Cách nào để những đứa trẻ có ba mẹ ly hôn vẫn cảm nhận được đầy đủ được tình thương?

  1. Tâm lý học

Em gái họ mình học lớp 8, mẹ em tức là thím mình là người có lỗi trước với chú. Chú không nói ra trước mặt 2 con gái nhưng có cách hành xử không đúng trước mặt con ( say xỉn, bỏ nhà đi nhiều ngày) hiện 2 người chưa ly hôn nhưng đã không sống cùng nhau 2 năm. Dù có thể không là người chồng tốt nhưng chú mình rất yêu thương 2 đứa nhỏ. Nhưng Tết vừa rồi chú có dẫn em họ mình về quê cùng, mình cảm nhận bé và bố không còn tình cảm như trước :( cũng có thể do giữa con gái đến tuổi dậy thì và bố sẽ không thể tự nhiên như trước. Nhưng thực sự nhìn chú buồn mình muốn giúp chú một lời khuyên. Mong mn cho mình xin ý kiến

Từ khóa: 

tâm lý học

Mình chính là nạn nhân trong câu chuyện bạn kể đây, chỉ là không phải cùng một nhà thôi.

Hm... thật khó nói. Cả tuổi thơ của mình là trống rỗng. Thực ra, mình cũng đã từng được gặp mẹ, hồi lớp 3. Tuy nhiên, sau một thời gian mẹ lại đi. Mình đã khóc, khóc rất nhiều, cùng với bà. Và rồi cũng đến lúc dừng lại. Giờ đây, khi mình gặp lại mẹ, mọi thứ là trống rỗng. Phải chăng thì chỉ xem thêm vào một chút lòng thương cảm mà thôi.

Bố mình còn tệ hơn. Mình đã chứng kiến những hành động của bố. Trái đạo đức. Mình chỉ có thể nói thế, và một lần nữa thì lại trống rỗng.

Tuy nhiên, mình không vô cảm. Có nhiều đêm mình đã nằm khóc khi nghĩ bà sẽ già yếu rồi qua đời. Mình đã từng suy nghĩ nếu một ngày nào đó chú thím sẽ rời đi.

Họ đều rất tốt đối với mình.

À, mình được gửi từ Nga về, bởi bố mẹ, khi 5 tháng tuổi. Mình đã từng được gợi ý sang bên đó sống, nhưng quá khó, vì mình không còn thể cảm thấy háo hức, sự hồn nhiên của một đứa trẻ, nếu sống với một ai đó mà mình không còn tình cảm.

Bây giờ mình đã lớn rồi. Đã hiểu mọi chuyện.

Nhưng mình vẫn trống rỗng. Còn cháu bạn, bạn thấy đó, vẫn còn cứu vãn được, về mặt tình cảm. Mình tin là vậy. Mình không phải nhà tâm lý học, nhưng hy vọng chút ít chia sẻ của mình có thể giúp ích được cho bạn.

Trả lời

Mình chính là nạn nhân trong câu chuyện bạn kể đây, chỉ là không phải cùng một nhà thôi.

Hm... thật khó nói. Cả tuổi thơ của mình là trống rỗng. Thực ra, mình cũng đã từng được gặp mẹ, hồi lớp 3. Tuy nhiên, sau một thời gian mẹ lại đi. Mình đã khóc, khóc rất nhiều, cùng với bà. Và rồi cũng đến lúc dừng lại. Giờ đây, khi mình gặp lại mẹ, mọi thứ là trống rỗng. Phải chăng thì chỉ xem thêm vào một chút lòng thương cảm mà thôi.

Bố mình còn tệ hơn. Mình đã chứng kiến những hành động của bố. Trái đạo đức. Mình chỉ có thể nói thế, và một lần nữa thì lại trống rỗng.

Tuy nhiên, mình không vô cảm. Có nhiều đêm mình đã nằm khóc khi nghĩ bà sẽ già yếu rồi qua đời. Mình đã từng suy nghĩ nếu một ngày nào đó chú thím sẽ rời đi.

Họ đều rất tốt đối với mình.

À, mình được gửi từ Nga về, bởi bố mẹ, khi 5 tháng tuổi. Mình đã từng được gợi ý sang bên đó sống, nhưng quá khó, vì mình không còn thể cảm thấy háo hức, sự hồn nhiên của một đứa trẻ, nếu sống với một ai đó mà mình không còn tình cảm.

Bây giờ mình đã lớn rồi. Đã hiểu mọi chuyện.

