Cách não bộ tiếp nhận từ mới của một ngôn ngữ mới?

  1. Ngoại ngữ

Tôi đang tìm hiểu cách bộ não tiếp nhận từ mới của một ngôn ngữ mới

Tôi nghe có người nói người biết nhiều ngoại ngữ có não bộ rất nhạy bén, nhìn một vật não bộ của người đó mặc định dịch ra 2 thứ ngôn ngữ trong đầu, ai giải thích giúp tôi

Từ khóa: 

english

,

ngôn ngữ

,

não bộ

,

ngoại ngữ

Hi bạn,

Nếu bạn mún hỏi về cách thức mà não bộ của chúng ta "xử lý" các thông tin ngôn ngữ (cả tiếng mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ), ví dụ như những từ vựng mới, thì có 2 vùng trong não bộ của chúng ta đảm nhiệm chức năng này. Đó là vùng Broca (Broca's area) & vùng Wernicke (Wernicke's area).

Vị trí của 2 vùng này trong não bộ là như sau (cả 2 vùng đều nằm hơi lệch về phía bán cầu não trái):

undefined

Chức năng cụ thể:

  • Vùng Wernicke: chịu trách nhiệm việc phân tích & hiểu các tín hiệu ngôn ngữ. Những người có vùng Wernicke bị tổn thương sẽ có ko có khả năng nhận thức hoặc sử dụng ngôn ngữ. Mặc dù họ vẫn có thể nói, nhưng những "câu văn" của họ sẽ ko có nghĩa.
  • Vùng Broca: chịu trách nhiệm việc điều khiển các cơ miệng, lưỡi, các bộ phận khác trong vòm họng...giúp chúng ta có khả năng phát ra từ ngữ. Một người có vùng Broca bị tổn thương, dù có thể nghe & hiểu đc ngôn ngữ, nhưng ko thể giao tiếp đc.

Các nhà khoa học cho biết: ở những người đc học ngoại ngữ từ giai đoạn 6 - 13 tuổi (giai đoạn học ngoại ngữ đầu tiên hiệu quả nhất), 2 vùng này gần như hoạt động hài hòa với nhau. Những người này, vì vậy, thường có thể cùng 1 lúc xử lý hiệu quả các thông tin ngôn ngữ thuộc cả tiếng mẹ đẻ & ngoại ngữ mà họ đã học. (hy vọng chi tiết này đã giúp trả lời câu hỏi của bạn?) ^_^

Trái lại, ở những người bắt đầu học ngoại ngữ đầu tiên ở lứa tuổi trưởng thành, 2 vùng Broca & Wernicke thường ko hoạt động hài hòa cùng nhau. Nhiều người trong số họ tuy có thể nghe & hiểu ngoại ngữ (vùng Wernicke hoạt động hiệu quả), nhưng khả năng phản xạ & giao tiếp bằng ngoại ngữ lại kém hơn (vùng Broca ko hoạt động mạnh). Đây cũng là lí do tại sao nhóm học ngoại ngữ muộn nên tập trung luyện tập các kỹ năng như nói & phát âm, thay vì chỉ đọc & hiểu từ ngữ.

----------------------------------------------------

Trong trường hợp bạn mún hỏi về cách thức mà não bộ của chúng ta có thể tiếp nhận & ghi nhớ từ vựng mới 1 cách hiệu quả, thì mấu chốt nằm ở việc ta phải tiếp xúc & sử dụng chúng 1 cách thường xuyên, liên tục, lặp đi lặp lại. Biểu đồ dưới đây nói về ảnh hưởng của sự tiếp xúc thường xuyên với từ vựng mới lên khả năng ghi nhớ của chúng ta:

undefined

Theo đó, tần suất tiếp xúc & sử dụng các từ vựng mới (cột "Time remembered") tỉ lệ thuận với khả năng ghi nhớ (cột "Memory") của chúng ta.

