Cách rèn luyện tư duy phản biện (Critical Thinking)

  1. Kỹ năng mềm

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi người cần phải có hiện nay. Đặc biệt là trong thời kỳ nở rộ của Internet, với vô số những luồng thông tin trái chiều và khó kiểm chứng, việc rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện lại càng trở nên cần thiết.


Vậy, tư duy phản biện là gì, và có thể được rèn luyện như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Định nghĩa Tư duy phản biện (Critical Thinking)

Tư duy phản biện, đôi khi còn được gọi là tư duy phân tích, có thể được hiểu là khả năng tiếp nhận các luồng thông tin và các hê tư tưởng một cách có chủ động và có ý thức. Người có khả năng tư duy phản biện là người có thể khiến cho suy nghĩ mình chậm lại, để đi sâu vào phân tích xem liệu những luồng thông tin và kiến thức này có thực sự đáng tin cậy hay không, và chúng được chia sẻ với mục đích tiềm ẩn nào.

Theo ghi chép, định nghĩa tư duy phản biện đã có lịch sử từ rất lâu đời, cụ thể là từ thời đại của triết gia Socrates tại châu Âu, và trong kinh Vệ Đà (cũng có nghĩa là "kiến thức") - bộ kinh tối cổ của Ấn Độ và cũng là nguồn gốc của Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo. Có thể nói, các học giả từ xa xưa đã quan tâm về việc phân tích tính đúng sai của các luồng thông tin và hệ tư tưởng mà họ tiếp xúc.

images

Nguồn: The Chronicle of Higher Education

Phương pháp rèn luyện Tư duy phản biện

Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp nâng cao kỹ năng tư duy phản biện ở mỗi người, bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé:

1/ Tích cực trau dồi và làm giàu kiến thức

Để có thể phân định một luồng thông tin là đúng hay sai, trước hết chúng ta cần có một nền tảng kiến thức với mức tổng quát vừa đủ. Những kiến thức tổng quát này sẽ trở thành nền tảng để chúng ta có thể dựa vào và đưa ra các lập luận và phê bình. Một người thiếu nền tảng kiến thức tổng quát, dù muốn tư duy phản biện cũng sẽ gặp khó khăn vì anh ta sẽ không biết phải dựa vào điều gì để lập luận, phê bình.

2/ Giữ thái độ khách quan

Một trong những rào cản khiến chúng ta không thể tư duy phản biện chính là những áp đặt trong tư tưởng và những niềm tin mang tính chủ quan của chúng ta về thế giới. Những người nào quá bám víu vào những thành kiến chủ quan của mình sẽ khó có thể phát triển được kỹ năng tư duy phản biện.

critical thinking-1

Nguồn: MED e-care Blog

3/ Luôn đặt câu hỏi trong mọi trường hợp

Một người có thói quen luôn đặt câu hỏi và nghi vấn những luồng thông tin mà anh ta tiếp xúc được sẽ dần phát triển được kỹ năng tư duy phản biện. Chỉ cần chịu khó tập thói quen đặt câu hỏi, thì qua một thời gian chúng ta sẽ sẽ trở nên nhạy bén hơn trong việc phân biệt đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy, và đâu là nguồn thông tin cần phải chất vấn và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

4/ Thử lật ngược các vấn đề

Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn đào sâu tìm hiểu một tình huống (scenario) hoặc câu chuyện nào đó mà bạn được thuật lại. Cụ thể, thay vì được người kể chuyện thuật lại rằng một sự việc X đã gây ra một sự việc Y, chúng ta không nên vội tin vào kết luận đó, mà hãy thử đặt ra giả thuyết: liệu có phải chính sự việc Y mới dẫn đến sự việc X? Phương pháp này cũng sẽ giúp chúng ta trở thành những người giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, vì nó giúp chúng ta có được cái nhìn toàn cảnh (big picture).

10171791_745862125445619_1719967175_n

Nguồn: WordPress.com

5/ Rèn luyện để có một não bộ khỏe mạnh

Việc này thực chất rất dễ hiểu: nếu cơ thể của chúng ta đang ở trong tình trạng mệt mỏi, não bộ của chu1ng ta cũng sẽ không hoạt động một cách hiệu quả, dẫn đến việc những luồng suy nghĩ của chúng ta bị tắc nghẽn, ứ đọng và chắc chắn là quá trình tư duy phản biện sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, những việc như rèn luyện thân thể, ngủ nghỉ và ăn uống một cách khoa học và tham gia vào các hoạt động rèn luyện trí não như đọc sách, chơi cờ, rubik...là rất cần thiết.

6/ Hiểu được rằng đa số mọi người đều thiếu sót kỹ năng tư duy phản biện

Một khi chúng ta nhận ra được rằng tư duy phản biện là một kỹ năng (skill) chứ không phải một khả năng (ability), chúng ta sẽ trở nên cởi mở và rộng lượng hơn đối với sự sai lệch của những luồng thông tin đến từ những người khác. Suy cho cùng thì, tất cả chúng ta cùng là con người, vì vậy đều có những định kiến và suy nghĩ rất chủ quan của riêng mình. Việc nhận ra được điều này cũng giúp chúng ta cởi bỏ áp lực tâm lý phải tin vào bất cứ luồng thông tin nào mà chúng ta được chia sẻ.


Nguồn:

Gia Sư Tiên Phong (2018) Tư Duy Phản Biện Là Gì?. Link:

Tư duy phản biện là gì? 4 cách rèn luyện tư duy phản biện

giasutienphong.com.vn


Patterson, R. (2017) 7 Ways To Improve Your Critical Thinking Skills. Link:

7 Ways to Improve Your Critical Thinking Skills

collegeinfogeek.com


WikiHow (2018) Cách để Cải thiện kỹ năng tư duy phản biện. Link:

https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A3i-thi%E1%BB%87n-k%E1%BB%B9-n%C4%83ng-t%C6%B0-duy-ph%E1%BA%A3n-bi%E1%BB%87n

Từ khóa: 

tư duy phản biện

,

critical thinking

,

kỹ năng mềm

Hiện tại ở Việt Nam mình các trường vẫn chưa “nhấn mạnh” vô kĩ năng này nhiều trong khi các trường quốc tế xem đây là 1 kĩ năng rất cần thiết và quan trọng cho các bạn sinh viên. Mình trước đây rất sợ khi phản biện một vấn đề gì đó, thậm chí mình bị thiệt mình vẫn kệ luôn. Nhưng khi học đại học, mình quen dần việc “phản biện tích cực” cho đến giờ. Mình thấy bản thân mình phát triển rất nhiều cũng như học hỏi được nhiều thứ khác hay ho hơn khi phản biện.

Trả lời

Hiện tại ở Việt Nam mình các trường vẫn chưa “nhấn mạnh” vô kĩ năng này nhiều trong khi các trường quốc tế xem đây là 1 kĩ năng rất cần thiết và quan trọng cho các bạn sinh viên. Mình trước đây rất sợ khi phản biện một vấn đề gì đó, thậm chí mình bị thiệt mình vẫn kệ luôn. Nhưng khi học đại học, mình quen dần việc “phản biện tích cực” cho đến giờ. Mình thấy bản thân mình phát triển rất nhiều cũng như học hỏi được nhiều thứ khác hay ho hơn khi phản biện.