Cách chọn đồ chơi giúp con chơi vui - sáng tạo - thông minh

  1. Giáo dục

Trẻ nhỏ nào cũng thích đồ chơi! Đó là nhận định gần như chắc chắn. Nhưng liệu có nên chỉ chọn đồ chơi vì gi á hay đơn giản vì thấy thích? Và chọn đồ gì cho phù hợp với con lại giúp trẻ chơi mà học, hạn chế được thiết bị điện tử. Và cũng để bố mẹ biết cách khi chọn đồ chơi cho con bớt phải đau đầu đau ví nhé!

1. ĐỒ CHƠI CHO TRẺ TỪ 0-6 tháng:

Tầm tuổi này cần kích thích các giác quan cho trẻ: thị giác, thính giác, xúc giác… nên các món đồ chơi thường bằng các chất liệu đa dạng an toàn cho trẻ, có thêm âm thanh song cha mẹ nên lựa chọn âm thanh vừa phải, tránh các âm thanh điện tử. Bé có thể nhìn theo, với tay, đập chân, quay đầu, ngẩng đầu theo các món đồ chơi. Bé cũng muốn cắn gặm mọi thứ, “ăn cả thế giới” nên các cha mẹ có thể chọn: bóng múi (cho bé dễ cầm nắm); lục lạc, vòng lớn, các đồ chơi mềm như búp bê, quả bóng vải, sách vải ( cũng được coi là một loại đồ chơi).

https://cdn.noron.vn/2022/02/14/716980947671303-1644813196_1024.jpg

Trẻ từ sơ sinh đã chơi cùng các cuốn sách vải

2. ĐỒ CHƠI CHO TRẺ TỪ 7-12 THÁNG:

Giai đoạn này bé bắt đầu học mọi thứ xung quanh, ngồi và tập đi. Vậy nên khuyến khích lựa chọn các đồ chơi có thể hỗ trợ cho bé

Về vận động, cha mẹ có thể chọn những đồ chơi cần sử dụng chân tay để đẩy và kéo, những con vật bằng gỗ có dây kéo; thanh mềm để trẻ bò qua…

Các món đồ chơi như với trẻ 6 tháng vẫn rất thu hút bé, song bé bắt đầu bị thu hút bởi các trò chơi như: búp bê; thú bông,

Trẻ tập đi cha mẹ nên chọn xe đẩy có thùng cho bé, vừa đựng được đồ chơi điều chỉnh độ nặng nhẹ vừa hỗ trợ bé tập đi. Không sử dụng loại xe tròn tập đi.

Ở tuổi này các bé có thể hiểu một số tên riêng của đồ vật vì thế khuyến khích các đồ chơi có thể tháo ra lắp vào chỉ 2 miếng đơn giản. Những đồ chơi trong các trò chơi cầm- thả- lấy ra: bát nhựa, hạt lớn, bóng. Các khối hộp thả hình, thả bóng lăn…

Sự nghiệp ăn dặm bắt đầu và vẫn là “ăn cả thế giới”, nên các đồ chơi ưu tiên cho đội gặm nhấm này vẫn còn dài;)) Vẫn là các đồ chơi cho gặm mái thoải nhé ạk, chúng mình giữ vệ sinh là được!

3. ĐỒ CHƠI CHO TRẺ 1 -3 TUỔI

Khi em bé đã được 1 tuổi thì mong muốn khám phá tất cả mọi thứ, mọi ngóc ngách trong nhà!. Và đồ chơi chính là một thế giới đầy vui thích và tò mò. Trẻ thậm chí còn tìm các cách được bật tắt các công tắc điện, các lỗ ổ điện, đóng mở và kéo đẩy mọi thứ. Ở tuổi này, trẻ mới biết đi và đang học ngôn ngữ.

Tầm khoảng 2 tuổi, trẻ muốn thử cảm giác nguy hiểm và muốn tự mình trải nghiệm như nhảy từ trên cao xuống, leo trèo, lăn lộn… Trẻ bắt đầu kiểm soát tốt hơn bàn tay và ngón tay của mình, thích làm mọi việc với những đồ vật nhỏ nhưng vẫn còn vụng về.

