Cách học văn mà không cần/phải học thuộc?

  1. Giáo dục

  2. Tip & Trick


Từ khóa: 

giáo dục

,

tip & trick

Chưa thấy ai học Văn mà không phải học thuộc cả, có 1 thứ bắt buộc trong Văn là chúng ta phải "nhớ", không nhớ nhiều thì cũng phải nhớ ít, bắt buộc phải nhớ thì mới chém gió ra được. Có thể bạn không muốn học thuộc thì bạn phải nhớ những từ khóa quan trọng trong bài của mình. 

Ví dụ tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao thì bạn phải nhớ đc tên tác giả, tác phẩm, Chí ở đâu và hoàn cảnh của Chí thế nào, gặp tình yêu đời Chí ra sao...Cũng giống việc bạn tóm tắt lại một bài nào đó bạn học. Và sau khi tóm tắt bạn lại chỉ nhặt những ý chính trong đó để ghi nhớ thôi. Đấy là cách hiệu quả nhất từ khi mình còn học phổ thông. Ngày xưa cũng ghét học thuộc với học Văn lắm, xong c3 gđ đưa đẩy thế nào lại phải học chuyên Văn :v

Trả lời

Chưa thấy ai học Văn mà không phải học thuộc cả, có 1 thứ bắt buộc trong Văn là chúng ta phải "nhớ", không nhớ nhiều thì cũng phải nhớ ít, bắt buộc phải nhớ thì mới chém gió ra được. Có thể bạn không muốn học thuộc thì bạn phải nhớ những từ khóa quan trọng trong bài của mình. 

Ví dụ tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao thì bạn phải nhớ đc tên tác giả, tác phẩm, Chí ở đâu và hoàn cảnh của Chí thế nào, gặp tình yêu đời Chí ra sao...Cũng giống việc bạn tóm tắt lại một bài nào đó bạn học. Và sau khi tóm tắt bạn lại chỉ nhặt những ý chính trong đó để ghi nhớ thôi. Đấy là cách hiệu quả nhất từ khi mình còn học phổ thông. Ngày xưa cũng ghét học thuộc với học Văn lắm, xong c3 gđ đưa đẩy thế nào lại phải học chuyên Văn :v

Khéo mình hỏi cô giáo Văn ngày xưa của mình thì chắc cô chửi mình luôn á. Cô giáo không tin là có thể học Văn mà không cần học thuộc đâu 🤣

Chào bạn, nếu bạn không muốn ngồi học thuộc lòng thì sẽ có cách. Dĩ nhiên là cách này vẫn cần bắt đầu bằng chữ "học" (sẽ không có chuyện không học mà điểm cao hay không học mà vẫn "chém" được). Mình nghĩ Văn học không phải là môn học thuộc lòng, nhưng cũng không phải là môn "tự biên tự diễn". 

Trước hết bạn dành ra thời gian để tập trung đọc - hiểu các nội dung trong phần kết quả cần đạt, hoàn cảnh sáng tác, tác giả, rồi đọc tác phẩm. Trong quá trình đọc, bạn kết hợp việc sử dụng bút ghi nhớ, giấy nhớ, sơ đồ tư duy (tùy lựa chọn) sau đó trả lời dần các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kết thúc bài học có thể viết đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân. Học theo cách này kĩ hơn và chỉ mất công sức một lần, khi ôn tập cũng đỡ vất vả.

Khi bạn hiểu tác giả và văn bản rồi, thì không cần nhất thiết phải cố nhồi nhét, học thuộc lòng nữa. 

Bổ sung thêm một chút, trong quá trình hướng dẫn học sinh tại nhà, mình nhận thấy thông thường là các bạn không đọc mà chỉ ghi chép vào vở theo bài giảng của giáo viên. Cũng có bạn đọc nhưng đọc không kỹ, do đó nắm bắt văn bản không chắc. Hỏi một số chi tiết thì bắt đầu mới lật lại văn bản để đọc. Nguyên nhân của tình trạng ngại đọc, đọc không hiệu quả này nằm ở một số yếu tố như:

  • Các bạn cảm thấy văn bản dài, chán 
  • Quen với việc đọc tin ngắn, xem lướt các hình ảnh trên thiết bị di động nên nhìn nhiều dòng chữ cảm thấy khó chịu
  • Cảm thấy việc đọc, học những văn bản này không giúp ích gì cho các hoạt động thực tế của các bạn
  • Trên lớp có nhiều yếu tố gây phân tâm nên ghi bài để cho đủ, nhưng tâm trí đang lang thang nơi khác, kết cục là bị hổng kiến thức (hay thường gọi là "mất gốc). Bước vào kì thi chỉ còn cách duy nhất là học thuộc lòng (điều này càng làm tăng thêm sự chán ghét với môn Văn)

Nếu có thêm nguyên nhân nào nữa thì mình cũng rất mong muốn được lắng nghe chia sẻ từ bạn.

