Cách lấy bài báo khoa học từ các tạp chí, nguồn uy tín
Khi bạn bắt tay vào làm 1 nghiên cứu khoa học kiểu sinh viên hoặc làm tiểu luận hoặc làm seminar thì bạn phải biết chủ đề của mình là gì. Cái này thì đơn giản phải không, chỉ cần lên google gõ tiếng việt là ra, bởi vì các bài kiểu này thường chỉ yêu cầu đơn giản, làm chơi chơi cho biết thôi:))
Nhưng khi bạn bắt đầu làm 1 bài nghiên cứu khoa học nghiêm túc, để phục vụ cho khoá luận tốt nghiệp, cho luận văn thạc sĩ hay cho luận án tiến sĩ của mình, hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn lấy để làm 1 trong các tiêu chí nhận học bổng, học bổng đi du học thì bạn cần phải biết thế giới đã đạt được những thành tựu gì, kết quả gì. Vậy bạn sẽ tra cứu thông tin uy tín ở đâu? Google, ồ được đấy rồi các bạn biết nó có chi tiết và cần thiết không:v hay dài dòng lan man như Wikipedia:)) Youtube, cũng được, mà nó có chi tiết không:v 1 số web như New Scientist, National Geographic,...cũng hay mà có thật sự có những cái mình cần biết để làm không hay chỉ đơn giản là lên đọc tin tức để lấy thông tin. Không nhé, khi làm nghiêm túc bạn buộc phải tìm các nguồn có thể phục vụ cho bạn chứ không phải các nguồn chỉ để đọc tin tức. Vậy các tạp chí đó phải thế nào?
Tất nhiên là các tạp chí phải nằm trong hệ thống đánh giá của ISI, SCI, SCIE, SCOPUS
1 số các trang web uy tín:
Đây, mình lấy 1 ví dụ nhé. 1 bài báo của thầy hướng dẫn của mình, thầy đồng thời cũng là trưởng khoa Vật Lý và là trưởng bộ môn VL Ứng Dụng
hoặc là 1 vài bài khác của vài thầy trong bộ môn của mình
Riêng công trình của thầy Lê Trấn được xem là khó thực hiện nhất trong số các bài được công bố:)) Vì nó liên quan đến việc ép buộc tạo ra các chất bán dẫn khác biệt so với thông thường, để nâng cao hiệu suất của nhiều ứng dụng: Pin Mặt Trời, Kính phản xạ, Gương thông minh, các con chip bán dẫn,...:)) Tuy nhiên khi đã công bố thì đều nằm trong các tạp chí hàng đầu:))
Với các bài dạng này các bạn chỉ có thể xem được phần Abtract, tức là phần tóm tắt mà thôi, nếu muốn xem full bạn phải mua, tuy nhiên lâu lâu các bạn sẽ tìm được rất nhiều bài cho phép xem và download miễn phí, ví dụ bài của thầy Trần Cao Vình nó hiện chữ open access, thì tức là các bạn có thể xem được 1 cách miễn phí
Vậy còn số bài không có open access thì bây giờ làm sao các bạn có thể lấy nó:)) Rất đơn giản, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn với web này, xin trân trọng giới thiệu với các bạn:
Giao diện khá đẹp và đơn giản nhỉ:))
Bây giờ các bạn làm sao:)) Lại cực dễ nữa, 1 học sinh cấp 2 cũng có thể làm đơn giản chỉ với 3 bước: Mở web, copy link, open và xem thôi (thích thì các bạn có thể tải về)
Vậy giờ mình sẽ thử với bài của thầy Trấn thử nhé:))
Đầu tiên, các bạn mở web Sci - Hub lên. Bước 2, các bạn copy link như này:
Hoặc các bạn copy đường dẫn này vào ô trống trong trang và bấm open
Bước 3: Ta da:v Giờ thì đọc thoải mái xem coi thầy đã làm gì nào:v
Nhìn các thanh nano xem, đẹp dễ sợ, ngay ngắn, không bị trùng, không bị gãy, không bị xen lẫn, không tạp chất:v
Nhìn hiệu suất kìa:v Kinh khủng thật
Rồi và đó là cách để các bạn lấy bài báo, còn 1 cách nữa là các bạn gõ tên bài báo đó ra rồi thêm chữ pdf vào là được, chắc sẽ ra, cầu nguyện hy vọng nó sẽ thôi:v Hoặc các bạn vào trang
tạp chí
,khoa học
,nghiên cứu
,tài liệu
,nghiên cứu tài liệu
,khoa học
,tip & trick
,kỹ năng mềm
Mình làm NCKH chẳng bgio có trang cụ thể nào để tìm đọc các bài báo liên quan chủ đề nghiên cứu cả vì không biết. Toàn ngồi mấy tiếng xới tung google lên, wikipedia thì sẽ lấy các bài viết ở phần tài liệu tham khảo chứ không bgio ghi nguồn là wikipedia cả, đổ sông đổ bể ngay =))) Làm thủ công vậy nhưng vẫn may là trong 2-3 lần làm NCKH đều tìm dc tài liệu có giá trị và có ích. Nhờ bài viết của bạn chắc những lần tới sẽ đỡ vất vả phần nào, cảm ơn bạn
Ðăng Khoa
Mình làm NCKH chẳng bgio có trang cụ thể nào để tìm đọc các bài báo liên quan chủ đề nghiên cứu cả vì không biết. Toàn ngồi mấy tiếng xới tung google lên, wikipedia thì sẽ lấy các bài viết ở phần tài liệu tham khảo chứ không bgio ghi nguồn là wikipedia cả, đổ sông đổ bể ngay =))) Làm thủ công vậy nhưng vẫn may là trong 2-3 lần làm NCKH đều tìm dc tài liệu có giá trị và có ích. Nhờ bài viết của bạn chắc những lần tới sẽ đỡ vất vả phần nào, cảm ơn bạn
Huy Phan
Cảm ơn bài viết của anh ạ, em cũng đang tham gia NCKH cấp trường và bài viết này thực sự rất cần thiết đối với em lúc này