Cách học SEO cho người mới bắt đầu
Học SEO nên bắt đầu từ đâu?
Nên học SEO ở trung tâm nào là hiệu quả?
Hay học các nguồn nào là hữu ích?
Hôm nay mình muốn chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm của bản thân mình trong lĩnh vực Học cách tự học SEO cho người mới bắt đầu để bạn có được những định hướng đúng đắn trong bước đường của mình. Mình sẽ không đưa các khái niệm sâu về học thuật mà muốn chia sẻ cho các bạn những mindset cần có, tự học SEO nên bắt đầu từ đâu? để bạn có được những định hướng đúng đắn trong bước đường của mình nhé.
Bước 1: Tìm ra lí do thực sự khiến bạn muốn bắt đầu với SEO
Có rất nhiều lí do khiến bạn muốn bắt đầu học với SEO?
Học để quản lý: Với mục đích này bạn chẳng cần đi học đâu cả. Lời khuyên là bạn hãy tìm một chuyên gia trong lĩnh vực đó để để kết bạn, chỉ cần vài buổi coffee là bạn đã có rất nhiều điều mình muốn.
Học để biết: kiểu như nghe SEO hay nên muốn tìm hiểu thêm. Có tiền thì đến các trung tâm dạy về Digital Marketing (các trung tâm chất lượng hiện nay thì có AIM Academy, Droom, DMS,...). Ít tiền thì đi đến các event, coffee talk, offline. Muốn free thì tự đọc tài liệu, blogs hoặc tham gia các forum, group.
Học để làm việc: Cách này theo những gì mình được biết thì không nên học các khóa thập cẩm vì kiến thức rất tổng quát sẽ không giúp bạn vững trong lĩnh vực mình muốn học. Điều quan trọng là HÀNH mới thấm được lâu.
- Với những người có project cần ứng dụng SEO: Mình thấy các anh chị đăng kí ngay 1 khóa học chuyên sâu, đem project của mình ra HÀNH, và nếu có thắc mắc gì cứ vặn chuyên gia/giảng viên mình hết cỡ nè.
- Với những bạn sinh viên như mình, chưa có gì để làm: Cách tốt nhất là hãy xin 1 công ty thực tập để học việc nhé. Mà học việc như thế nào mới hiệu quả thì còn tùy vào thái độ của bạn và cách bạn chọn sếp nữa đấy. Nhưng điều quan trọng là phải kiên nhẫn và thực sự đam mê.
Bí kíp: Nếu bạn vẫn chưa biết mục tiêu để học một cái gì đó là gì thì nên tham khảo thuyết “Vòng tròn vàng” (tiếng Anh: Golden Circle) do tác giả
Bước 2: Học như thế nào để có kiến thức làm SEO?
Mình đã từng có khoảng thời gian học việc ở một công ty start-up ở vị trí SEO Marketing. Một điều mình cảm thấy các bạn cùng thực tập với mình có ước muốn học SEO chỉ để viết bài cho chuẩn SEO, ngoài ra bản chất của SEO là gì? Công cụ tìm kiếm Google hoạt động như thế nào? dường như các bạn lại không biết.
Bạn muốn thu được trái ngọt tất nhiên bạn phải chăm bón cho cái gốc rễ thật chắc chắn đúng không? Vậy nên trước tiên khi bạn muốn bắt học SEO, chúng ta nên tìm hiểu về bản chất SEO là gì? SEO quan trọng như thế nào? Cách công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Baidu,..) hoạt động? Cách mọi người sử dụng công cụ tìm kiếm ra sao? Người dùng tìm kiếm nội dung gì trên công cụ tìm kiếm? Có các loại truy vấn tìm kiếm gì? Kết quả của quá trình làm SEO là gì?
Và một điều tất nhiên là các kiến thức nền tảng này không ai dạy bạn cả, bạn phải chủ động tìm các nguồn trên internet, blogs uy tín để học, tìm tòi và vọc vạch.
Bí kíp: Công cụ giúp bạn tự học Marketing
Trước tiên, bạn cần phân biệt có 3 mảng kiến thức chính trước khi tiếp cận với SEO nói riêng hay Marketing nói chung: Kiến thức nền tảng, Kiến thức về kĩ năng và các công cụ/phần mềm.
Khi mình bắt đầu tìm hiểu về Digital Marketing, mình đã từng nhầm hiểu cứ Digital là phải tối ưu mọi thứ bằng công cụ nhằm tác động hay kích thích hành vi mua hàng của khách hàng, vì thế cứ phải giỏi công cụ trước đã. Thế là, mình đăng ký học một khóa học “thập cẩm” về Digital Marketing tại 1 trung tâm. Tới phần SEO, giảng viên mình dạy luôn cách sử dụng Keyword Planner để tìm kiếm, phân tích từ khóa trong khi đó mình còn chưa hiểu cách công cụ tìm kiếm Google hoạt động ra sao?,...cách tư duy như thế nào cho đúng? Sau một thời gian, mình bị hổng kiến thức cơ bản một cách trầm trọng dẫn đến vừa “bị móc túi” mà chẳng thu được kiến thức gì.
