Cách ăn chay khoa học nhất?

  1. Sức khoẻ

Vừa rồi có vụ ngộ độc patê Minh Chay sợ quá, vì bản thân nhà mình cũng hay ăn chay vào các ngày rằm, ngày lẻ và mùng 1 trong tháng. Những lúc ở nhà có thể tự chế biến các món chay với rau củ quả, nấm thì không sao. Nhưng đôi khi có việc phải đi đâu xa lại rơi đúng vào ngày ăn chay thì sử dụng thực phẩm chay đóng hộp là tiện hơn cả. Cơ mà sau vụ vừa rồi chắc không dám mua đồ chay đóng hộp luôn quá, mọi người có tips gì để ăn chay an toàn mà khoa học không ạ?

Từ khóa: 

sức khoẻ

Một thực đơn ăn chay khoa học và đủ chất phải đảm bảo việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng phải có sự kết hợp hài hòa và hợp lý giữa các món ăn. Hơn thế, bạn còn cần phải kết hợp với việc ngủ, nghỉ và tập thể dục chạy bộ đều đặn.

1. Thực phẩm chay cần cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể

  • Sắt

    được tìm thấy trong các loại thực phẩm chay như đậu phụ, đậu lăng, rau chân vịt, đậu nành, cải bắp, cải xoăn…đều là những thực phẩm rất giàu sắt. Bạn có thể chế biến các loại thực phẩm này thành những món ăn chay đậm đà và ngon tuyệt, đặc biệt hơn là chúng có chứa đủ sắt mà cơ thể cần thiết.
  • Đạm-protein

    cũng có rất nhiều trong các loại đậu. Chẳng hạn như: đậu cu ve, đậu phụ, đậu lành… Ngoài ra, hạt chia, tảo xoắn, gạo nứt, hạnh nhân, óc chó, các loại hạt…cũng là những thực phẩm chứa rất nhiều chất đạm.
  • Canxi là một loại thực phẩm vô cùng cần thiết cho cơ thể. Cho dù là ăn chay trường hay ăn mặn, bạn đều phải chú ý cung cấp đủ canxi cho cơ thể, đặc biệt là đối với người già. Sữa và các loại phế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp dồi dào Canxi cho con người. Trong thực đơn ăn chay khoa học, bạn có thể bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm như: rau chân vịt, cải xanh, cải xoăn, vừng, súp lơ, hạnh nhân, cà rốt, sữa gạo…

  • Thực đơn chay sao cho đủ các chất vitamin, b

    ạn cần phải cung cấp cho cơ thể mình những loại vitamin thiết yếu như vitamin D, vitamin B12 như nấm sò, các loại đậu nành, men nở làm bánh, tảo biển, rong biển,...
  • Cung cấp các chất béo cần thiết như Axit béo Omega 3 là những chất giúp mắt và bộ não phát triển cũng như đảm bảo cho tim phát triển khỏe mạnh. Để cung cấp đủ các loại axit béo, bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm chay như: dầu dừa, quả bơ, bột ca cao, các loại dâu, bắp cải,...

Ngoài những các chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung, thì bạn cũng cần phân bổ các bữa ăn sao cho hợp lí để bạn có đầy đủ năng lượng, cũng như là sự tỉnh táo để làm việc trong một ngày:

– Bữa sáng:

Bữa sáng là một bữa khá quan trọng. Chúng cung cấp năng lượng làm việc cho cả một ngày dài. Trong thực đơn ăn chay, bạn có thể có rất nhiều lựa chọn cho bữa sáng. Chẳng hạn như: mì bò viên chay, bún xào, bún riêu chay, bánh bao chay, bánh mì bơ đậu phộng… Đây đều là những món ăn tốt, dồi dào năng lượng cho bạn.

– Giữa buổi sáng:

Đây là một bữa phụ mà bạn có thể bổ sung nếu thấy đói hoặc có nhu cầu cung cấp thêm năng lượng và chất dinh dưỡng. Sữa chua, bánh ram ít chay, dâu tây trộn sữa chua, một hũ sữa chua, trái cây.. là những món bạn có thể lựa chọn cho bữa phụ.

– Bữa trưa:

Bạn có thể tự chế biến các món chay trong thực đơn chay buổi trưa bằng các nguyên liệu chay có sẵn theo sở thích của mình. Bữa trưa cũng là một trong những bữa chính trong ngày, nên bạn cần phải đặc biệt chú ý.

– Giữa chiều:

Ăn chay không chỉ là ăn những bữa chính. Bạn nên bổ sung những bữa phụ để đảm bảo được rằng cơ thể của mình luôn đầy đủ năng lượng và không cảm thấy đói hay mệt mỏi. Một số món bạn có thể lựa chọn để ăn vào giữa buổi chiều như: trái cây, khoai lang, sữa chua.. hoặc 1 ly sữa đậu nành không đường.

– Bữa tối:

Đây là bữa cuối cùng trong ngày nên bạn không cần phải cung cấp quá nhiều năng lượng cho cơ thể. Thay vào đó là những món ăn có thể nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể ăn cơm cùng với các món như: khổ qua hầm, canh cải thảo, canh bí xanh, nấm kho, mít non kho, rau ngót nấm rơm…

Chúc bạn thực hiện hành trình ăn chay của bạn thành công qua những chia sẻ nho nhỏ trên của mình! Việc trang bị kiến thức, mày mò tìm hiểu sẽ luôn là cần thiết để giúp bạn tránh được các luồng ý kiến trái chiều, cũng như là những sản phầm không tốt về ăn chay.

