạn đưa ra quyết định dựa trên tình hình tài chính thực tế của bản thân.
Nếu mức thu nhập không quá cao thì bạn nên cân nhắc việc đăng ký mở thẻ tín dụng. Bởi ngoài khoản nợ cần thanh toán hàng tháng, còn những khoản phí bắt buộc khác.
3. Không sử dụng nhiều thẻ tín dụng
Sử dụng càng nhiều thẻ tín dụngcàng khiến bạn mất kiểm soát chi tiêu. Hay hạn mức chi tiêu cao hơn nhiều hơn thu nhập. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán nợ hàng tháng.
Ngoài ra, thời hạn trả nợ khá dài, thông thường từ 30 – 45 ngày. Dẫn đến tình trạng khó kiểm soát chi tiêu.
Khi mở càng nhiều thẻ tín dụng, càng nhiều khoản nợ. Một cá nhân với mức thu nhập trung bình, trung bình khá chỉ nên mở 1 thẻ tín dụng. Đảm bảo khả năng thanh toán nợ, cân đối tài chính.
4. Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có hạn mức tín dụng từ 30 – 45 ngày. Do đó, bạn nên có kế hoạch chuẩn bị tài chính để thanh toán khoản nợ đúng hạn.
Trong trường hợp không thể trả 1 lần, có thể thanh toán mức tối thiểu theo quy định. Tùy từng ngân hàng mà có quy định khác nhau.
Tốt hơn hết, nên thanh toán nợ đầy đủ theo thời hạn. Không nên để nợ tháng này dồn lên nợ tháng sau. Khi đó, con số bạn phải trả ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể.
Giả sử, hạn mức tín dụng là 15 triệu đồng/tháng. Bạn cần thanh toán khoản nợ này chậm nhất vào ngày 5/11/2020.
Nhưng tài chính của bạn không đảm bảo, bạn có thể thanh toán 5% cho hạn mức tối thiểu. Có nghĩa rằng, bạn cần thanh toán 750.000 đồng. Số nợ còn lại là 14.250 triệu đồng sẽ được thanh toán vào thời hạn sau.
Khi đó, vào tháng 12/2020 bạn cần phải thanh toán nhiều hơn 14.250 triệu đồng.
Như vậy, có thể rằng con số nợ sẽ tăng lên gấp bội vào những tháng tiếp theo nếu bạn không thanh toán dứt điểm từng tháng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tình hình tài chính của bạn.
Thẻ tín dụng là một lựa chọn tối ưu tuyệt với nếu bạn biết sự dụng và lựa chọn được dòng thẻ phù hợp với nhu cầu phần lớn cho mình sử dụng. Ngân hàng nối tiếng và uy tín lớn hiện nay là Vp bank với nhiều ưu đãi và các dòng thẻ cho mọi đối tượng người dùng.
Hãy thử kiểm tra xem mình được hạn mức báo nhiêu qua link dưới đây nhé