Cách nào chuẩn nhất để chọn 1 thỏi son môi không chì?

  1. Làm đẹp

Nghe tới son môi chúng ta thường liên tưởng tới một thứ kim loại nặng độc hại chính là Chì (Pb). Bạn nào cũng luôn đánh đồng chì là thứ gây thâm môi, chì là thứ gây ung thư. Ai cũng muốn tìm một thỏi son không chì? Vậy cách nào là đúng để phân biệt một thỏi có chì hay không

son môi


Nếu bạn đã tìm hiểu trên mạng hoặc được vài chị bán hàng bay cho mẹo như là:

Bôi một ít son ra mu bàn tay rồi dùng nhẫn vàng đánh lên phần son ấy, nếu như chúng đổi màu càng đen sậm thì chứng tỏ thỏi son càng nhiều chì >>> Cách này sai bét.

Không chỉ dừng ở đó, nhiều người còn sử dụng nhẫn vàng để test hàm lượng chì trong nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp khác như: phấn mắt, bbcream, sơn móng tay…cũng ra kết quả son chuyển màu đen. Nhưng vì chúng đều có công thức sản xuất và thành phần đa dạng tương tự như son môi nên kết quả thu lại cũng không được coi là chính xác.

Thả các mẫu son vào cốc nước, áp dụng với son dạng kem, dạng nước. Nhỏ một giọt son vào cốc nước, giọt son nào nổi lên thì có nghĩa là chúng không có chì, còn thỏi nào có son chìm thì chứng tỏ là chứa chì >>> Cách này cũng sai.

Vậy phải làm thế nào mới tìm được thỏi son không chì?

Thực chất các mẹo thử son trên đây hoàn toàn không có căn cứ khoa học, chỉ toàn là bịp bợm gây ra hiểu lầm cho nhiều chị em khi đi mua đồ.

Tuy nhiên xin khẳng định rằng, nếu các bạn mua son từ các hãng mỹ phẩm công nghiệp trên toàn thế giới dù là bình dẫn hay nổi tiếng như Maybelline, Mac, các loại son Hàn Quốc như Samu, 3ce... thì cũng đều có chì.

Nhưng hàm lượng chì trong các sản phẩm này đều ở ngưỡng cho phép, an toàn với người tiêu dùng, vì vậy bạn đừng lo lắng và quá băn khoăn đến việc sử dụng một sản phẩm có chì.

Chì không được cố tình thêm vào trong son môi, mà chúng đi theo các loại khoáng màu trong son, nghĩa là chúng bị lẫn vào.

Theo trang Snope.com, các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm tương tự, người ta sử dụng một vật liệu kim loại khác là thiếc, đồng và bạc để chà lên son môi và cũng cho cùng một kết quả là son chuyển màu đen. Trong một thỏi son môi chứa nhiều thành phần như: Titan dioxit, sáp ong, dầu, khoáng màu, thành phần chống nắng… Khi ta dùng kim loại chà lên son, các thành phần của son tương tác với nhau và với kim loại tạo thành vệt đen.

Cần phải đính chính lại rằng để xác định được một loại mỹ phẩm có chì hay không người ta phải cần tới rất nhiều thiết bị phân tích và những xét nghiệm khoa học nghiêm ngặt, không thể nào mà sử dụng một vài biện pháp thủ công đơn giản để đưa ra được câu trả lời.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thực hiện một thí nghiệm phân tích hàm lượng chì trong 20 mẫu son nổi tiếng trên toàn thế giới, họ đưa ra công bố: Mức độ chì giao động từ 0,09 ppm ( ppm là viết tắt của 1/1000000) đến 3,06 ppm, với giá trị trung bình là 1,07 ppm. Giới hạn cho phép của chì trong son môi là 1.11ppm.

FDA kết luận rằng các mức chì được tìm thấy nằm trong phạm vi được mong đợi an toàn. Nó ít hơn nhiều so với chì mà chúng ta nhận phải từ môi trường, thức ăn và nước uống.

FDA đã kiểm tra so sánh hàm lượng chì trong son môi của Mỹ như sau: Nếu mỗi ngày chúng ta thoa một lượng son lên môi là 0.075g ( khoảng 10 lần). Nó sẽ tương đương với 7,19 ppm chì điều đó có nghĩa là chúng ta đã có khả năng nuốt phải 0.54 microgram chì trong 1 ngày. Giới hạn chì trong nước uống ở hầu hết các nơi tại những nước châu Âu hay Australia là 0.01ppm.

Để có được 0.54 microgram chì bạn phải uống khoảng 54ml nước nó chỉ tương đương với 1 ngụm nước lớn ( 1/5 cốc nước). Vậy nếu mỗi ngày bạn uống 2 lít nước liệu sẽ có bao nhiêu chì được trôi vào trong cơ thể của bạn?

Con số này liệu có ý nghĩa gì với bạn không? Một ví dụ khác, mỗi ngày bạn uống một tách cà phê sẽ chứa khoảng 40 mg caffeine, nhưng nếu lượng đó lên tới 10g thì sẽ đủ để giết chết bạn. Hàm lượng chì cũng như vậy, nếu lượng chì là đủ thấp trong giới hạn cho phép thì nó sẽ không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.

Mặc dù chì được Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ xác định như một chất có thể gây ung thư cho con người. Các ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bao gồm: tổn thương não bộ, rối loạn hệ thần kinh và đáng lo ngại hơn là vấn đề suy giảm chức năng sinh sản.

Nhưng bạn có biết ở Việt Nam hầu hết những ca nhập viện vì nhiễm độc chì thì người bệnh đều là những đối tượng có việc làm liên quan đến những ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng, đồ gốm sứ, làng nghề truyền thống, đúc chì, hàn thiếc, khai thác khoáng sản công nghiệp, sản xuất mực in, ăc quy, hàn xì…

Đây mới là nhóm đối tượng được coi là có nguy cơ phơi nhiễm chì cao. Hy vọng điều này sẽ giúp bạn sáng tỏ hơn trong việc hàm lượng chì an toàn trong son môi thực sự sự không phải là đều tồi tệ nhất như bạn vẫn nghĩ.

Nhưng nếu bạn vẫn muốn một loại son môi không chì, thì làm thế nào?

Nếu bạn vẫn lo ngại về chì, bạn nên tìm tới các loại mỹ phẩm có nguồn gốc 100% organic, son hữu cơ là một kiểu như vậy.

Có thể nó không đảm bảo cho việc mẫu mã và màu sắc đa dạng, đời sống lại ngắn (thường chỉ dưới 1 năm là hết hạn sử dụng vì không dùng chất bảo quản). Nhưng nếu bạn là bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú, bạn sẽ an tâm hơn khi xài chúng.

Nói như vậy thì không có nghĩa loại son hữu cơ nào cũng coi là 100% thiên nhiên, vì nhiều dạng son handmade được quảng cáo tự làm, có giá rất rẻ nhưng lẫn nhiều tạp chất. Quá trình sản xuất không đảm bảo được chất lượng và độ an toàn, bạn nên xem xét các sản phẩm trôi nổi dạng này.

Bạn nên lựa chọn những thương hiệu có uy tín, có giấy chứng nhận phân tích mẫu son với hàm lượng chì Pb = 0 của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương để làm cơ sở chắc chắn khi đi mua hàng.

Bài viết tham khảo tại nguồn:

Cách chọn son môi không chì - comem.vn

Từ khóa: 

làm đẹp