Cách đàm phán mức lương phù hợp khi mới đi làm?

  1. Hướng nghiệp

  2. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

deal lương

,

hướng nghiệp

,

kỹ năng mềm

hi everyone ít mi again. Mình nói nhanh cho nó vuông là quên chuyện đàm phán mức lương khi mới đi làm đi nhé vì với nhà tuyển dụng thì bạn còn non và xanh lắm nên chịu khó fail nhiều vào (như mình :)) có ý tưởng về mức thu nhập mong muốn và mức sàn người ta có thể trả cho bạn ở vị trí đó là ổn rồi,làm nhiều nơi cứng cáp hơn thì mới đàm phán được nhé. Vì mới đi làm thì tâm lý của hầu hết mọi người là đi xin việc,mà xin thì khó ưỡn ngực thẳng lưng mà đàm phán lắm, họ phán bạn nghe thôi đó là kinh nghiệm thực tế của mình, khác mấy sách dạy kĩ năng với các khóa học truyền cảm hứng nhiều lắm nhé *LOL

Trả lời

hi everyone ít mi again. Mình nói nhanh cho nó vuông là quên chuyện đàm phán mức lương khi mới đi làm đi nhé vì với nhà tuyển dụng thì bạn còn non và xanh lắm nên chịu khó fail nhiều vào (như mình :)) có ý tưởng về mức thu nhập mong muốn và mức sàn người ta có thể trả cho bạn ở vị trí đó là ổn rồi,làm nhiều nơi cứng cáp hơn thì mới đàm phán được nhé. Vì mới đi làm thì tâm lý của hầu hết mọi người là đi xin việc,mà xin thì khó ưỡn ngực thẳng lưng mà đàm phán lắm, họ phán bạn nghe thôi đó là kinh nghiệm thực tế của mình, khác mấy sách dạy kĩ năng với các khóa học truyền cảm hứng nhiều lắm nhé *LOL

Cách đàm phán hiệu quả nhất là trước tiên bạn hãy có năng lực ^^

Well, bằng cấp cũng quan trọng, nhất là bảng điểm với một số môn cần phải có điểm "phù hợp" công việc đang xin, 
2/ bạn đã có kinh nghiệm gì liên quan đến công việc đang xin, làm việc bao nhiêu năm rồi. Đó là những yếu tố tôi nghĩ quan trọng.
Nếu bạn mở lời nghĩa là bạn giỏi thật sự, ví dụ như một số Hacker, nghĩa là phải có thành tích hẳn hoi.  Mình nghĩ đều này nên để nhà tuyển dụng hỏi rồi mình đáp, bởi CV đã nộp rồi mà. Quan điểm cá nhân, không đòi hỏi quá cao khi nhà tuyển dụng chưa thấy thực lực của bạn, nếu trong quá trình làm việc bạn giỏi thật thì sẽ được một vị trí khác (nếu gặp cấp trên có tâm). Tôi Trả lời theo quan điểm cá nhân thôi bạn nhé.
Khi một nhân sự mới đi làm, nhà tuyển dụng rất khó để đánh giá được năng lực thực sự của bạn trong công việc. Sau khi đi làm nhiều năm, đã hình thành kỹ năng, chuyên môn, nghề nghiệp rõ ràng, việc đánh giá sẽ trở nên dễ hơn, có căn cứ hơn.
Do đó khi phỏng vấn và tuyển dụng các nhân sự chưa có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng buộc phải đánh giá được tiềm năng của bạn, dựa trên thành tích học tập, bằng cấp, khả năng tư duy, quan điểm sống ...
Từ phía ứng viên, người mới đi làm nên xác định mức lương tối thiểu mình cần để chi trả cho sinh hoạt, cố gắng tự định giá mình trên thị trường bằng cách tham khảo bạn bè. Thế nhưng quan trọng nhất vẫn là tìm được môi trường phù hợp, người sếp phù hợp để phát triển chuyên môn, văn hoá làm việc.