Cách các tổn thương chưa được chữa lành lưu lại trong cơ thể ta

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

Tác giả: BioBeats| 21 tháng 1 2020| 4 phút đọc

Khi mọi thứ đều ổn, não bộ của chúng ta là siêu máy tính đỉnh nhất thế giới. Một mạng lưới phức tạp gồm hơn 100 tỷ tế bào thần kinh, không chỉ xuất sắc trong việc xử lý và sắp xếp thông tin - mà nó còn siêu, siêu nhanh. Mỗi giây, có đâu đó từ 18 tới 640 nghìn tỷ xung điện đang chạy qua não của bạn. Ma trận này cẩn thận mã hóa và lưu trữ ký ức cũng như các trải nghiệm, tạo nên một phiên bản là bạn độc nhất vô nhị.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi một cú sốc làm gián đoạn hệ thống này? Và tại sao cú sốc hay tổn thương này có thể tồn tại trong cơ thể và tâm trí, đồng thời tác động lên sức khỏe của chúng ta trong nhiều năm sau nữa?

Sự thật rằng, tổn thương không chỉ nằm “trong đầu” bạn. Nó còn để lại dấu vết vật lý trên cơ thể, gây khó khăn cho quá trình lưu trữ ký ức và thay đổi bộ não của bạn.

Những tổn thương không được điều trị trong quá khứ có thể gây ra tác động to lớn đến sức khỏe của bạn trong tương lai. Theo nghiên cứu của trường Y Harvard, các phản ứng cảm xúc hoặc vật lý mà tổn thương gây ra có thể khiến bạn dễ dàng mắc các bệnh nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ, béo phì và ung thư.

Thêm vào đó, nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe cả thể chất và tinh thần cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận số lượng các sự kiện tổn thương bạn từng trải qua. Nhà khoa học nghiên cứu của Harvard, Andrea Roberts, cho biết: “Ví dụ, nguy cơ gặp phải các vấn đề về thể chất lẫn tinh thần của bạn sẽ cao hơn nhiều nếu bạn đã có từ 3 trải nghiệm tiêu cực trở lên, đây được gọi là những bất hạnh từ thuở nhỏ (adverse childhood experiences - ACEs)”.

Nhìn từ bên ngoài, một người đã trải qua nhiều tổn thương trông có vẻ hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh, nhưng tổn thương có thể mưng mủ như một vết thương vô hình, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể cho tới khi chúng phát ra, biểu hiện dưới dạng một bệnh tật.

Vậy điều gì sẽ thay đổi khi chúng ta gặp phải tổn thương? Và chúng được lưu trữ ở đâu trên cơ thể?

HÃY XEM XÉT ĐIỀU GÌ DIỄN RA KHI SIÊU MÁY TÍNH CỦA CHÚNG TA GẶP PHẢI MỘT CÚ SỐC

Tổn thương có thể khiến hệ thống xử lý trí nhớ của chúng ta gặp trục trặc: Hệ thống trí nhớ dài hạn và ngắn hạn bị hỏng, vì thế các ký ức tổn thương không được ghi lại và lưu trữ đúng cách.

Thay vào đó, siêu máy tính của chúng ta chuyển sang một phương pháp đơn giản hơn để ghi lại các tín hiệu và mã hóa các ký ức tổn thương như những bức tranh hoặc cảm giác của cơ thể. Đây được gọi là phân ly: Ký ức bị chia thành nhiều mảnh. Những ký ức này vẫn hằn sâu trong tâm trí như những mảnh đạn, cản trở quá trình phục hồi tự nhiên của não. Các mảnh vỡ hiểm độc này có thể biểu hiện thành các triệu chứng thường liên quan tới căng thẳng sau chấn thương và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nặng về thể chất.

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) có thể làm thay đổi bộ não một cách rõ ràng. Sau vụ đánh bom liều chết ở Manchester vào năm 2017 khiến 22 người thiệt mạng tại buổi hòa nhạc của Ariana Grande, cô đã công bố hình ảnh scan não cho thấy các tác động tổn thương lên não của mình.