Để không phải học Văn theo lối tư duy ăn mòn thì bạn sẽ cần sắp xếp cách học mới sao cho khoa học và hiệu quả, để bớt tốn thời gian, công sức và giảm bớt chữ nghĩa phải nhớ. Và để học 1 cách khoa học hiệu quả, không cần phải học thuộc thì bạn cũng phải bỏ công bỏ sức ra để thực hiện nó, không có con đường nào đi tắt, ngoại trừ bạn chép phao.

Văn học thường được chia theo 2 phần là môn văn phần thơ và môn văn phần truyện, mục đích của cả hai, đồng thời cả giáo viên là vẽ ra và nhân hóa quá các tác phẩm, các nhà văn, nhà thơ ngày xưa thôi. Nên bạn luôn cần ghi nhớ mỗi khi học Văn, biết sử dụng biện pháp nhân hóa là được, nói nôm na thì tôi gọi đó là bốc phét giỏi là được. Đừng nên giỏi quá mà đi xa với sự thật đấy nhé.

Về học thơ, khi thấy những bài thơ dài dằng dặc và thực sự khó nhớ thì mình khuyên học từng khổ một, nếu một khổ quá dài thì mình lại chia nhỏ lẻ nó ra tiếp đọc học, điều quan trọng nhất là ghi nhớ 1-2 từ khóa của mỗi dòng thơ thì sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn nhiều. Ví dụ bài thơ về tiểu đội xe không kính:

" Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới 

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"

Nếu cảm thấy nhàn chán mỗi khi mình phải học lại thơ thì bạn có thể nghe audio trong lúc làm những việc khác đều được nhé, bằng bản bạn tự thu âm hoặc tìm kiếm được đâu đó trên internet. Sau đó khi đi thi hoặc kiểm tra thầy cô bắt phân tích thì như mình đã nói, hãy cứ bốc phét đi, nhưng nó phải được dựa trên sự thật, dựa vào sự tóm tắt bài giảng của cô qua những bài học, qua những trang giấy mà bạn ghi được trong vở Văn của mình. 

Còn về phần văn bản, truyện thì luôn phải có tóm tắt, chắc hẳn bạn cũng đã biết thầy cô trước khi vào bài giảng thì thường phải soạn bài đúng không? Riêng môn Văn thì thầy cô chúng ta thường tóm tắt bằng sơ đồ nên chúng ta dễ dàng nhìn theo sơ đồ mà hiểu được toàn bộ ý, cốt truyện mà thầy cô mong muốn truyền tải. Bạn có thể vận dụng theo cách này để tạo sơ đồ cho riêng mình sao cho dễ nhớ là được, xong đi thi chỉ cần vẽ được cái sơ đồ ra nháp thôi cứ nhìn vậy mà lần ý này đến ý nọ, kết hợp cả biện pháp nhân hóa mà mình nhấn mạnh suốt bấy giờ nữa, không được 2 tờ thì hơi phí, vớ vẩn xin thầy cô tờ thứ 3. 

https://cdn.noron.vn/2022/10/03/imager464485700-1664804607.jpg
(Sơ đồ bài thơ Việt Bắc. Nguồn: Mangago.vn)

Nói chung là muốn học Văn đỡ khổ thì mình cần phải có tư duy, logic một tý mọi thứ sẽ bớt nặng nhọc hơn rất nhiều so với cái việc nhai chữ một cách truyền thống, vừa khô vừa khó nuốt. Môn Văn cũng từng là kẻ thù của tôi cho đến khi tôi suy nghĩ rằng nó gắn với tôi đến hết lớp 12 nên tôi không thể tiếp tục ghét bỏ nó được nữa, từ đó tôi mới "working smart" hơn là "working hard" đó. Cho nên là mình càng thấy ghét thì mình sẽ càng khó học, và điều đó trở thành cản trở lớn nhất trong hành trình học sinh của bạn. Học cách yêu thương môn Văn đi nhé 😂

Bản lĩnh thì cứ chép phao hoặc ghi viết hết ý chính ra tay thôi :)) Kiểu gì cũng vẫn phải học thuộc, mình thấy các môn ở trường trừ 2 môn GDCD và thể chất là không phải thuộc cũng tự nhớ. Còn môn nào cũng phải vắt cái não mỗi tối để thuộc.