Cách mạng 4.0 cũng giống như món... chè Thái?

  1. Công nghệ thông tin

Mình vừa mới đọc được bài viết của ông Đinh Hồng Kỳ (hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vật liệu xây dựng Secoin, và cũng là Phó chủ tịch Hội Xây dựng và Vật liệu TPHCM, Phó chủ tịch Hội công nghệ cao TPHCM) trên Vnexpress về ảo ảnh "bốn chấm không":
https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/ao-anh-bon-cham-khong-3823923.html

Bài viết có nhắc đến khái niệm cách mạng 4.0 nhưng lại cho rằng nó không có thực, bởi:
"Nhờ xuất khẩu hàng đi nhiều nước, tôi thường xuyên tiếp xúc với doanh nhân khắp nơi. Điều khiến tôi ngạc nhiên là khi chúng tôi dùng cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” thì các công ty Mỹ, Anh, Pháp, Ý không hiểu ý chúng tôi muốn nói gì. Khi tôi giải thích về “cơ hội và thách thức” thì đối tác trả lời, họ không quá bận tâm đến “cách mạng 4.0”. Công nghệ thông tin liên tục thay đổi trong 20 năm qua và nó cứ thay đổi tới đâu thì họ ứng dụng tới đó tại doanh nghiệp của mình."
Ảnh minh họa: Petrotimes.vn
Đọc đoạn này, tự dưng mình lại nghĩ ngay tới món... chè Thái, hay Bún bò Huế. :D Vì thực tế là bên Thái không có món chè nào có tên là chè Thái được nấu như vậy, cũng như Bún bò Huế ở Sài Gòn không hề giống như Bún bò Huế thực sự ở Huế... Tương tự như thế với nhiều món ăn khác nữa.
Tuy biết là ví cách mạng 4.0 với đồ ăn như vậy có hơi... sai sai và không liên quan, nhưng dường như ngày nay quả thực là chúng ta đang phải tiếp xúc với quá nhiều Fake News, quá nhiều ảo ảnh. Thực tế thì ở Việt Nam mình giờ, cụm từ "bốn chấm không" rất phổ biến, từ chính phủ tới các bộ ngành địa phương, doanh nghiệp, đâu đâu người ta cũng nhắc đến cách mạng công nghiệp 4.0. Thậm chí cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018 vừa qua cũng có câu hỏi ứng xử về cách mạng 4.0. Chủ đề: “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và Thách thức” được nói ở khắp nơi, như một xu hướng mang tầm thế giới. Nhưng bản chất thực sự của cái gọi 4.0 này là gì, có bạn nào thực sự hiểu không? Hay chẳng qua là nó chỉ đi lên theo thứ tự 1.0, 2.0, 3.0...? Hay là do ta dùng sai thuật ngữ và cố tình "thần thánh hóa" nó? Và nếu đúng là nó đi lên theo thứ tự số tăng dần, thì hành động cụ thể của chúng ta có thực sự cải thiện được chất lượng sống của toàn dân hay chưa? 
Và bạn, trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày của mình, bạn có quan tâm đến việc mình đang sống trong thời đại của cuộc cách mạng 4.0?
Từ khóa: 

cách mạng 4.0

,

cách mạng công nghiệp 4.0

,

industry 4.0

,

ai

,

trí tuệ nhân tạo

,

công nghệ thông tin

Công nghênghệ 4.0 hiện nay ở trên toàn thế giới hiện còn đang trong quá trình hình thành những nên tảng công nghệ cốt lõi nhất, hoàn toàn chưa có ứng dụng nào đi sâu vào cuộc sống, dành cho người dùng nên việc người ngoài hoàn toàn mù mờ về nó là điều hiển nhiên thôi.

Tương tự sự phát triển của Internet thời kỳ đầu vậy, lúc mới ra cũng có ai biết nó là cái gì đâu, sau này khi các hạ tầng cần thiết được hoàn thành và chuẩn hoá, ta mới thấy được sự phổ biến rộng rãi của Internet như ngày nay. Nếu có sự khác biệt, có chăng chỉ là sự thu nhỏ lại của các thiết bị tương tác trực tiếp với người dùng tỉ lệ thuận với sự phát triển của công nghệ cũng như tốc độ truyền tải thôi.

Theo ý kiến cá nhân của mình thì để công nghệ 4.0 thực sự đi vào cuộc sống, ít nhất cần 2-3 năm nữa, khi các nền tảng công nghệ cốt lõi nhất được hình thành và chuẩn hoá. Dĩ nhiên, trong một cuộc cách mạng thì...ai nhanh, ai mạnh, người đó được, và việc cụm từ cách mạng công nghiệp 4.0 được nhắc đến rất nhiều ở khía cạnh nào đó cũng là một điều tốt.

Trả lời

Công nghênghệ 4.0 hiện nay ở trên toàn thế giới hiện còn đang trong quá trình hình thành những nên tảng công nghệ cốt lõi nhất, hoàn toàn chưa có ứng dụng nào đi sâu vào cuộc sống, dành cho người dùng nên việc người ngoài hoàn toàn mù mờ về nó là điều hiển nhiên thôi.

Tương tự sự phát triển của Internet thời kỳ đầu vậy, lúc mới ra cũng có ai biết nó là cái gì đâu, sau này khi các hạ tầng cần thiết được hoàn thành và chuẩn hoá, ta mới thấy được sự phổ biến rộng rãi của Internet như ngày nay. Nếu có sự khác biệt, có chăng chỉ là sự thu nhỏ lại của các thiết bị tương tác trực tiếp với người dùng tỉ lệ thuận với sự phát triển của công nghệ cũng như tốc độ truyền tải thôi.