Như vậy, việc luyện tập kỹ năng phát âm (vai trò của vùng Broca) & khả năng hiểu ngôn ngữ (vai trò của vùng Wernicke) trong khi học ngoại ngữ là quan trọng như nhau. Và 1 trong các phương pháp hiệu quả nhất cho việc này chính là sự tiếp xúc & sử dụng ngoại ngữ một cách thường xuyên.

Xin chia sẻ đôi dòng như vậy. :)))

Trả lời

Hi bạn,

Nếu bạn mún hỏi về cách thức mà não bộ của chúng ta "xử lý" các thông tin ngôn ngữ (cả tiếng mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ), ví dụ như những từ vựng mới, thì có 2 vùng trong não bộ của chúng ta đảm nhiệm chức năng này. Đó là vùng Broca (Broca's area) & vùng Wernicke (Wernicke's area).

Vị trí của 2 vùng này trong não bộ là như sau (cả 2 vùng đều nằm hơi lệch về phía bán cầu não trái):

undefined

Chức năng cụ thể:

  • Vùng Wernicke: chịu trách nhiệm việc phân tích & hiểu các tín hiệu ngôn ngữ. Những người có vùng Wernicke bị tổn thương sẽ có ko có khả năng nhận thức hoặc sử dụng ngôn ngữ. Mặc dù họ vẫn có thể nói, nhưng những "câu văn" của họ sẽ ko có nghĩa.
  • Vùng Broca: chịu trách nhiệm việc điều khiển các cơ miệng, lưỡi, các bộ phận khác trong vòm họng...giúp chúng ta có khả năng phát ra từ ngữ. Một người có vùng Broca bị tổn thương, dù có thể nghe & hiểu đc ngôn ngữ, nhưng ko thể giao tiếp đc.

Các nhà khoa học cho biết: ở những người đc học ngoại ngữ từ giai đoạn 6 - 13 tuổi (giai đoạn học ngoại ngữ đầu tiên hiệu quả nhất), 2 vùng này gần như hoạt động hài hòa với nhau. Những người này, vì vậy, thường có thể cùng 1 lúc xử lý hiệu quả các thông tin ngôn ngữ thuộc cả tiếng mẹ đẻ & ngoại ngữ mà họ đã học. (hy vọng chi tiết này đã giúp trả lời câu hỏi của bạn?) ^_^

Trái lại, ở những người bắt đầu học ngoại ngữ đầu tiên ở lứa tuổi trưởng thành, 2 vùng Broca & Wernicke thường ko hoạt động hài hòa cùng nhau. Nhiều người trong số họ tuy có thể nghe & hiểu ngoại ngữ (vùng Wernicke hoạt động hiệu quả), nhưng khả năng phản xạ & giao tiếp bằng ngoại ngữ lại kém hơn (vùng Broca ko hoạt động mạnh). Đây cũng là lí do tại sao nhóm học ngoại ngữ muộn nên tập trung luyện tập các kỹ năng như nói & phát âm, thay vì chỉ đọc & hiểu từ ngữ.

----------------------------------------------------

Trong trường hợp bạn mún hỏi về cách thức mà não bộ của chúng ta có thể tiếp nhận & ghi nhớ từ vựng mới 1 cách hiệu quả, thì mấu chốt nằm ở việc ta phải tiếp xúc & sử dụng chúng 1 cách thường xuyên, liên tục, lặp đi lặp lại. Biểu đồ dưới đây nói về ảnh hưởng của sự tiếp xúc thường xuyên với từ vựng mới lên khả năng ghi nhớ của chúng ta:

undefined

Theo đó, tần suất tiếp xúc & sử dụng các từ vựng mới (cột "Time remembered") tỉ lệ thuận với khả năng ghi nhớ (cột "Memory") của chúng ta.

Như vậy, việc luyện tập kỹ năng phát âm (vai trò của vùng Broca) & khả năng hiểu ngôn ngữ (vai trò của vùng Wernicke) trong khi học ngoại ngữ là quan trọng như nhau. Và 1 trong các phương pháp hiệu quả nhất cho việc này chính là sự tiếp xúc & sử dụng ngoại ngữ một cách thường xuyên.

Xin chia sẻ đôi dòng như vậy. :)))