Các yếu tố của thị trường truyền thông Việt Nam?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

* Nhà sản xuất: Trong thị trường báo chí truyền thông Việt Nam, nhà sản xuất chủ yếu là các cơ quan báo chí (sản xuất các sản phẩm báo chí) và các doanh nghiệp truyền thông (liên danh, liên kết với các cơ quan báo chí sản xuất các sản phẩm báo chí, sản xuất phim truyền hình, sách, các sản phẩm công nghệ truyền thông, ý tưởng và format truyền hình, kinh doanh thương mại điện tử, quảng cáo, các dịch vụ giá trị gia tăng....). Các nhà sản xuất truyền thông khác biệt nhau bởi quy trình sản xuất hàng hoá/ dịch vụ, phương thức sản xuất, kinh doanh, hình thức sở hữu và quy mô sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh. * Hàng hoá/ dịch vụ báo chí truyền thông: Sản phẩm bán ra trong thị trường truyền thông bao gồm hàng hoá (sản phẩm báo chí, truyền thông được đóng gói hoàn chỉnh, chẳng hạn như một kênh truyền hình với từng chương trình phát sóng mỗi ngày theo khung thời gian cụ thể) và các dịch vụ kinh doanh đi kèm sản phẩm đó hoặc liên quan đến nó (chẳng hạn chương trình thời sự 19.00h của VTV với lượng rating lớn nhất trong các chương trình truyền hình ở Việt Nam khiến tăng giá thành dịch vụ quảng cáo trước và sau chương trình này). * Khách hàng – Công chúng truyền thông (audience): là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ truyền thông. Công chúng Việt Nam có sự khác biệt trong nhu cầu và khả năng tiếp cận, mua sản phẩm, sử dụng các dịch vụ truyền thông. Thị trường truyền thông của quốc gia này với quốc gia kia, địa phương này với địa phương khác có sự khác biệt trong phân khúc công chúng, cả chiều nhân khẩu học, địa lý, tâm lý... Điều này có ý nghĩa lớn trong mối quan hệ cung cầu của thị trường báo chí truyền thông.
Trả lời
* Nhà sản xuất: Trong thị trường báo chí truyền thông Việt Nam, nhà sản xuất chủ yếu là các cơ quan báo chí (sản xuất các sản phẩm báo chí) và các doanh nghiệp truyền thông (liên danh, liên kết với các cơ quan báo chí sản xuất các sản phẩm báo chí, sản xuất phim truyền hình, sách, các sản phẩm công nghệ truyền thông, ý tưởng và format truyền hình, kinh doanh thương mại điện tử, quảng cáo, các dịch vụ giá trị gia tăng....). Các nhà sản xuất truyền thông khác biệt nhau bởi quy trình sản xuất hàng hoá/ dịch vụ, phương thức sản xuất, kinh doanh, hình thức sở hữu và quy mô sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh. * Hàng hoá/ dịch vụ báo chí truyền thông: Sản phẩm bán ra trong thị trường truyền thông bao gồm hàng hoá (sản phẩm báo chí, truyền thông được đóng gói hoàn chỉnh, chẳng hạn như một kênh truyền hình với từng chương trình phát sóng mỗi ngày theo khung thời gian cụ thể) và các dịch vụ kinh doanh đi kèm sản phẩm đó hoặc liên quan đến nó (chẳng hạn chương trình thời sự 19.00h của VTV với lượng rating lớn nhất trong các chương trình truyền hình ở Việt Nam khiến tăng giá thành dịch vụ quảng cáo trước và sau chương trình này). * Khách hàng – Công chúng truyền thông (audience): là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ truyền thông. Công chúng Việt Nam có sự khác biệt trong nhu cầu và khả năng tiếp cận, mua sản phẩm, sử dụng các dịch vụ truyền thông. Thị trường truyền thông của quốc gia này với quốc gia kia, địa phương này với địa phương khác có sự khác biệt trong phân khúc công chúng, cả chiều nhân khẩu học, địa lý, tâm lý... Điều này có ý nghĩa lớn trong mối quan hệ cung cầu của thị trường báo chí truyền thông.