Khi nói về quá trình chiến đấu của mình chống lại PTSD, cô nói: “Tôi cảm thấy như thậm chí tôi không nên nói về trải nghiệm của chính mình - giống như tôi không nên nói bất cứ điều gì cả. Tôi không nghĩ mình sẽ biết cách làm thế nào để nói về chúng mà không bật khóc. Thật khó để nói ra vì quá nhiều người đã chịu đựng sự mất mát to lớn và nặng nề như vậy. Nhưng, vâng, đó là điều thực sự đã diễn ra”.

Ba phần của não bộ chịu trách nhiệm cho xử lý căng thẳng có thể thay đổi khi con người bị PTSD:

1. Hồi hải mã co lại - đây là trung tâm xử lý cảm xúc và ký ức

2. Chức năng của hạch hạnh nhân tăng thêm - đóng vai trò thiết yếu trong việc sáng tạo và suy ngẫm

3. Chức năng thùy trước trán và vỏ đại não suy giảm - trung tâm dành cho các chức năng phức tạp hơn như lập kế hoạch, phát triển bản thân

Giống như virus trong hệ thống mã hóa của chúng ta, các ký ức về tổn thương chưa được xử lý có thể trở thành điểm dính khiến quá trình vật lý và tinh thần của ta gặp trục trặc. Bằng chứng ban đầu về ngăn nhớ (cellular memory) cho thấy rằng, không chỉ não bộ chúng ta, mà cả các tế bào của cơ thể cũng có thể lưu giữ dấu vết của những sự kiện đau buồn trong quá khứ.

Vì vậy, ta có thể làm gì với những thứ “có thật” này?

Tin tốt cho bạn là các tổn thương trong quá khứ không ảnh hưởng đến bạn suốt đời. Nó có thể điều trị và luôn được sẵn sàng giúp đỡ.

Các nhà trị liệu có thể giúp mở khóa hoặc xử lý các ký ức tổn thương, giải phóng chúng khỏi việc bị mắc kẹt trong hệ thống của bạn. Khi ký ức tổn thương được tái hòa nhập vào tâm trí, não bộ có thể bắt đầu hồi phục.

Thiền và hoạt động thể chất như Yoga, cũng mang lại kết quả khả quan trong việc giải phóng và giúp thực hiện quá trình chữa lành.

Một nghiên cứu của Trung tâm Chấn thương về điều trị PTSD cho thấy: “Yoga hiệu quả hơn nhiều hơn bất kỳ loại thuốc nào mà loài người đã điều chế cho tới nay. Điều ấy không có nghĩa Yoga chữa khỏi bệnh, nhưng yoga đã tạo ra những khác biệt đáng kể khi thực hiện đúng hướng.”

Giải phóng các tổn thương trong tâm trí và cơ thể có thể tạo ra những kết quả vô cùng phi thường. Tiến sĩ Kelly Turner, người đã nghiên cứu sâu rộng về các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, những người đã đánh bại căn bệnh của họ vượt mức so với mọi kỳ vọng. Bà phát hiện ra rằng những người trong tình trạng thuyên giảm tự phát thường coi việc giải tỏa căng thẳng về cảm xúc hay tổn thương là chìa khóa quan trọng trong việc chữa lành bệnh cảu mình. “Bạn không cần phải cảm thấy bế tắc, sẽ có những cơ hội tốt để bạn vượt qua chúng”.

Cơ thể của ta có thể sẽ “vạn năm bất biến”, nhưng khả đáng kinh ngạc của nó về chữa lành khiến nó trở thành khuôn thú vị nhất chỉ đứng sau tình trạng con người. Giống như Helen Keller nói, “Mặc dù thế giới đầy sự khổ đau, nhưng nó cũng có đủ cách để con người vượt qua chúng”. (“Although the world is full of suffering, it is also full of the overcoming of it.”).

___________

Người dịch: Nguyễn Ngọc Mẫn

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống