Cách phát âm của người Quảng Nam

  1. Văn hóa

118283796_3332456266817924_1201599479861111929_n


Quảng Nam nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên, núi non hùng vĩ và những món ăn tươi ngon bậc nhất. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố về thổ ngữ và thổ âm nên giọng Quảng Nam rất đặc trưng với hàng loạt từ ngữ địa phương mới lạ, khác hẳn so với hệ thống từ ngữ phổ thông. Nhưng chính điều đó đã làm nên nét riêng, nét độc đáo, đặc trưng riêng của con người Quảng Nam.

Vài thổ âm, thổ ngữ của người Quảng Nam qua các vần thơ đặc sắc, vần “ôm” ở Quảng Nam người ta đều phát âm thành "ơm". Nhưng không chỉ có thế, vần "am" lại cũng phát âm thành"ôm", "tau" là "tao", "chưn" là chân; "dị òm" là mắc cỡ, mắc cỡ lắm lắm; "một xí" là một lát; "nói lung" là nói giỡn; "ưng" là thương; "gướm" là "gớm"; "nhớ hung" là rất nhớ, nhớ lắm; "thụng" là túi; "xí nữa" là chút nữa; "y quy" là y nguyên; "răng" là sao, làm sao,...

Sau đây là một số từ địa phương của người Quảng Nam, các bạn có thể xem và tham khảo:

Xe độp – Xe đạp; Số tốm – số Tám; Đi lồm – đi làm, Xin chồ – Xin chào

Tộm biệt – Tạm biệt; Tồm tộm – Tàm tạm; Dọa thưa – Dạ thưa; Boạn bay – Bạn (bọn) bây;

Bèn – Bằng; Kén reng – Cắn răng (chịu đựng); Chảy máy – Chảy máu (vùng biển Châu Thuận, châu Me, Châu Bình hay nói từ này)

Nê là – Hay là; Dẫy nê – Vậy hả; Nê sao – Hay sao; Ề – Ừ; Nề – nè, này

Léng – Lắng; Dô – Vô, Dào – Vào; Noái – Nói; Dề – Về

Chu Choa – Tỏ sự ngạc nhiên; Ở trỏng – Ở trong; Ở ngoải – Ở ngoài; Đã hễ – Đã nha

Cái thụi – Cái túi áo; Cái bị – cái bịch; Cái quạu (có nơi kêu cái cạu) – Cái rổ nhỏ

Cái mủng ang – Giống như cái rổ nhưng đan kín, gồm có mủng 1 ang, 1.5 ang, 2 ang.(Ang : Đơn vị đo thể tích. 1 ang = 20 lon sữa bò, đong đầy vun lên chứ không phải là “sét” lon – vừa bằng miệng lon). Một ang lúa khô nặng 5kg.

Nừng : đựng được 5-6 ang, có luồn dây để gánh. Nông dân vẫn tính một gánh lúa(2 nừng) là 50kg.

Cái Trạc: Cũng tương tự như nừng nhưng có lỗ to. Ngoài ra còn có trạc làm bằng kẽm.

Cái dừng (giần) để dừng gạo nhằm loại cám và tấm nhỏ.

Cái sảo – Rổ được đan bằng tre có lỗ vuông to bằng ngón út dùng để sàng lúa sau khi tuốt để bớt gié.

Cái bồ – Dụng cụ dùng để đựng lúa

Cái nong – Được đan kín bằng tre, to hơn cái sàng gạo, hiện ở các vùng quê chưa có máy gặt đập liên hợp thì dụng cụ này dùng để đựng lúa sau khi giê.

Giê lúa – Sau khi sảy hết gié, nếu có gió người dân hay giê lúa để làm sạch trấu, lá lúa, lúa lép để lọc lấy những hạt lúa no tròn.

Sảy – Động tác sảy lúa, sảy gạo.

Lủ khủ – Rất nhiều; Trời wơi – trời ơi; Phẻ – khỏe; Hủ bùng binh – Con heo đất hay đồ tiết kiệm tiền.

