Cách Đọc Hiểu Thông Tin Trên Bao Bì Sản Phẩm Thú Cưng
Trên bao bì của các sản phẩm dành cho thú cưng thường có rất nhiều loại thông tin khác nhau, thế nhưng việc đọc hiểu chúng là điều chưa phổ biến tại Việt Nam. Việc tìm hiểu trước những thông tin này có thể giúp các bạn tìm được loại sản phẩm phù hợp và chất lượng nhất cho thú cưng của mình. Hãy cùng Pety đọc qua bài việc này để tìm hiểu thêm nha!
Theo luật hiện hành yêu cầu thì nhãn bao bì trên các sản phẩm thức ăn cho thú cưng được bán trên thị trường Hoa Kỳ phải có đủ các mục sau
Tên sản phẩm
Khối lượng tịnh (N.W)
Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
Phân tích đảm bảo
Danh sách các thành phần
Cụm từ “Thức ăn cho chó hoặc mèo”
Thông báo dinh dưỡng đầy đủ
Hướng dẫn sử dụng
1.Tên sản phẩm
Đặt tên sản phẩm thức ăn cho thú cưng thật sự không đơn giản như chúng ta hay nghĩ. Tên sản phẩm cần phải nêu rõ được thực phẩm này dành cho vật nuôi nào. Ngoài ra, các thành phần có trong tên sản phẩm cũng có thể nêu lên tỷ lệ phần trăm của thành phần đó có trong sản phẩm. Hãy cùng Pety đọc qua ví dụ sau để dễ hiểu hơn nhé!
Ví dụ:
Tên sản phẩm có chứa thuật ngữ "Beef" (thịt bò) có nghĩa là trong sản phẩm phải có ít nhất 70% thành phần thịt bò, hoặc chiếm ≥ 95% tổng trọng lượng của tất cả các thành phần, không tính trọng lượng nước.
Thuật ngữ “Beef Dinner,” “Beef Entree,” or “Beef Platter”... trong tên sản phẩm có nghĩa là phải có ít nhất 10% thịt bò trong sản phẩm,và ít nhất 25% (không quá 95%) tổng trọng lượng của tất cả các thành phần, không tính trọng lượng nước.
Thuật ngữ “With Beef” (với thịt bò) trong tên sản phẩm có nghĩa là có ít nhất 3% tổng sản phẩm là thịt bò.
Thuật ngữ “Beef Flavor” (hương/vị thịt bò) thì chỉ cần có <3% lượng thịt bò trong sản phẩm để tạo hương.
2. Khối lượng tịnh (N.W)
Trọng lượng sản phẩm phải được để trên mặt trước của nhãn bao bì thực phẩm vật nuôi trong dòng thứ ba dưới cùng của nhãn hiệu chính.
Gross Weight (G.W) là trọng lượng sản phẩm (bao gồm cả trọng lượng của bao bì).
Net Weight (N.W) là trọng lượng tịnh, tức là trọng lượng thực của sản phẩm sau khi trừ trọng lượng bao bì.
3. Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
Đây là thông tin bắt buộc phải có trên bao bì của sản phẩm, tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý các khái niệm sau để phản ảnh khi có vấn đề phát sinh.
Nếu trên nhãn ghi: “manufactured by” (sản xuất bởi) tức là công ty đó chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn của sản phẩm và địa điểm của nó. Nếu nhãn ghi “manufactured for” hoặc “distributed by” (phân phối bởi) thì thực phẩm được sản xuất bởi nhà sản xuất bên ngoài, nhưng tên trên nhãn vẫn chỉ định bên chịu trách nhiệm.
4. Phân tích đảm bảo
Phân Tích Đảm Bảo cho biết lượng protein, chất béo, chất xơ nguyên chất và nước tối đa. Các thống kê này không nói chính xác lượng protein, chất béo, chất xơ nguyên chất và nước có trong sản phẩm. Thay vào đó, bảng phân tích cho biết quy định của pháp luật về lượng protein và chất béo tối thiểu và về lượng nước, chất xơ tối đa có trong sản phẩm.
5. Danh sách các thành phần
Tất cả các thức ăn thú cưng được bán tại Hoa Kỳ, phải đăng ký với các cơ quan chức năng nhà nước kiểm soát nguồn cấp nguyên liệu và các thành phần đã được phê duyệt được coi là an toàn, ngoại trừ chúng dùng cho các mục đích đặc biệt như quá trình phục hồi hoặc ngăn ngừa bệnh. Các loại thực phẩm như vậy được coi là thuốc và phải được sự chấp thuận của Hiệp hội Quản lý thực phẩm và được phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Thành phần phải được liệt kê theo thứ tự trọng lượng giảm dần. Tuy nhiên, cần lưu ý các vấn đề sau. Nguyên liệu đầu tiên là thịt (vd: thịt gà). Nếu thịt gà được liệt kê đầu tiên trong danh sách các thành phần, và nếu thịt gà có 75% độ ẩm, thì nguyên liệu thịt gà đóng góp tỷ lệ phần trăm chất dinh dưỡng nhỏ, chiếm số lượng ít hơn rất nhiều trên tổng chất dinh dưỡng trong thực phẩm khô. Ngoài ra, khi thành phần như ngô (bắp) sẽ được liệt kê theo loại theo phương pháp chia tách thành phần (ví dụ: ngô vỡ mảnh, ngô đất, ngô sàng lọc, ngô nghiền thô…) Trong trường hợp này, tổng lượng ngô tuy là thành phần có số lượng khá đáng kể trong tổng thực phẩm khô, nhưng khi chia theo từng loại thì mỗi loại có trọng lượng ít, cho nên sẽ ở vị trí thấp, ở phía dưới trong danh sách thành phần. Cho nên, cần đọc và xem xét kỹ danh sách các thành phần nguyên liệu.