Vậy nên thay vì bạn cứ quan trọng hóa công cụ thì theo mình, các bạn sinh viên trước khi bắt đầu với SEO hay Digital Marketing nên bắt đầu bằng việc học cách tư duy (nghĩ) đúng từ kiến thức nền tảng và thông qua rèn luyện kỹ năng.
Bí kíp: Cách tốt nhất để bạn lĩnh hội mindset đúng trong ngành là nên tham gia các cộng đồng về Marketing, các event, buổi offline hay theo dõi facebook, groups, blogs của những mentor giỏi trong ngành.
Bước 3: Hãy luôn tự mình đặt ra những câu hỏi tại sao và tự mình trả lời.
Trong quá trình học việc vị trí SEO Marketing của mình, để có thể hiểu đúng về các yếu tố để tối ưu Onpage, sếp bảo mình phân tích 5 trang web đứng đầu trên kết quả tìm kiếm của Google trong cùng một truy vấn tìm kiếm. Tại sao trang web này nó đứng đầu bảng xếp hạng? Nó hơn trang web kia ở những yếu tố Onpage nào? Cần cải thiện điều gì để có thể tối ưu nó tốt hơn?
Ngoài ra, trong quá trình training, sếp luôn bảo mình hãy đặt các câu hỏi tại sao mình nên làm cái này mà không phải cái khác trước khi hiểu tới sẽ làm như thế nào? Và tất nhiên đạt kết quả gì sẽ là bước sau cùng.
Tâm lý các bạn sinh viên khi tiếp thu một cái gì đó mới luôn có suy nghĩ “thừa nhận những cái có sẵn” và không biết kiểm chứng về những gì mình được học (do việc học trên giảng đường đã có giảng viên và mình chỉ có việc ghi và chép thui). Dẫn đến việc tư duy theo kiểu lối mòn, không hiểu bản chất vấn đề và dĩ nhiên kiến thức sẽ không vững mà ông bà ta hay gọi là kiểu học vẹt.
Thế cách học nào là đúng cho mọi lĩnh vực nào đi chăng nữa?
Câu trả lời là TỰ HỌC. Cách tốt nhất để tiếp thu một cái gì đó mới là tự tìm tòi, vọc vạch kiến thức mới trên nhiều nguồn khác nhau như internet, sách, blogs, groups,...Khi bạn đã có kiến thức và có nhiều thắc mắc chưa được giải đáp thì hãy tham gia các event, các buổi offline hay tìm các mentors để học hỏi thêm, giải đáp những điều mình chưa hiểu, đối chiếu những điều mình tiếp thu được với các kiến thức mình tự học được. Từ đó, qua quá trình đối chiếu, bạn sẽ thấm sâu hơn những gì mình đã học và biến nó là kiến thức của chính mình.
Bước 4: Nhìn vào bức tranh tổng quát của SEO. Học theo quy trình có lộ trình
Một quy trình cơ bản của SEO gồm các bước:
- Keyword research
- On-Page SEO
- Off-Page SEO
- Phân tích dữ liệu
- Đo lường và đánh giá hiệu quả dự án thông qua thứ hạng và lượng người dùng truy cập vào website từ đó có giải pháp điều chỉnh chiến lược phù hợp
Với các bạn bắt đầu mình nghĩ nên dành 3 - 6 tháng để tìm hiểu những điều cơ bản về SEO (hoặc xin thực tập ở vị trí SEO để vừa học và lấy kinh nghiệm nhé). Sau đó, hãy bắt đầu thực hành với một website miễn phí hoặc tự xây dựng một website riêng cho mình bằng Wordpress / Blogspot hay tham gia một dự án nào liên quan đến lĩnh vực mình học. Vận dụng những gì mình được học, làm, trải nghiệm để phát triển blog hay website của mình, làm sao tối ưu được keyword, website trên kết quả tìm kiếm của Google. Sau một thời gian, không những kiến thức của bạn được củng cố, phát triển mà còn có thể hái ra tiền từ lượng traffic trên website mình nữa đó.
Và vấn đề quan trọng cuối cùng mình muốn chia sẻ với các bạn khi mới bắt đầu học SEO đó chính là đam mê và kiên trì. Chỉ cần bạn đam mê và muốn học nó một cách nghiêm túc, mình tin bạn sẽ sớm trở thành một digital marketer tài năng.