Cách để trở thành một đầu bếp giỏi??
ẩm thực
1. Khả năng sáng tạo
Khả năng sáng tạo không chỉ giúp người Đầu bếp tiếp thêm động lực và đam mê mà còn giúp họ đi xa, thăng tiến nhanh hơn trong tương lai. Một Đầu bếp giỏi là người biết vận dụng được những kiến thức từ các lớp học nấu ăn cơ bản ở các địa chỉ đào tạo và áp dụng vào việc sáng tạo những cái mới, tìm ra hương vị khác biệt, thậm chí là cách trang trí độc đáo, tạo nên âm hưởng riêng của họ mà không thể nhầm lẫn với bất kỳ ai. Vì vậy, khả năng sáng tạo được các Chuyên gia đánh giá rất cao và là yếu tố không thể thiếu để trở thành một đầu bếp giỏi.
2. Khả năng ghi nhớ và vận dụng
Người Đầu bếp chuyên nghiệp không giống như những người nội trợ thông thường. Họ phải luôn nắm được những kiến thức ẩm thực cơ bản; phương pháp chế biến món ăn; cách sơ chế, bảo quản chi tiết; cách kết hợp hương vị theo đặc trưng vùng miền, khu vực, thói quen, quốc gia… và dĩ nhiên họ phải luôn “nằm lòng” và ghi nhớ chúng để vận dụng vào việc chế biến món ăn sao cho hợp lý nhất. Nhờ có kỹ năng ghi nhớ sẽ giúp người Đầu bếp thông thạo nhiều phương pháp chế biến cũng như kỹ năng cần thiết để vận dụng chúng vào công việc một cách linh hoạt nhất.
3. Lập kế hoạch hiệu quả
Công việc trong khu bếp sẽ tiến hành kịp thời và luôn suôn sẻ khi người Đầu bếp biết cách sắp xếp và lên kế hoạch hiệu quả. Trong đó, họ phải phân chia được thời gian, lúc nào sơ chế, chế biến, khi nào nên bảo quản thực phẩm để đảm bảo món ăn luôn nóng hổi phục vụ thực khách ở mọi thời điểm mà vẫn giữ được hương vị ngon lành nhất.
4. Tổ chức và quản lý công việc
Giống như công việc lập kế hoạch hiệu quả, một Đầu bếp giỏi phải đảm đương được các nhiệm vụ như kiểm soát được khối lượng công việc để quản lý nhân viên cấp dưới, quản lý đơn hàng, nguyên vật liệu, thực đơn, sắp xếp và linh hoạt điều phối công việc. Có như vây thì bộ máy làm việc trong khu bếp mới vận hành suôn sẻ được.
5. Quản lý tài chính
Vấn đề quản lý tài chính, chi tiêu là điều mà người Đầu bếp giỏi phải nắm chắc. Bởi đây là kỹ năng quan trọng giúp bạn kiểm soát chi tiêu, chi phí đầu ra đầu vào cho nhà hàng bạn làm việc. Quản lý tài chính hiệu quả giúp tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
6. Kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể
Mặc dù hầu hết thời gian chỉ làm việc trong phạm vi khu bếp nhưng người Đầu bếp vẫn luôn giao tiếp với tập thể có nhiều người, cho nên kỹ năng giao tiếp tốt hầu như được đòi hỏi như là yêu cầu bắt buộc. Chỉ quanh quẩn trong khu bếp, chăm chăm làm việc với xoong chảo mà không cần giao tiếp với ai là sẽ giỏi là suy nghĩ sai lầm. Kỹ năng giao tiếp cho phép bạn tiếp xúc với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng. Thêm vào đó, với đặc thù công việc, nghề Bếp cần sự khiêm tốn, không nên quá tự cao. Hòa đồng, nỗ lực học hỏi ở các đồng nghiệp và quản lý, bạn sẽ nhanh chóng tạo được uy tín cũng như dễ dàng phát triển công việc hơn.