6. Cụm từ “Thức ăn cho chó hoặc mèo”
Phải được nêu rõ trên nhãn bao bì sản phẩm.
7. Thông báo dinh dưỡng đầy đủ
Tuyên bố về mức độ đầy đủ dinh dưỡng của AAFCO là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nhãn thức ăn cho chó hoặc mèo. Thức ăn cho vật nuôi “hoàn chỉnh và cân bằng” phải được chứng minh về sự đầy đủ dinh dưỡng bằng một trong hai phương pháp dưới đây.
Phương pháp đầu tiên là thức ăn cho vật nuôi có chứa các thành phần được chế biến để cung cấp các mức chất dinh dưỡng đáp ứng được hồ sơ đã thiết lập. Hiện tại, Hồ sơ dinh dưỡng thức ăn cho chó hoặc mèo của AAFCO đã được sử dụng. Các sản phẩm được chứng minh bằng phương pháp này phải bao gồm các từ sau: “(Name of product) is formulated to meet the nutritional levels established by the AAFCO (Dog/Cat) Food Nutrient Profiles – (Tên sản phẩm) được chế biến để đáp ứng các mức dinh dưỡng được thiết lập bởi Hồ sơ dinh dưỡng thức ăn AAFCO (Chó/Mèo)”. Điều này có nghĩa là sản phẩm chứa một lượng thích hợp tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu được công nhận cần thiết để đáp ứng nhu cầu của động vật khỏe mạnh.
Phương pháp thay thế để chứng minh sự đầy đủ dinh dưỡng là sản phẩm được thử nghiệm bằng cách sử dụng (các) Quy trình thử nghiệm cho ăn thích hợp của AAFCO. Điều này có nghĩa là sản phẩm, hoặc thành viên “chính” của “gia đình” sản phẩm, đã được cho chó hoặc mèo ăn theo các hướng dẫn nghiêm ngặt và cung cấp dinh dưỡng thích hợp. Các sản phẩm này phải có tuyên bố về tính đầy đủ dinh dưỡng: “Animal feeding tests using AAFCO procedures substantiate that (name of product) provides complete and balanced nutrition – Các thử nghiệm cho động vật ăn bằng quy trình AAFCO chứng minh rằng (tên sản phẩm) cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng”.
AAFCO chỉ công nhận bốn giai đoạn sống: tăng trưởng, duy trì, mang thai và cho con bú.
8. Hướng dẫn sử dụng/Hướng dẫn cho ăn
Đây là phần phải được ghi rõ ràng, chẳng hạn như “ăn (trọng lượng/đơn vị sản phẩm) trên (khối lượng cơ thể của chó hoặc mèo)”. Hướng dẫn cho ăn đưa ra lời khuyên tốt nhất, phải theo dõi trọng lượng cơ thể và tình trạng cơ thể để ngăn ngừa tình trạng cho ăn thiếu, hoặc ăn quá nhiều.
Hiệp hội Kiểm soát Thức ăn Vật nuôi AAFCO cũng đã thông qua một sửa đổi yêu cầu tất cả các nhãn thức ăn cho vật nuôi phải chứa thông tin về hàm lượng calo trong khẩu phần ăn, được nêu bằng kcal ME/kg và từng đơn vị quen thuộc (ví dụ: cốc, lon…).
Khi sử dụng thức ăn đóng gói sẵn cho thú cưng cũng có nghĩa là bạn đã đặt niềm tin vào khoa học. Các nhà nghiên cứu đã có những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng mà thú cưng cần, việc của bạn chỉ là đưa ra lựa chọn thông thái để đảm bảo các bé phát triển khỏe mạnh và sống hạnh phúc. Đừng quên ghé Pety để có thể mua được những sản phẩm chính hãng và chất lượng cho Boss nha!
Nguồn: Pety.vn
thú cưng
,pety
,pet
,pet cưng
,sinh vật cảnh
,tip & trick
Ngoài lề một chút, mình có nên cho cún ăn thịt sống không ạ? Cún nhà mình thích ăn thịt sống nhưng nghe nhiều người bảo ăn đồ sống sẽ khơi lại thú tính của cún nên mình khá băn khoăn
Trần Phương Linh
Ngoài lề một chút, mình có nên cho cún ăn thịt sống không ạ? Cún nhà mình thích ăn thịt sống nhưng nghe nhiều người bảo ăn đồ sống sẽ khơi lại thú tính của cún nên mình khá băn khoăn