Cách mà Trung Quốc sẽ khủng hoảng
Mỹ - kẻ giúp sức rất lớn cho sự trỗi dậy của TQ.
Kể từ sau chiến tranh lạnh ,Hoa Kỳ mở cửa thị trường Mỹ cho Trung Quốc, ủng hộ Bắc Kinh gia nhập WTO, kêu gọi và đưa công nghệ, vốn đầu tư nước ngoài rót vào TQ. Góp phần thúc đẩy Bắc Kinh tham gia nhiều hơn vào giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, phổ biến vũ khí hạt nhân....Mỹ đã có đóng góp to lớn như thế và TQ thì khôn khéo, ngoan ngoãn mà lẳng lặng dấu mình chờ thời.
Vấn đề phát sinh trong những năm gần đây, TQ với một loạt các kế hoạch :
- Đưa Nhân dân tệ vào rổ dự trữ toàn cầu cạnh tranh với USD
- Kêu gọi thiết lập "một vành đai một con đường" - nói thẳng ra thì là "mọi con đường đều dẫn tới Bắc Kinh"
- Mục tiêu Made in China 2025...
Đến lúc này thì người Mỹ sốc toàn tập, chính phủ Mỹ rúng động , các đảng phái chính trị Mỹ giật mình. Trump - người đã nhìn ra viễn cảnh đó từ trước và với cam kết làm cho "nước Mỹ vĩ đại trở lại" đã dẫn ông đến đỉnh cao quyền lực. Trump đã hành động :
*** 1 - THUẾ
Mỹ đang làm chủ ván cờ, ngay cả một số quan điểm bảo thủ tại Mỹ từng mỉa mai Trump thì nay gần như đã thay đổi nhận thức.
Các quan điểm bảo thủ từng cho rằng nếu Mỹ áp thuế ngay lập tức lên toàn bộ các mặt hàng từ Trung Quốc thì thiệt hại của TQ về cơ bản cũng chỉ xoay quanh con số trên dưới trăm tỉ USD,họ cười cợt mỉa mai ông Trump, con số này chỉ là số lẻ so với nền kinh tế khổng lồ mỗi năm 13 nghìn tỉ usd của TQ. Thế nhưng giới lãnh đạo của TQ có lẽ đã nhìn ra vấn đề không phải chỉ là những đòn thuế, họ cố câu giờ trên bàn đàm phán.
Không rõ thật sự có phải ông Trump cho rằng TQ câu giờ là để chờ cuộc bầu cử 2020 như ông đã nói. Nhưng có lẽ mục đích của TQ không phải thế , vì cho dù Trump có thất bại trong bầu cử 2020 thì bất kì ai lên thay thế cũng sẽ tiếp tục cuộc chiến không khoan nhượng với họ, vì phong trào bài TQ mà Trump phát động đã ăn vào máu dân Mỹ và lan rộng trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
TQ muốn kéo dài thời gian, tất nhiên phải vậy vì họ luôn bất ngờ trước những kiểu "ngẫu hứng" của Trump làm cho bị động. Họ cần thời gian để nắm vấn đề, cần thời gian để suy tính đường thoát. Ví dụ như thực hiện thần tốc kế hoạch "một vành đai một con đường". Hướng tới xuất khẩu sản phẩm của TQ trên toàn bộ "con đường tơ lụa" này, không còn phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên đây là một nước đi đánh cược, hoàn toàn ko có gì rõ ràng trong bối cảnh xáo trộn hiện tại, khi mà Mỹ cũng đang chia rẽ và "thức tỉnh" các quốc gia liên quan. Chưa bàn đến việc TQ liệu có còn đủ khả năng giải ngân để theo đuổi "sáng kiến" này hay không.
Thiệt hại lớn mà các đòn thuế gây ra lại không phải là những con số có đơn vị USD trước mắt thấy được. Đối đầu Mỹ - Trung không chỉ là thương mại , nó đã lan sang Khoa học Kỹ thuật, an ninh , chính trị .... Các nguồn vốn FDI tương lai chắc chắn sẽ phải cân nhắc với TQ. Trong khi đã và đang có xu hướng mạnh là các cuộc tháo chạy, dịch chuyển các nguồn vốn FDI đã có ra khỏi TQ . Và một cuộc khủng hoảng khác sẽ tiếp diễn ngay trong sự tháo chạy và sau sự tháo chạy .