Nhưng mình vẫn trống rỗng. Còn cháu bạn, bạn thấy đó, vẫn còn cứu vãn được, về mặt tình cảm. Mình tin là vậy. Mình không phải nhà tâm lý học, nhưng hy vọng chút ít chia sẻ của mình có thể giúp ích được cho bạn.

Hmm, thật ra mình rất muốn trả lời câu hỏi này rất lâu rồi nhưng vẫn chưa dám đưa lời khuyên vì mình không trải qua trường hợp như vậy. Nhưng những người bạn cấp 3 của mình có trường hợp tương tự trên. Các bạn không nhắc câu chuyện gia đình, có chút buồn mỗi khi có điều gì đó khơi lại nhưng vẫn ổn và sống tốt. Có thể ở hiện tại, cô bé vẫn còn nhỏ nên vẫn chưa chấp nhận chuyện đó. Mình tin cô bé sẽ ổn khi trưởng thành hơn.

Một bộ phim gần đây mình mới xem là Dear Ex cũng có câu chuyện tương tự nhưng có thể còn "ngang trái" hơn: Người thứ ba được thụ hưởng bảo hiểm của người ba ngoại tình sau khi qua đời và người thứ ba đó là... nam. Vâng, ba của cậu bạn chính trong phim là người đồng tính. Bộ phim cũng để sự dẫn dắt dưới góc nhìn của cậu bé. Bạn có thể xem trước và đọc review về phim trên google. Có thể bạn tìm được câu trả lời. 

Còn ý kiến cá nhân, câu chuyện hàn gắn cần nỗ lực của cả hai phía, ba lẫn con chứ không chỉ riêng chú phải-giải-quyết. Những câu chuyện sẽ dễ mở lời bằng một bữa cơm gia đình. Những bữa cơm đầu tiên sau khi vắng mẹ, nó có thể có ngượng ngùng và lặng im. Hy vọng cả hai vẫn tiếp tục kiên trì và chịu cất lời, thẳng thắn nói thật lòng mình và tìm giải pháp cho cả hai sau khi mẹ rời đi. 

Có thể bạn sẽ cảm thấy em họ thật tội nghiệp khi có một gia đình không trọn vẹn lúc nhỏ. Ngoài kia, cũng có nhiều gia đình không trọn vẹn vẫn hạnh phúc. Đừng hoảng sợ, đừng lo lắng, mọi việc sẽ ổn thôi. ^^ 

Mình nghĩ chắc chắn vẫn có những khoảng trống trong tâm hồn những đứa trẻ ko có đủ bố mẹ bên cạnh trong gia đình.

Nhưng nếu không thể lựa chọn được sống trong đầy đủ yêu thương; chỉ lựa chọn giữa đủ bố mẹ mà gia đình lục đục mỗi ngày với việc chia cách mà bố mẹ vẫn quan tâm chăm sóc đầy đủ thì thà chọn vế sau; để những đứa trẻ ko bị ảnh hưởng tâm lý bởi bạo lực và những vấn đề gia đình.

Còn làm thế nào để đứa trẻ cảm nhận vẫn đầy đủ tình thương của cha mẹ, để giải quyết nó chỉ có chính bố mẹ phải ý thức được vấn đề đó. Vấn đề chia tay hay ly hôn, dù khúc mắc gì cũng là giữa vợ - chồng, đừng đổ nó lên đầu đứa con của mình. Đứa con là trách nhiệm chung của cả 2 người, việc hành xử văn minh là vấn đề cả hai cần phải đối mặt & cùng đưa ra một hướng giải quyết. 

Ví dụ như sự chăm sóc, sự quan tâm , giáo dục cần có sự quan tâm đầy đủ của bố mẹ; nhất là trong các giai đoạn như dậy thì cần có sự quan tâm của bố mẹ. Ngày sinh nhật hay các ngày lễ quan trọng cũng cần có đầy đủ bố mẹ; thậm chí mình biết nhiều gia đình dù ly hôn trong kỳ nghỉ hè vẫn có thể đi du lịch cùng nhau cùng con.

Nói chung về cơ bản để con trẻ cảm nhận được tình thương thì bố mẹ phải gạt bỏ cái tôi, khúc mắc của mình để hành xử văn minh và nghĩ cho con, cùng chia sẻ tình thương thì con cái mới cảm nhận được

ko bao gio...

Vốn dĩ ko có cách nào bạn ạk......gia đình là một phần yếu tố quyết định xã hội....Gia đình tan nát thì coi như game over

Ko chỉ riêng trẻ em.... mà người lớn cũng cần có tình thương đầy đủ trọn vẹn....

Như mình đây gần 40 mươi mùa lá rụng, vẫn còn buồn phiền chuyện ba má lý dị nè.....