Theo ý kiến cá nhân của mình thì để công nghệ 4.0 thực sự đi vào cuộc sống, ít nhất cần 2-3 năm nữa, khi các nền tảng công nghệ cốt lõi nhất được hình thành và chuẩn hoá. Dĩ nhiên, trong một cuộc cách mạng thì...ai nhanh, ai mạnh, người đó được, và việc cụm từ cách mạng công nghiệp 4.0 được nhắc đến rất nhiều ở khía cạnh nào đó cũng là một điều tốt.

Việc chúng ta phê phán về 4.0 ở Việt Nam dần dần nó cũng nhảm nhí và vô nghĩa giống như "chúng ta" khác đang hô hào về 4.0

Khổ nỗi người suốt ngày hô hào và làm nó thì không hiểu về nó, người chê bai thì lại không làm nó (hoặc là có làm, nhưng chẳng ra đâu với đâu nên thành ra chê nó).

Báo chí, truyền thông là những thứ nhắc nhiều về 4.0 nhất, với những con người của "khối C" liệu bao nhiêu người đang hiểu đúng và đầy đủ về 4.0

Thời gian qua e đọc về khen, chê quá nhiều rồi. Nhưng nói cho cùng thì đọc cũng chỉ đề biết, để chém gió với nhau, để phê phán, để thể hiện sự hiểu biết của mình, v.v... Thực ra e cũng làm chán chê mấy thứ ở trên rồi. Bây giờ điều e quan tâm đó là dù muốn hay không, dù 4.0 ở Việt Nam là ảo hay thật, v.v... thì vẫn có một điều e chắc chắn là thế giới bây giờ thực sự đã rất khác rồi. Cứ ngồi 1 chỗ khen chê mãi cũng chẳng ra tích sự gì.

Bây giờ làm gì cũng cần có kiến thức về công nghệ, còn nếu chỉ ngồi đọc không thôi thì e sẽ không đọc về 4.0 trên báo chí, vì ở đó chỉ có khen, chê từ những con người không hiểu đầy đủ về nó. Cái bây giờ e cần là giải pháp từ những con người thực sự có tâm, có tầm, đang làm về nó và thực sự có mong muốn đóng góp phát triển Việt Nam. 

E xin đề xuất cho ai muốn một blog e thường đọc của anh Thái - Chuyên gia an ninh mạng của Google. Những thứ anh Thái viết có khen, có chê (hóm hỉnh), dễ đọc và quan trọng là anh Thái thực sự đang làm về nó, nó chính là bài toán ảnh đang giải:


Mình lâu lâu về quê cũng nghe các cụ các chú ngồi trên mâm bàn chuyện Công nghiệp 4.0. Theo mình là do nhắc đến cụm từ đấy là sang mồm, là thấy ngay vẻ "thượng đẳng" nên nhiều người cứ lạm dụng, cũng giống như "trào lưu startup", nhiều bạn bán bánh tráng trộn bán trà sữa cũng gọi là startup ngộ nghĩnh ghê.

Ở VN nó chỉ giống như cái bánh vẽ, vẽ ra để làm màu cho sang thôi. Cách mạng công nghiệp nó phải đi kèm với phát triển cơ sở hạ tầng; cơ sở hạ tầng của chúng ta nát bét, đến cái cơ bản là mạng internet cũng còn đứt lên đứt xuống, đến giờ cao điểm thì lag tung chảo.

Chúng ta có 1 cái tư tưởng rất vớ vẩn đó là "Đi tắt đón đầu", ko bao h có cái gì dễ dàng như thế cả, trình độ nhận thức thấp, cơ sở hạ tầng ko có thì ko bao h dùng hiệu quả những thứ công nghệ ở mức quá cao được. Cái gì cũng phải có quá trình, tích lũy từng bước, ko thì kết quả sẽ chẳng ra đâu vào đâu cả. Như 1 cao x bên voz đã phát biểu "Người ta xây đường rồi thì đi mẹ theo đường mòn đi, bày đặt cầm rựa băng rừng cuối cùng rớt mẹ xuống suối chết cả nút".

Một góc nhìn khác về bài viết này của VTV 24

Cá nhân mình thì mỗi khi nghe đến từ "cách mạng" thì lại thấy ám ảnh bởi những cuộc hội họp liên miên, những buổi hội thảo đầy người ngồi ngáp lên ngáp xuống và kết quả là nằm ở những buổi họp/hội thảo lần sau 😂 Nhiều khi nghe "cách mạng 4.0" lại nhớ tới câu chuyện hồi xưa ngồi trên xe máy cho Ba chở về nhà Nội. Cứ đi một đoạn lại hỏi Ba "còn bao lâu nữa thì đến nhà Nội?", xong ba trả lời "còn 3km nữa thôi", và mình hỏi 10 lần cái 3km ấy vẫn chưa tới nơi :)) Chắc là "Còn 3km nữa sẽ đến 4.0" thôi ấy mà 😁
Báo đài nói cứ như 4.0 diễn ra vào năm sau vậy. Nghe chán không chịu nổi.
Nhiều ứng dụng chỉ là dùng dữ liệu chung để quản lý cũng đc coi là 4.0 ...