Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện hóa tạo tác?
kiến thức chung
Các yếu tố tác động đến quá trình điều kiện hóa tạo tác bao gồm: Sự trì hoãn và mức độ củng cố.
Sự trì hoãn: Khoảng thời gian trì hoãn giữa thời điểm thực hiện hành vi tạo tác và thời điểm nhận được củng cố càng ngắn thì điều kiện hóa tạo tác diễn ra càng dễ dàng.
Ví dụ : Một người vẫn sẽ hút thuốc dù biết nó có hại cho sức khỏe vì lợi ích của việc bỏ thuốc thường không xuất hiện ngay khi người đó bỏ thuốc, thay vào đó tác nhân củng cố cho hành vi hút thuốc lại là cảm giác thư giãn xuất hiện ngay lập tức khi hút thuốc.
Mức độ củng cố: Điều kiện hóa tạo tác tạo ra những phản ứng mạnh mẽ hơn khi tác nhân củng cố có cường độ lớn hơn
Ví dụ : Một cú sốc điện mạnh sẽ tạo ra phản ứng trốn chạy hay né tránh nhanh hơn là một cú sốc điện yếu
Lịch củng cố
Lịch củng cố là cách thức, cơ chế xuất hiện tác nhân củng cố của hành vi tạo tác.
Có hai loại lịch củng cố là lịch củng cố liên tục và lịch củng cố ngắt quãng
Lịch củng cố liên tục là cơ chế trong đó một phản ứng nhất định sẽ luôn luôn nhận được một tác nhân củng cố mỗi khi nó được thực hiện.
Lịch củng cố ngắt quãng là cơ chế trong đó một phản ứng nhất định chỉ thỉnh thoảng nhận được một tác nhân củng cố khi nó được thực hiện.
Lịch củng cố ngắt quãng có 4 loại: Lịch củng cố với tỷ lệ cố định, lịch củng cố với tỷ lệ thay đổi, lịch củng cố với khoảng thời gian cố định và lịch củng cố với khoảng thời gian thay đổi
Lịch củng cố với tỷ lệ cố định là lịch củng cố trong đó tác nhân củng cố chỉ xuất hiện sau một số lượng cố định các phản ứng.
Ví dụ : Con chuột trong Chiếc hộp Skinner chỉ nhận được thức ăn sau 10 lần bấm nút
Lịch củng có với tỷ lệ thay đổi là lịch củng cố trong đó tác nhân củng cố xuất hiện sau một số lượng không cố định các phản ứng.
Ví dụ : Con chuột trong Chiếc hộp Skinner có lúc nhận được thức ăn sau 5 lần bấm nút, có khi nhận được thức ăn sau 10 lần bấm nút
Lịch củng cố với khoảng thời gian không đổi là lịch củng cố trong đó tác nhân củng cố xuất hiện khi phản ứng đầu tiên được thực hiện sau một khoảng thời gian cố định kể từ lần nhận được tác nhân củng cố trước mà không phụ thuộc vào số lượng phản ứng xảy ra trong khoảng thời gian đó.
Ví dụ: Sau 60 giây kể từ lần nhận được thức ăn trước, nếu con chuột bấm nút thì sẽ nhận được thức ăn. Nhưng nếu trong khoảng thời gian 60 giây đó, con chuột bấm nút sẽ không nhận được thức ăn.
Lịch củng cố với khoảng thời gian không đổi là lịch củng cố trong đó tác nhân củng cố xuất hiện khi phản ứng đầu tiên được thực hiện sau một khoảng thời gian bất kỳ kể từ lần nhận được tác nhân củng cố trước mà không phụ thuộc vào số lượng phản ứng xảy ra trong khoảng thời gian đó.
Ví dụ: Có khi phải sau 60 giây kể từ lần nhận được thức ăn trước con chuột mới nhận được thức ăn khi bấm nút và cũng có khi phải sau 100 giây.
Lịch củng cố khác nhau tạo ra những mô thức phản ứng khác nhau:
(1) Lịch củng cố theo tỷ lệ khiến cho tần suất phản ứng cao hơn vì sự xuất hiện của tác nhân củng có phụ thuộc vào số lần phản ứng.
Ví dụ: Trả lương theo sản phẩm sẽ thúc đẩy công nhân nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hơn trong một đơn vị thời gian.
(2) Lịch củng cố với khoảng thời gian cố định khiến cho tần suất phản ứng giảm mạnh ngay lập tức khi tác nhân củng cố xuất hiện và tăng trở lại khi gần tới thời điểm tác nhân củng cố xuất hiện do tác nhân củng cố xuất hiện không phụ thuọc vào số lần phản ứng mà phụ thuộc vào thời gian và phản ứng đầu tiên xuất hiện sau khoảng thời gian đó.
Ví dụ: Học sinh chỉ ôn bài vào thời điểm gần bài kiểm tra và không tiế tục ôn sau khi bài kiểm tra kết thúc
(3) Lịch củng cố với khoảng thời gian không cố định khiến cho phản ứng diễn ra chậm hơn và ổn định hơn do thời điểm nhận được tác nhân củng cố không thể đoán trước được.
Ví dụ: Nếu giáo viên đưa ra những câu đó bất chợt trong lớp học thì học sinh sẽ có xu hướng ôn bài thường xuyên hơn.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trần Hạo Nam