Shunthy Phan
1. Khả năng sáng tạo
Khả năng sáng tạo không chỉ giúp người Đầu bếp tiếp thêm động lực và đam mê mà còn giúp họ đi xa, thăng tiến nhanh hơn trong tương lai. Một Đầu bếp giỏi là người biết vận dụng được những kiến thức từ các lớp học nấu ăn cơ bản ở các địa chỉ đào tạo và áp dụng vào việc sáng tạo những cái mới, tìm ra hương vị khác biệt, thậm chí là cách trang trí độc đáo, tạo nên âm hưởng riêng của họ mà không thể nhầm lẫn với bất kỳ ai. Vì vậy, khả năng sáng tạo được các Chuyên gia đánh giá rất cao và là yếu tố không thể thiếu để trở thành một đầu bếp giỏi.
2. Khả năng ghi nhớ và vận dụng
Người Đầu bếp chuyên nghiệp không giống như những người nội trợ thông thường. Họ phải luôn nắm được những kiến thức ẩm thực cơ bản; phương pháp chế biến món ăn; cách sơ chế, bảo quản chi tiết; cách kết hợp hương vị theo đặc trưng vùng miền, khu vực, thói quen, quốc gia… và dĩ nhiên họ phải luôn “nằm lòng” và ghi nhớ chúng để vận dụng vào việc chế biến món ăn sao cho hợp lý nhất. Nhờ có kỹ năng ghi nhớ sẽ giúp người Đầu bếp thông thạo nhiều phương pháp chế biến cũng như kỹ năng cần thiết để vận dụng chúng vào công việc một cách linh hoạt nhất.
3. Lập kế hoạch hiệu quả
Công việc trong khu bếp sẽ tiến hành kịp thời và luôn suôn sẻ khi người Đầu bếp biết cách sắp xếp và lên kế hoạch hiệu quả. Trong đó, họ phải phân chia được thời gian, lúc nào sơ chế, chế biến, khi nào nên bảo quản thực phẩm để đảm bảo món ăn luôn nóng hổi phục vụ thực khách ở mọi thời điểm mà vẫn giữ được hương vị ngon lành nhất.
4. Tổ chức và quản lý công việc
Giống như công việc lập kế hoạch hiệu quả, một Đầu bếp giỏi phải đảm đương được các nhiệm vụ như kiểm soát được khối lượng công việc để quản lý nhân viên cấp dưới, quản lý đơn hàng, nguyên vật liệu, thực đơn, sắp xếp và linh hoạt điều phối công việc. Có như vây thì bộ máy làm việc trong khu bếp mới vận hành suôn sẻ được.
5. Quản lý tài chính
Vấn đề quản lý tài chính, chi tiêu là điều mà người Đầu bếp giỏi phải nắm chắc. Bởi đây là kỹ năng quan trọng giúp bạn kiểm soát chi tiêu, chi phí đầu ra đầu vào cho nhà hàng bạn làm việc. Quản lý tài chính hiệu quả giúp tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
6. Kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể
Mặc dù hầu hết thời gian chỉ làm việc trong phạm vi khu bếp nhưng người Đầu bếp vẫn luôn giao tiếp với tập thể có nhiều người, cho nên kỹ năng giao tiếp tốt hầu như được đòi hỏi như là yêu cầu bắt buộc. Chỉ quanh quẩn trong khu bếp, chăm chăm làm việc với xoong chảo mà không cần giao tiếp với ai là sẽ giỏi là suy nghĩ sai lầm. Kỹ năng giao tiếp cho phép bạn tiếp xúc với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng. Thêm vào đó, với đặc thù công việc, nghề Bếp cần sự khiêm tốn, không nên quá tự cao. Hòa đồng, nỗ lực học hỏi ở các đồng nghiệp và quản lý, bạn sẽ nhanh chóng tạo được uy tín cũng như dễ dàng phát triển công việc hơn.
Vi Thị Quỳnh
Yêu nghề có tâm huyết với nghề
Hà Phạm
Cần có sự sáng tạo,đam mê
Võ Chí Tân
Võ Giang Sơn
Lê Thu Hồng
Đinh Thu Huyền
BấT CẦn
Vi Nhung
Thúy Hà
Nấu ăn thường xuyên