*** 2- KHOA HỌC KỸ THUẬT
Rõ ràng đòn đánh vào các tập đoàn công nghệ hàng đầu của TQ đã tạo ra một bức tường lửa ngăn cản TQ tiếp cận các thành tựu công nghệ thế giới . Đỉnh điểm là lệnh trừng phạt Huawei dẫn tới một loạt bất ổn khiến tập đoàn công nghệ lớn nhất TQ này đứng trước nguy cơ "gãy chân". Một loạt cuộc chia tay với Huawei đã xảy ra , tuyên bố của Google là một cơn địa chấn.
Huawei sẽ phải bắt đầu lại từ đầu theo một nghĩa rất nặng nề. Một hệ điều hành mới, một hệ sinh thái ứng dụng với chất lượng đủ để cạnh tranh với con số hàng triệu ứng dụng từ Google, khả năng tương thích bây giờ càng là một dấu hỏi lớn khi ngay cả ARM - cty nắm giữ gần như toàn bộ thị trường chip của thế giới cũng đã chia tay Huawei. Huawei sẽ phải cần một khoảng thời gian không nhỏ và hàng tỉ hàng tỉ USD trong công cuộc nghiên cứu - sản xuất để đuổi kịp công nghệ .
Đuổi kịp thôi cũng đã là vấn đề nan giải thì khả năng sự phát triển nền công nghệ của TQ chậm lại là điều không thể tránh khỏi, bởi Huawei - lá cờ đầu của họ đang "tắt gió".
*** 3- DẦU
TQ là quốc gia nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới. Mỹ đánh vào các nguồn cung dầu cho TQ chẳng khác nào chặt đi "các ngón tay" của gã "khổng lồ mong manh". Sự tiếp lửa của Mỹ vào chính trị Venezuela sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các lợi ích năng lượng của Trung Quốc. Tuyên bố trừng phạt mọi quốc gia mua dầu của Iran, áp lực mà Mỹ gây lên Iran không chỉ ở mục đích giải giáp hạt nhân tại quốc gia này, mục đích cuối cùng cũng là nhằm đến Trung Quốc - khách hàng số một của Iran. Hay việc Mỹ ngăn chặn sự bành trướng của TQ ở Biển Đông nó không chỉ đơn thuần là an ninh hàng hải, phía sau đó là nhiều mục đích khác- trong đó có dầu.
Người Mỹ biết cách và rất giỏi trong việc thao túng dầu mỏ để theo đuổi lợi ích chính trị của mình . Trump chắc chắn sẽ có những động thái tinh vi tiếp diễn với một số thủ thuật trên thị trường dầu thế giới.
Dầu thứ nhiên liệu hóa thạch và cuộc chiến về nó sẽ tiềm tàng những nguy cơ xung đột vũ trang. Nó có thể kéo theo một cuộc chiến khác - CHẠY ĐUA VŨ TRANG trên phạm vi toàn cầu. Nếu điều đó xảy ra thì ai sẽ được lợi - câu hỏi này có lẽ ai cũng trả lời được.
*** 4- THỜI GIAN
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ là một khía cạnh của thế đối đầu địa chính trị bắt đầu :
- Khủng hoảng tài chính 2008 khiến nhu cầu hàng hóa sụt giảm khi mà nhà nhà người người thắt lưng buộc bụng , nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu của TQ rơi xuống mức thấp kỉ lục.
- Các khoản nợ bất chấp đã giúp kinh tế Trung Quốc trụ vững qua cơn bão khủng hoảng tài chính 2008. Ví dụ như chính phủ Trung Quốc nhắm mắt bơm 4.000 tỉ USD kích cầu để tạo việc làm thông qua các dự án hạ tầng , bất động sản cao cấp thừa thãi vô tội vạ dẫn đến những "thành phố ma" ngày nay . Tổng nợ của Trung Quốc hiện đang ở mức 255,7% tổng GDP 2018. Nợ doanh nghiệp của nước này phình ra khổng lồ , hơn 160% tổng GDP. Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn, vì không ai biết núi nợ của Trung Quốc thực tế là bao nhiêu và cách đồng tiền được sử dụng ra sao khi mà sự minh bạch ở quốc gia này thuộc nhóm đội sổ và chính quyền thì bưng bít thông tin.
