Các trạng nguyên ngày xưa ngoài văn ra có học gì nữa không?
E có một thắc mắc qua phim ảnh thì thấy các trạng nguyên chỉ có thấy đọc thơ văn rồi đi thi. Vậy làm sao mà có các công trình như kiến trúc rồi này nọ được nhỉ ?
trạng nguyên
,lịch sử
,giáo dục
Ngày xưa không phải thi mỗi văn đâu. Văn chỉ là vòng sơ khảo thôi.
Muốn làm quan thì ít nhất cũng phải biết chữ. Mà sách vở ngày xưa thì chủ yếu chỉ có kinh sử. Nên vòng sơ khảo buộc phải thi những nội dung trong kinh sử để đảm bảo người thi ít nhất có đọc sách.
Nội dung cũng không đơn giản là học thuộc. Mà là sự thử thách về mặt tư duy của người thi. Thí sinh phải có năng lực tư duy nhất định để đoán đề (đề nhiều khi là đề ẩn, phải dựa vào gợi ý của quan ra đề để đoán ra nội dung của đề. Mà nhiều khi đoán ra được chưa chắc đã làm được. Vì đề hỏi theo kiểu đánh đố :v)
Ngoài ra còn phải thi thêm nhiều môn phụ. Như quan võ phải thi thể lực (nâng tạ, sắt vật nặng đi quanh trường thi,...) đấu võ (đấu vật, cưỡi ngựa, bắn cung,...) Quan về nội chính thì phải thêm toán (toán ngày xưa các cụ dùng hệ thống số học, phương pháp tính toán kiểu đông Á, khó hơn nhiều so với toán bây giờ,...)...
Thi đến những vòng cuối thì có thể gặp đích thân vua và quan lại các cơ quan đích thân ra đề (mấy ông này thì nổi tiếng hay ra đề kiểu oái oăm, đánh đổ). Qua hết các ải này thì lại phải đi học việc, làm phụ cho quan lại các cơ quan một thời gian rồi mới chính thức được đề bạt vào các vị trí quan trọng (mấy chức nhỏ nhỏ như quan phủ thì may ra có thể cho đi làm luôn)
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trần Long
Duck Need