Cách đặt tên đường ở Sài Gòn trước 1975

  1. Văn hóa

Có thể bạn chưa biết, cách đặt tên đường ở Sài Gòn trước 1975 thật sự là rất hay và có ý nghĩa. Một chiều dài văn minh 4000 năm lịch sử của nước Việt Nam sẽ hiện lên qua từng bước chân trên từng con đường bạn đi qua.

Này nhé! Từ Bến xe Miền Tây ta có Hồng Bàng, An Dương Vương, Triệu Đà (nay là Ngô Quyền), Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Chiêu Hoàng, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo và các tướng Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư,...

Sang các bến sông thì có đường Vạn Kiếp, Hàm Tử, bến cảng Bạch Đằng,...

Rồi thì khu vực trung tâm với Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Nguyễn Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức cùng với các tướng Võ Tánh, Lê Văn Duyệt...

Hay như sang phía bắc khu trung tâm (phía Quận 3) thì có Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu,...

Có thể nói đó đều là những con đường mang đậm dấu ấn lịch sử Việt! Chưa kể còn có nguyên cả một đại lộ mang tên Thống Nhất, hay con đường Công Lý nhỏ (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) một chiều chạy ngang Tòa án và cổng Dinh Độc Lập và hai con đường song song với đại lộ Thống Nhất (nay là Lê Duẩn) mang tên của hai danh nhân đã tạo ra chữ viết của Việt Nam là Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes.

Học Lịch sử Việt Nam ở đâu xa, bởi chúng ta có thể học ngay qua tên các con đường chính là vì như vậy! Nhất là khi thực tế cho thấy rất nhiều người ít hoặc chưa biết nhiều về lịch sử (trong đó có cả mình), thậm chí một cuộc khảo sát về kiến thức lịch sử, văn hóa của thanh niên TP.HCM gần đây còn cho thấy có đến hơn 70% không biết lai lịch đường phố họ đang sống, gần 40% không biết Hùng Vương là ai, 49% không biết Trần Quốc Toản, 65% không biết Trương Định... Giả sử mà trên các bảng tên đường có thêm tên các nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử kèm theo thông tin tóm tắt sơ lược về họ thì việc "dân ta phải biết Sử ta" có lẽ không còn là việc đáng ngại nữa.

Chứ như ngày nay, nhiều con đường được mở ra, và tên đường thì được đặt vô tội vạ, không theo một trật tự nào. Thậm chí Sài Gòn hiện có hơn 2.000 tuyến đường, trong đó hàng trăm tên đường viết tắt, đánh số khó hiểu, khó tìm, trong đó nhiều đường trùng tên, sai tên danh nhân...

Lạc qua khu này thì chỉ có... lạc trôi...

Bạn có ý kiến gì về việc này không?

Từ khóa: 

văn hóa sài gòn

,

tên đường

,

lịch sử việt nam

,

văn hóa

Đồng Tháp họ đã triển khai các dòng chú thích về các nhân vật lịch sử ở các tên đường , rất văn minh rồi nhé :)

Trả lời

Đồng Tháp họ đã triển khai các dòng chú thích về các nhân vật lịch sử ở các tên đường , rất văn minh rồi nhé :)