- Dưới áp lực đối đầu Mỹ - Trung ,các nguồn ngoại tệ đầu tư nước ngoài vào TQ đã suy giảm , tác động đến dự trự ngoại tệ chính phủ
- Làn sóng rút vốn tháo chạy khỏi TQ cũng sẽ bào mòn kho dự trữ ngoại tệ, thất nghiệp lan rộng tác động đến an ninh và an sinh xã hội. Đồng thời cuộc tháo chạy có thể dẫn đến hỗn loạn tỉ giá tiền tệ, bất kì hành động can thiệp sâu vào đồng NDT của chính phủ TQ lúc này cũng sẽ dẫn đến một cuộc chiến tiền tệ ...
Tuy nhiên kịch bản đại khủng hoảng có lẽ sẽ không nổ to và lan nhanh trong năm nay như các chuyên gia nhận định, bởi kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ 3.100 tỉ USD của TQ đủ sức để vung tiền che dấu các ổ lở loét thối rữa trên cơ thể . Siêu cường này đã thể hiện điều đó vào năm 2015 sau khi một bong bóng thị trường chứng khoán nổ tung,tiền chảy ra khỏi đất nước khi đồng nhân dân tệ loạng choạng. Chính phủ đã tổ chức một gói cứu trợ chứng khoán và kiểm soát dòng vốn. Cuộc khủng hoảng được ngăn chặn. Hay nhìn vào thực tế quả bom bất động sản TQ, nó đã nổ rồi, nhưng với sự can thiệp của chính phủ nó đã được khoanh vùng .Không phải vô cớ mà Tập Cận Bình ảo tưởng sức mạnh. Và điều quan trọng là chắc chắn Mỹ không thể để TQ sụp đổ nhanh gọn, bởi 2 nền kinh tế này đã đan chặt những sợi dây vào nhau trong suốt 3 thập kỷ qua . Về mặt lý thuyết TQ mà đổ ngay thì Mỹ cũng nội thương nghiêm trọng, hậu quả không thể tưởng tượng nổi trên phạm vi toàn cầu .
Tổng thống Trump dường như ông nhận đinh rõ không thể để TQ chết ngay tức khắc. Đừng cười cợt hay đánh giá vội cái cách Trump cương rồi lại nhu. Nước Mỹ đã thúc đẩy toàn cầu hóa , và chính nó đã tạo ra những sợi dây thắt chặt lợi ích các quốc gia lại với nhau, đặc biệt Mỹ - Trung. Trong một đống bùi nhùi những sợi dây thắt chặt ấy, bứt dây thì sẽ động rừng. Nút nào cần tháo trước , nút nào phải tháo sau. Căng nó ra để thấy rõ, rồi làm cho sợi dây chùng xuống cho dễ gỡ. Mỹ cần thời gian và Trump liên tục phát ngôn rằng ông ấy không vội . Thời gian để Mỹ lần lượt tháo các sợi dây trước khi cho quả bom TQ phát nổ, giảm thiểu tối đa thiệt hại của Mỹ .
Khủng hoảng ở TQ sẽ không lặp lại Khủng Hoảng Tài Chính toàn cầu năm 2008 , nó cũng không phải chỉ là kiểu ngòi nổ Thái Lan 1997 dẫn đến Khủng Hoảng Tiền Tệ Châu Á. Với cái cách của Trump , TQ sẽ dần thoát ra khỏi Mỹ với một cơ thể khổng lồ kiệt quệ đầy những ổ thối rữa lâu ngày được Tập Cận Bình che đậy bằng tiền. Khủng hoảng của TQ sẽ tồi tệ đến mức vượt ra khỏi khuôn khổ bất kì cuộc khủng hoảng nào. Có lẽ nếu may mắn nó sẽ là sự gộp lại của 2008 & 1997.
Phạm Huệ Văn