Tài liệu tham khảo thêm:

Trả lời

Một thực đơn ăn chay khoa học và đủ chất phải đảm bảo việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng phải có sự kết hợp hài hòa và hợp lý giữa các món ăn. Hơn thế, bạn còn cần phải kết hợp với việc ngủ, nghỉ và tập thể dục chạy bộ đều đặn.

1. Thực phẩm chay cần cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể

  • Sắt

    được tìm thấy trong các loại thực phẩm chay như đậu phụ, đậu lăng, rau chân vịt, đậu nành, cải bắp, cải xoăn…đều là những thực phẩm rất giàu sắt. Bạn có thể chế biến các loại thực phẩm này thành những món ăn chay đậm đà và ngon tuyệt, đặc biệt hơn là chúng có chứa đủ sắt mà cơ thể cần thiết.
  • Đạm-protein

    cũng có rất nhiều trong các loại đậu. Chẳng hạn như: đậu cu ve, đậu phụ, đậu lành… Ngoài ra, hạt chia, tảo xoắn, gạo nứt, hạnh nhân, óc chó, các loại hạt…cũng là những thực phẩm chứa rất nhiều chất đạm.
  • Canxi là một loại thực phẩm vô cùng cần thiết cho cơ thể. Cho dù là ăn chay trường hay ăn mặn, bạn đều phải chú ý cung cấp đủ canxi cho cơ thể, đặc biệt là đối với người già. Sữa và các loại phế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp dồi dào Canxi cho con người. Trong thực đơn ăn chay khoa học, bạn có thể bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm như: rau chân vịt, cải xanh, cải xoăn, vừng, súp lơ, hạnh nhân, cà rốt, sữa gạo…

  • Thực đơn chay sao cho đủ các chất vitamin, b

    ạn cần phải cung cấp cho cơ thể mình những loại vitamin thiết yếu như vitamin D, vitamin B12 như nấm sò, các loại đậu nành, men nở làm bánh, tảo biển, rong biển,...
  • Cung cấp các chất béo cần thiết như Axit béo Omega 3 là những chất giúp mắt và bộ não phát triển cũng như đảm bảo cho tim phát triển khỏe mạnh. Để cung cấp đủ các loại axit béo, bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm chay như: dầu dừa, quả bơ, bột ca cao, các loại dâu, bắp cải,...

Ngoài những các chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung, thì bạn cũng cần phân bổ các bữa ăn sao cho hợp lí để bạn có đầy đủ năng lượng, cũng như là sự tỉnh táo để làm việc trong một ngày:

– Bữa sáng:

Bữa sáng là một bữa khá quan trọng. Chúng cung cấp năng lượng làm việc cho cả một ngày dài. Trong thực đơn ăn chay, bạn có thể có rất nhiều lựa chọn cho bữa sáng. Chẳng hạn như: mì bò viên chay, bún xào, bún riêu chay, bánh bao chay, bánh mì bơ đậu phộng… Đây đều là những món ăn tốt, dồi dào năng lượng cho bạn.

– Giữa buổi sáng:

Đây là một bữa phụ mà bạn có thể bổ sung nếu thấy đói hoặc có nhu cầu cung cấp thêm năng lượng và chất dinh dưỡng. Sữa chua, bánh ram ít chay, dâu tây trộn sữa chua, một hũ sữa chua, trái cây.. là những món bạn có thể lựa chọn cho bữa phụ.

– Bữa trưa:

Bạn có thể tự chế biến các món chay trong thực đơn chay buổi trưa bằng các nguyên liệu chay có sẵn theo sở thích của mình. Bữa trưa cũng là một trong những bữa chính trong ngày, nên bạn cần phải đặc biệt chú ý.

– Giữa chiều:

Ăn chay không chỉ là ăn những bữa chính. Bạn nên bổ sung những bữa phụ để đảm bảo được rằng cơ thể của mình luôn đầy đủ năng lượng và không cảm thấy đói hay mệt mỏi. Một số món bạn có thể lựa chọn để ăn vào giữa buổi chiều như: trái cây, khoai lang, sữa chua.. hoặc 1 ly sữa đậu nành không đường.

– Bữa tối:

Đây là bữa cuối cùng trong ngày nên bạn không cần phải cung cấp quá nhiều năng lượng cho cơ thể. Thay vào đó là những món ăn có thể nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể ăn cơm cùng với các món như: khổ qua hầm, canh cải thảo, canh bí xanh, nấm kho, mít non kho, rau ngót nấm rơm…

Chúc bạn thực hiện hành trình ăn chay của bạn thành công qua những chia sẻ nho nhỏ trên của mình! Việc trang bị kiến thức, mày mò tìm hiểu sẽ luôn là cần thiết để giúp bạn tránh được các luồng ý kiến trái chiều, cũng như là những sản phầm không tốt về ăn chay.

Tài liệu tham khảo thêm: