Cách gọi tên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc

  1. Văn hóa

Hiện tại có nhiều cách gọi tên thông thường của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Một số bài viết gọi là Bắc Triều Tiên, một số gọi là Triều Tiên và một số thì để nguyên tên đầy đủ là CHDCND Triều Tiên. 

Ngược lại, phía Đại Hàn Dân quốc gì đơn giản hơn khi tên thông thường là Hàn Quốc đã quá phổ biến. Tên gọi Nam Hàn hoặc Đại Hàn ít sử dụng hơn hẳn.

Dù vậy khi viết bài hoặc dịch bài liên quan đến CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thì ta cũng cần chú ý về sự cân xứng và tính chính xác trong tên gọi.

File:Flag of North Korea.svg - Wikimedia Commons

Quốc kỳ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, thực thể cai quản phía bắc bán đảo Triều Tiên

Quốc kỳ Hàn Quốc – Wikipedia tiếng Việt

Quốc kỳ Đại Hàn Dân quốc, thực thể cai quản phía nam bán đảo Triều Tiên

Unification flag of Korea.svg

Quốc kỳ Thống nhất Liên Triều

1. Sự đối xứng trong danh xưng

Trong 1 đoạn văn, khi gọi tên đầy đủ một quốc gia, thì quốc gia khác cũng phải dùng tên đầy đủ như vậy. Ví dụ: "Chiến tranh Lạnh bắt đầu từ năm 1950 giữa 2 siêu cường là Mỹ và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết". Nếu đã gọi Liên Xô với tên đầy đủ thì cũng phải dùng thế với Mỹ, như vậy phải ghi là "Chiến tranh Lạnh......là Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết". Sau đó có thể dùng tên phổ thông để gọi cả 2 quốc gia ở các đoạn văn kế (Mỹ và Liên Xô).

Trong trường hợp của Triều Tiên và Hàn Quốc cũng vậy:

  1. Mở đầu bài viết, gọi tên đầy đủ của cả hai: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc, có thể mở ngoặc chú thích tên gọi ngắn gọn hoặc phổ thông
  2. Sau đoạn mở đầu có thể dùng tên phổ thông cho cả hai: CHDCND Triều Tiên/Triều Tiên và Đại Hàn/Hàn Quốc
  3. Nếu có dùng tính Bắc-Nam thì phải dùng cho cả hai: Bắc Triều Tiên/Bắc Hàn và Nam Triều Tiên/Nam Hàn (lưu ý mình không khuyến khích dùng từ Bắc Hàn và Nam Triều Tiên, sẽ giải thích bên dưới)

Mình thấy nhiều bài viết lúc thì gọi Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, lúc thì CHDCND Triều Tiên và Nam Hàn, rất kỳ cục và khó chịu.

Vĩ tuyến 38: 60 năm chia cắt bán đảo Triều Tiên - Báo Quảng Ngãi ...

Bản đồ lãnh thổ của Triều Tiên (North Korea) và Hàn Quốc (South Korea), thuộc vùng Đông Á; vĩ tuyến 38 chia cắt bán đảo Triều Tiên thành 2 miền

Thủ đô Bình Nhưỡng khang trang nhìn từ máy bay | Báo Dân trí

Thủ đô Pyongyang (Bình Nhưỡng) của Triều Tiên

Great Escapes: Food, Culture, and Luxury in Seoul, South Korea ...

Thủ đô Seoul (Thủ Nhĩ) của Hàn Quốc

2. Sự chính xác trong cách dịch thuật

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên lấy tên gốc từ Nhà Triều Tiên (Joseon/Choson) nên chỉ dùng từ "Triều Tiên" trong các tên gọi hoặc danh từ có liên hệ với CHDCND Triều Tiên. Ví dụ như Nhà nước Bắc Triều Tiên, Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Bắc Triều Tiên, Tiếng Triều Tiên v.v... Chứ không nên gọi Nhà nước Bắc Hàn, Đảng Lao động Bắc Hàn...

Đại Hàn Dân quốc lấy tên gốc từ Đế quốc Đại Hàn (Daehan) nên phải dùng từ "Hàn" trong các tên gọi hoặc danh từ có liên hệ với Đại Hàn. Ví dụ như Chính phủ Nam Hàn, Kinh tế Hàn Quốc, Quân đội Đại Hàn Dân quốc, Người Hàn v.v... Chứ không nên gọi là Chính phủ Nam Triều Tiên, Quân đội Cộng hòa Triều Tiên...

Trong tiếng Anh, cả 2 quốc gia đều được gọi là "Korea" và dùng "North" hoặc "South" để phân biệt. Riêng tiếng Việt thì chi tiết và đầy đủ hơn. Từ "Triều Tiên""Hàn Quốc" đã đủ để phân biệt 2 quớc gia nên không nhất thiết phải thêm Bắc-Nam vào trong tên gọi. Ví dụ: "The US government has condemned North Korea's actions and showed support to South Korea" có thể dịch là "Chính phủ Hoa Kỳ đã lên án các hành động của Triều Tiên (hoặc CHDCND Triều Tiên) và lên tiếng ủng hộ Hàn Quốc (hoặc Đại Hàn)". Không nhất thiết phải dịch sát nghĩa thành "Chính phủ Hoa Kỳ.....của Bắc Hàn và.....ủng hộ Nam Hàn".

Do đó ta chỉ nên dùng "Triều Tiên" để chỉ CHDCND Triều Tiên và "Hàn Quốc" để chỉ Đại Hàn Dân quốc. Không nên dùng "Bắc Triều Tiên", "Nam Hàn"...

Hàn Quốc và rủi ro đầu tư vào Triều Tiên | Thế giới | Thanh Niên

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (phải) tại Hội nghị Liên Triều 2018 ; Kim Jong-un đôi khi còn được dịch thành Kim Chính Ân và Moon Jae-in được dịch là Văn Tại Dần

Emblem of the Chairman of the State Affairs Commission of North Korea.svg

Huy hiệu Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Seal of the President of the Republic of Korea.svg

Huy hiệu Tổng thống Đại Hàn Dân quốc

3. Nên dùng danh từ chung nào để chỉ toàn bộ bán đảo Triều Tiên hoặc cả hai chế độ?

Nhiều người sẽ phản đối việc gọi CHDCND Triều Tiên vắn tắt thành Triều Tiên vì lo ngại dễ gây nhầm lẫn với toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Mình có đề xuất thế này:

  • Dùng từ "Liên Triều" khi nói về chủ đề chính trị, kinh tế hoặc chủ thể bao gồm hai chính quyền. Ví dụ: bán đảo Liên Triều, hội nghị Liên Triều, đội tuyển thể thao Liên Triều...
  • Dùng từ "Triều Hàn" hoặc "Cao Ly" khi nói về lịch sử, văn hóa. Ví dụ: văn hóa Cao Ly, lịch sử Cao Ly, ngôn ngữ Triều Hàn, dân tộc Triều Hàn...

Hai Đội tuyển Thể thao Triều Tiên và Hàn Quốc diễu hành chung với Quốc kỳ Thống nhất Liên Triều tại Thế Vận Hội Mùa Đông 2018 tại PyeongChang, Hàn Quốc; người nam là Chung Guam Hwang của Triều Tiên và người nữ là Yunjong Won của Hàn Quốc

Page-9-a_100418

Phụ nữ Triều Tiên

ap10101503033_wide-cde5b6c48aab9c6b1e69536a37c2d19ca8953b86

Phụ nữ Hàn Quốc

Từ khóa: 

lịch sử

,

triều tiên

,

hàn quốc

,

văn hóa

,

văn hóa

Đó h thấy viết bằng tiếng anh đều để là south hoặc north, k thì korea republic vậy từ hàn quốc được viết ra bằng tiếng anh như thế nào v a


Trả lời

Đó h thấy viết bằng tiếng anh đều để là south hoặc north, k thì korea republic vậy từ hàn quốc được viết ra bằng tiếng anh như thế nào v a