Giấy manh – Giấy kẻ ngang; Lin – dầu nhớt; Cái bót – Cái bàn chải đánh răng, bàn chải giặt đồ

Cái thọa – cái hộc bàn

Chửng chàng – Nghĩa là từ từ

Trụi lủi – Không còn gì (Mày làm gì mà để mấy con bò ăn trụi lủi đám rau nhà người ta dậy (vậy))

Cái đòn (cái ghế đòn) – Cái ghế nhỏ, chân ngắn sát đất giống mấy ghế nhỏ ngồi quán cóc cà phê nhưng làm bằng gỗ.

Cành nanh – Ganh tỵ; Láu táu – Nghịch ngợm

Quâ quâ – nghịch mà lì, nhiều chuyện, xỏ lá nói không nghe.

Bồ Hốc – Ăn tham, ăn một mình ai xin cũng không cho.

Đứng dẹo – Đứng vẹo, đứng dựa vô một điểm tựa nào đó

Ăn côm – Ăn cơm

Cái tộ – cái tô; Cá gáy – cá chép lớn; Cá diết – Cá giống cá chép mà nhỏ, thân hình vảy trắng đều, sống ở các sông nước ngọt.

Dái – vái lạy.

Óc nóc – No quá

Ghế – Trộn chung, độn chung với nhau.

Bảy Đáp – Đồ tể.

Cà xịch cà lụi – Đi không vững, đi loạng choạng.

Cái sanh – Cái chảo để chiên cá, kho cá

Đánh đòn xa – Động tác các bạn đi mà đánh tay so le theo nhịp bước chân ấy.

Gàu dai – Dụng cụ ngày xưa ở Quảng Nam nông dân dùng để tát nước ruộng. Được đan bằng tre, một đầu túm lại nhọn hoắc, đầu còn lại là hình bầu dục hoặc hình tròn có thanh ngang chính giữa để giữ chắc. Hai bên được móc mỗi bên hai dây, một dây dưới đít nhọn, một dây trên đầu bầu dục để hai người cầm kéo múc nước tát vào ruộng. Dụng cụ này giờ được thay thế bằng xe đạp nước hoặc máy bơm. Nó là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ bao người Quảng Nam đấy.

Sõi hông – Từ dùng để chỉ sự thành thạo, giỏi giang, nổi trội, lanh lẹ, khỏe mạnh Tính rợ – Tính nhẩm.

Cái cộ – Cái xe kéo một bánh có hai tay cầm để đẩy, dùng để đẩy đất, đá, gỗ,….

Cái ảng – Được đúc bằng xi măng, to hơn cái lu, cái chậu đựng nước. Nó có tác dụng để đựng nước hoặc dùng để trồng cây kiểng.

Cái ghè – Cũng được đúc bằng xi măng, thân phình tròn ra hai đầu túm lại, có nắp đậy. Cao khoảng 1,2m. Vật dụng này được đúc để bảo quản lúa khô rất hiệu quả ở vùng quê Quảng Nam đấy các bạn.

Cái gáo – Dụng cụ ngày trước được làm bằng vỏ nửa trái dừa khô, có cán dài bằng tre xỏ quan dùng để múc nước ở lu nước,ảng nước. Giờ dụng cụ này gần như hết rồi, được thay bằng mấy cái ca múc bằng nhựa.

Đầu dầu – Để đầu trần không đội nón khi đi nắng.

Đường dầu – Bạn sẽ nghe phần lớn người Quảng Nam nói những con đường lớn trải nhựa là đường dầu.

Bãi đi – ý là cái gì không vừa lòng bỏ đi.

Đi bung, đi đùng – Công việc của những đứa trẻ miền quê, những ngày rãnh rỗi các em thường rủ nhau mang gạo, bắp, khoai lang khô “đi bung/đi đùng”. Dùng nguyên liệu gạo, bắp, khoai lang khô,…cho vào máy sẽ nung ra những ống xốp như các ống xốp cắt thành từng đoạn bán ngoài tiệm tạp hóa ấy.

Dồi – Ném.

Túm – Bịch hay túi bằng ni lông.

Trùi – Là động từ chỉ trượt xuống.

Xung xây – Là chóng mặt, đứng không vững, đầu óc cứ thấy xoay tròn.

Cái O – Cái Nọng con heo.

Úm – Quấn nhau, giữ kín.

Nguồn: Fb Ly Le

Từ khóa: 

văn hóa