Nên các món đồ chơi liên quan đến kỹ năng rất thích hợp với bé: bảng bận rộn busyboard, các hộp kỹ năng đóng mở, xe đẩy gỗ có thùng đằng trước; 1 chiếc ví trong có nhiều thứ khiến trẻ lẩn mẩn; các con vật kéo đẩy được

Các đồ chơi giúp cho nhận thức và ngôn ngữ của trẻ: các loại trái cây, củ quả; con vật, các con rối tay,

Các trò chơi giúp trẻ được chơi cảm giác: giấy khối/bút màu sáp to; bảng vẽ; đất nặng, cát, hạt muồng, bút vẽ…

Đồ chơi có thể tách, tháo, lắp như: tấm bìa, khối gỗ. (lưu ý chỉ tối đa 7-10 miếng)

Những đồ chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh (các khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay): nhặt hạt, thay đổi nắp, núm, quay số; rót nước từ bình sang bình, bốc hạt từ bát vào các chai lọ, các trò chơi thả hình vào lỗ tương ứng…

Trẻ có thể sắp xếp theo hình dạng, kích thước, màu sắc; xếp cọc, thả hình;

Ở đồ chơi sạch Cánh Diều các bố mẹ có thể chọn các đồ chơi thoải mái cho con tầm này nhé, không quá nhiều, chỉ cần đủ và phù hợp

4. ĐỒ CHƠI CHO TRẺ 3 -5 tuổi

Độ tuổi này trẻ bắt đầu biết chơi tưởng tượng và chơi giả vờ. Các trò chơi xây dựng (xây dựng về kiến trúc, không gian; xây dựng về các mối quan hệ; xây dựng cốt truyện trước sau…)

https://cdn.noron.vn/2022/02/14/19552879611537081-1644813775_1024.jpg

Trẻ vẫn vận động luôn tay luôn chân. Nên các đồ chơi giúp trẻ rèn thể chất: bóng đá và bóng ném, đường hầm, đường leo núi thấp với vật đỡ mềm bên dưới, bộ dụng cụ búa, tô vít đồ chơi.

Những bộ đồ chơi nghề nghiệp và đóng vai như: cứu hoả, công an, bác sĩ, thợ sửa chữa, đầu bếp; nấu ăn… quần áo, búp bê có phụ kiện, con rối và đồ chơi cát và nước.

Các trò chơi kỹ năng: Bảng bận rộn với các chi tiết đóng mở khoá; xâu hạt, xỏ dây, sách vải kỹ năng tương tác

Các trò chơi xây dựng giúp trẻ kiên nhẫn và tập trung: các khối block gỗ, các bộ lắp ghép lên đến 40 chi tiết. Nên chọn các bộ đồ chơi đơn giản, các khối gỗ cơ bản để trẻ thoả sức sáng taọ.

Các món đồ chơi cho tuổi này dưạ theo độ tuổi Cánh Diều cũng có rất nhiều, chỉ cần các bạn báo tuổi là có luôn!

Những thứ giúp trẻ sáng tạo như bút chì, bút đánh dấu, bút vẽ giấy màu, kéo có kích thước nhỏ với đầu cùn, bảng phấn, các nhạc cụ cầm tay (thanh la), trống…

Trẻ chưa quá hiểu những trò chơi có luật phức tạp.

https://cdn.noron.vn/2022/02/14/19552879611537062-1644813510_1024.jpg

Những chiếc bảng bận rộn với nhiều kỹ năng khiến trẻ trở nên bận rộn!

4- ĐỒ CHƠI CHO TRẺ TIỀN TIỂU HỌC

Với trẻ giai đoạn tiền tiểu học, các món đồ chơi thích hợp sẽ giúp trẻ sau này cầm không ngại cầm bút sau này, tăng sự tập trung và kiên nhẫn

Các đồ chơi giúp trẻ tập viết: khay cát + 1 cái que; các cuốn sách tư duy

Các đồ chơi giúp trẻ phát triển tư duy: các bộ luyện nét vẽ, xếp hình

Các đồ chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh: trẻ tự vẽ tranh tô màu,

Các đồ chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, đóng vai, xây dựng: các khối block gỗ;

Con có thể chơi với các đồ chơi cần lắp ghép từ 12 đến 20 mảnh trở lên, có trẻ lên đến 100 chi tiết; các vật thể có thể sắp xếp theo chiều dài, chiều rộng, chiều cao, màu sắc, số lượng và tính năng.

Nên tận dụng những vật xung quanh làm đồ chơi như chai nhựa, mũ, bát nhựa, nắp chai, chìa khóa, vỏ sò…

Các đồ chơi để chơi trò chơi giả vờ nhưng có cấu trúc phức tạp: Đồ chơi vận chuyển, bộ xây dựng, đồ nội thất trẻ em, quần áo búp bê, búp bê và phụ kiện, con rối, cát và nước.

Những đồ giúp trẻ sáng tạo như: bút chì, bút màu, bút vẽ, giấy, kéo cỡ mẫu giáo, bảng phấn, đất sét và mô hình, bột nhão, vải vụn. Đồ chơi sạch Cánh Diều có rất nhiều bộ đồ chơi kỹ năng cho trẻ tuổi này như: Vững tin Việt Nam, cô bé Quàng khăn đỏ, Smartball, xếp hình bản đồ Việt Nam…

Các dụng cụ tạo ra nhịp điệu như kèn, trống…

Những đồ chơi để có thể phát triển thể chất: bóng lớn và bóng nhỏ để đá, ném, bắt; xe ba bánh, đường hầm, đường leo núi cao hơn với vật đỡ mềm bên dưới, xe cút kít, gậy nhựa, búa, đinh, cưa đồ chơi…

https://cdn.noron.vn/2022/02/14/19552879611537068-1644813575_1024.jpg

Những bộ xếp hình không chỉ giúp trẻ lắp ghép mà còn có thêm nhiều kiến thức bổ ích! k

ĐỒ CHƠI CHO TRẺ TIỂU HỌC

Giai đoạn này trẻ bắt đầu biết chơi có luật nên các trò chơi dạng boardgame rất thích hợp với trẻ

Các loại cờ sẽ khiến trẻ thích thú: cờ vua, cờ cá ngựa, cờ tỷ phú; các loại boardgame

Các trò chơi vận động khó: kendama, đu xà đơn; nhảy dây

Có thể cho trẻ làm quen với một số chương trình dành cho trẻ em trên máy tính.

Các trò chơi xây dựng, đóng vai trẻ vẫn rất thích: nấu ăn, cứu hoả, bác sĩ, công an, …

https://cdn.noron.vn/2022/02/14/716980947671322-1644813636_1024.jpg

Trẻ biết chơi có luật, các trò chơi dân gian và lại có những người lớn chơi được cùng khiến trẻ sẽ rất thích thú!

Các đồ chơi cần độ tỉ mỉ, độ khó và tính kiên nhẫn mang tính “thử thách” cao như: lắp ghép hình bản đồ các nước, domino, ghép hình nhiều chi tiết, đính hạt, tự làm vòng tay, thêu, đan len… Bộ lắp ghép bản đồ Việt Nam được các bạn vô cùng yêu thích!

Đối với trẻ tầm từ 3 tuổi trở đi, khi trải qua giai đoạn được sở hữu con mới bắt đầu biết khái niệm chia sẻ đồ chơi với bạn,

Và dù con ở bất cứ lứa tuổi nào, bố mẹ hãy tuyệt đối KHÔNG chấp nhận con cầm đồ chơi của bạn khác về nhà nếu chưa hỏi mượn hoặc được bạn tặng.

Vào các kỳ, mỗi gia đình bên cạnh đào,những phút giây quây quần ăn uống nên có những bộ đồ chơi mà cả gia đình có thể cùng nhau ngồi chơi thay vì ti vi và điện thoại như: tam cúc, tú lơ khơ, các loại cờ: cờ tỷ phú, cờ vua, cờ cá ngựa, ô ăn quan, các bộ xếp hình… Sự kết nối tình thân đến từ những điều giản dị, thực sự rất nên làm, nhất là trong những ngày các con còn thơ

Những món đồ chơi cả nhà cùng chơi cùng cừoi ấy không chỉ giúp các thành viên gắn kết, nó còn tạo nên những ký ức đẹp trong tuổi thơ các con. Để sau này mỗi khi lớn lên, nhớ về gia đình tuổi thơ là những tiếng cười vang giòn, những ấm áp quây quần bên nhau chơi 1 trò chơi - khởi đầu cho 1 năm mới hạnh phúc an lành!

Trần Thị Kim Hoa-

Sáng lập Cánh Diều – đồ chơi sạch Made in Viêt Nam

Từ khóa: 

chơi cùng con

,

kỹ năng

,

giáo dục

,

giáo dục

Nhìn cái đồ chơi bảng bận rộn có khi đến người lớn còn thích nghịch nữa là trẻ con

Trả lời

Nhìn cái đồ chơi bảng bận rộn có khi đến người lớn còn thích nghịch nữa là trẻ con

Ý tưởng trò chơi ô ăn quan hay quá ạ. Cơ mà em nghĩ có cách nào linh động cho phép chơi 3-4 người thì thích hơn ạ.